Chính biến ở Myanmar: Ngừng mọi chuyến bay đến và rời khỏi đất nước?
(Kiến Thức) - Một ngày sau khi sau khi Quân đội Myanmar bắt giữ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi và nhiều quan chức cấp cao khác của Đảng Liên đoàn quốc gia vì Dân chủ, toàn bộ chuyến bay đến và rời khỏi đất nước này được cho là đã bị tạm ngừng.
Thiên An
Myanmar Times đưa tin ngày 2/2, tất cả giấy phép trước đây cho việc hạ cánh và cất cánh ở Myanmar đều đã bị thu hồi, bao gồm cả các chuyến bay cứu trợ quốc tế và nội địa.
Theo thông báo gửi tới phi công Myanmar (NOTAM) mà báo Myanmar Times thấy được, tất cả phi công đã được yêu cầu không bay tới Myanmar nếu không có sự cho phép.
Xe bọc thép của Quân đội Myanmar di chuyển trên một con đường ở Mandalay ngày 2/2. Ảnh: Reuters.
Tất cả chuyến bay bị "ngừng" và các sân bay sẽ bị đóng cửa tới 23h59 ngày 31/5/2021. Tuy nhiên, các Đại sứ quán nước ngoài ở Myanmar lại thông báo cho công dân rằng các chuyến bay quốc tế sẽ bị ngừng cho tới ngày 30/4.
Dù vậy, Myanmar Times cũng cho hay các sân bay tại Myanmar hiện chưa nhận được chỉ đạo chính thức nào về việc ngừng các chuyến bay.
Liên quan đến vấn đề này, hãng Reuters đưa tin, Myanmar đã đóng cửa sân bay quốc tế ở Yangon hôm 2/2. Đây là sân bay quốc tế lớn nhất và được xem là cửa ngõ ra vào chính của đất nước Myanmar.
Quản lý sân bay Yangon, ông Phone Myint, cho biết sân bay sẽ đóng cửa tới tháng 5/2021, song không nêu thời gian chính xác phi trường này mở cửa trở lại.
Mời độc giả xem thêm video: Quân đội Myanmar tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong 1 năm (Nguồn video: THĐT)
Động thái trên được đưa ra một ngày sau khi Quân đội Myanmar bắt giữ hàng loạt nhân vật cấp cao trong chính phủ nước này, bao gồm Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và Tổng thống Myanmar Win Myint hôm 1/2.
Sau đó cùng ngày, Quân đội Myanmar đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc và cho biết cuộc bầu cử mới của nước này sẽ được tổ chức sau khi tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm kết thúc.
Đồng minh bà Aung San Suu Kyi được bầu làm tân Tổng thống Myanmar
Ông Win Myint, một trong những nhân vật thân tín với bà Aung San Suu Kyi, vừa được Quốc hội Myanmar bầu làm tổng thống sau khi ông Htin Kyaw bất ngờ từ chức vào ngày 21/3.
Ngày 28/3, đúng 7 ngày sau khi Tổng thống Myanmar Htin Kyaw từ chức vì lý do sức khỏe, Quốc hội Myanmar đã bầu ông Win Myint (66 tuổi) vào chức vụ tổng thống.
Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố áp đặt trừng phạt nhằm vào các chỉ huy của lực lượng cảnh sát biên phòng và quân sự của Myanmar với cáo buộc vi phạm nhân quyền.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 17/8, Bộ Tài chính Mỹ công bố áp đặt trừng phạt đối với 4 chỉ huy và 2 đơn vị quân đội Myanmar với cáo buộc vi phạm nhân quyền.
Theo thông báo, các biện pháp trừng phạt nhằm vào các chỉ huy của lực lượng cảnh sát biên phòng và quân sự; 2 sư đoàn bộ binh số 33 và 99 cùng các chỉ huy của 2 sư đoàn này.
Myanmar sa thải quan chức sau vụ sập mỏ ngọc làm 174 người chết
Hai quan chức cấp cao của quân đội Myanmar đã bị sa thải vì không hoàn thành trách nhiệm, dẫn đến vụ sập mỏ ngọc chết người.
Một bài đăng trên Facebook của quân đội Myanmar hôm 6/7 cho biết đại tá Nay Lin Tun, người chuyên trách an ninh biên phòng của bang Kachin, và một chỉ huy khác đã bị cách chức sau vụ sập mỏ khai thác ngọc bích ở Myanmar.