Chính phủ Đức trước bờ vực của sự sụp đổ?

Bà Angela Merkel đã lèo lái con thuyền châu Âu qua vô số cuộc khủng hoảng và cũng nhiều lần vượt qua khó khăn trong sự nghiệp. Nhưng thách thức mà bà phải đối diện hiện tại thực sự có thể đe dọa tới sự nghiệp chính trị của bà.

Chính phủ Đức trước bờ vực của sự sụp đổ?
Vô vàn thách thức
Hiện nay, bà Angela Merkel đang phải chật vật để duy trì một liên minh cầm quyền dễ đổ vỡ. Vấn đề căng thẳng nhất mà bà đang phải đối diện hiện nay chính là bất đồng ghê gớm về chính sách nhập cư của Liên minh châu Âu (EU), trong khi nhiều vấn đề khác cũng đang trỗi dậy, có khả năng đe dọa tới tương lai của khu vực.
Sự sụp đổ của "đế chế" Merkel đã từng nhiều lần được dự đoán để rồi sau đó vẫn duy trì được sự tồn tại. Nhưng hiện nay, mọi chuyện lại khác. Bà Merkel đã chịu sự công kích kịch liệt từ đảng cánh hữu có tư tưởng chống người nhập cư Sự Thay thế cho nước Đức (AfD), đảng đã bất ngờ lọt vào Bundestag (Quốc hội Đức) vào mùa Thu năm ngoái. Bên cạnh đó, bà Merkel cũng có bất đồng với đảng Dân chủ Xã hội (SDP), một đảng đang suy yếu mà bà phải dựa vào để duy trì liên minh câm quyền.
Nghiêm trọng hơn cả, bà Merkel đang bị thách thức bởi chính vị Bộ trưởng Nội vụ trong nội các của bà, ông Horst Seehofer, cựu Chủ tịch của đảng cánh hữu CSU, vốn là đồng minh với đảng CDU của bà. Nói ngắn gọn, ông Seehofer kêu gọi Đức sẽ không tiếp nhận thêm người nhập cư đi vào khu vực EU thông qua các nước thành viên khác nữa.
Thủ tướng Merkel chịu thách thức từ chính Bộ trưởng Nội vụ của bà (trái). (Nguồn: Reuters).
Thủ tướng Merkel chịu thách thức từ chính Bộ trưởng Nội vụ của bà (trái). (Nguồn: Reuters). 
Theo quan điểm của bà Merkel, hành động trên là phi pháp và làm hỏng các nỗ lực của bà - đã tiếp diễn kể từ năm 2015, khi Đức tiếp nhận 1 triệu người nhập cư trong cuộc khủng hoảng di cư - trong việc tạo nên một chính sách hạn tiếp nhận người nhập cư theo hạn ngạch được áp dụng trên khắp EU. Bà Merkel kêu gọi ông Seehofer hãy chờ đợi cho tới hội nghị thượng đỉnh của EU tổ chức cuối tháng này để vạch ra kế hoạch chung.
Thách thức mà bà Merkel phải đối diện gồm hai mặt: Một mặt, đảng CSU cho rằng EU đã thất bại trong việc đạt được thỏa thuận về tiếp nhận người di cư suốt nhiều năm, mặt khác đa số người dân Đức (65%) ủng hộ việc đưa ra biện pháp thắt chặt kiểm soát biên giới và phản đối chính sách "mở cửa" của bà Merkel.
Mối bất đồng xảy ra hồi tuần trước giữa Pháp và Italy, gây ra bởi việc chính quyền Romes từ chối tiếp nhận một tàu chở người di cư, đã cho thấy viễn cảnh khó đạt được thỏa thuận về vấn đề này trong hội nghị thượng idnhr EU sắp tới. Giới lãnh đạo dân túy mới của Italy, cùng với trục các nước có chính phủ mang tư tưởng chủ nghĩa dân tộc ở Áo, Hungary và Ba Lan, tin rằng họ có trách nhiệm phải ngăn chặn dòng người nhập cư.
Trong khi đó, cái gọi là "các nước tiền tuyến" gồm Hy Lạp, Tây Ban Nha và Italy cáo buộc các nước "điểm đến" như Đức, Pháp và Anh đã thất bại trong việc chia sẻ gánh nặng tiếp nhận người di cư.
Vị thế mờ nhạt dần
Sự chia rẽ này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi mà Quỹ Niềm tin Khẩn cấp của EU dành cho châu Phi - được thành lập theo đề xuất của bà Merkel nhằm ngăn chặn tận gốc làn sóng di dân ở Nigeria, Eritrea và Somalia - đã thất bại.
Tuy nhiên, khó khăn của bà Merkel không chỉ là về vấn đề di cư. Theo giới phân tích, bà đã không sốc lại đảng CDU của mình kể từ khi đảng này để mất ghế tại Quốc hội trong kỳ bầu cử liên bang tổ chức hồi tháng 9 năm ngoái, và kể từ đó bà phải mất nhiều tháng mới thành lập được một liên minh cầm quyền.
Trên trường quốc tế, hình ảnh của bà Merkel cũng đã mờ nhạt dần. Tờ Der Spiegel mới đây cho rằng, tư tưởng "Nước Mỹ trên hết" mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang áp dụng đang gây tổn thất hơn nhiều so với những gì mà bà Merkel ước lượng.
"Nếu Hillary Clinton đắc cử, bà Merkel có lẽ sẽ không tranh cử lần nữa (trong năm 2017)" - tờ Der Spiegel viết - "Nhưng điều đó đã không xảy ra. Trong cuốn sách mới về những năm làm việc ở Cánh Tây Nhà Trắng, cựu cố vấn Ben Rhodes của Tổng thống Barack Obama đã viết rằng, bà Merkel cảm thấy có trách nhiệm phải bảo vệ trật tự thế giới tự do trước sự trỗi dậy của ông Trump".
Có lẽ thời kỳ mà bà Merkel được tung hô như người cứu rỗi nền dân chủ phương Tây đã qua đi. Tổng thống Trump ngày nay đặc biệt xa lánh nước Đức do cái mà ông xem là chính sách thương mại không công bằng với Mỹ và mức đóng góp không cân xứng cho NATO của Đức.
Trong bất kể trường hợp nào, Đức chính là nước sẽ tổn thất nhất khi mà EU áp lệnh trừng phạt đáp trả đối với Mỹ - sau khi Mỹ áp thuế với thép và nhôm nhập từ khối này.
Hình ảnh Merkel cũng dần bị lu mời bởi kế hoạch cải cách đồ sộ mà Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề xuất nhằm tăng cường hội nhập của châu Âu trong các vấn đề tài chính, chính sách Eurozone, phát triển và quốc phòng. Nhiều người tin rằng ông Macron muốn Đức rót vốn cho kế hoạch này.
Có thể thấy, vị thế trên trường quốc tế của bà Merkel đã không còn như trước kia và ngày càng đối mặt với nhiều thách thức mới. Trong khi đó, ở trong nước, bà cũng phải đối diện với làn sóng dân túy và chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy mạnh mẽ.

Ảnh: Thủ tướng Merkel "thắng lợi đắng cay" trong bầu cử Đức

(Kiến Thức) - Liên đảng CDU/CSU của Thủ tướng Angela Merkel giành "thắng lợi đắng cay"  trong cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang Đức khóa 2017-2021.

Ảnh: Thủ tướng Merkel "thắng lợi đắng cay" trong bầu cử Đức
Anh: Thu tuong Merkel thang loi dang cay trong bau cu Duc
Liên đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) và Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) của Thủ tướng Angela Merkel giành thắng lợi đắng cay trong cuộc bầu cử Đức. Ảnh: Reuters.
Anh: Thu tuong Merkel thang loi dang cay trong bau cu Duc-Hinh-2
 Tính đến 5h sáng ngày 25/9 (giờ Hà Nội), liên đảng CDU/CSU đã nhận được 32,9% số phiếu ủng hộ, qua đó có được 240 ghế trong Quốc hội. Ảnh: Reuters.
Anh: Thu tuong Merkel thang loi dang cay trong bau cu Duc-Hinh-3
Phản ứng vui mừng của những người có mặt tại trụ sở của CDU ở thủ đô Berlin, Đức. Ảnh: Reuters.
Anh: Thu tuong Merkel thang loi dang cay trong bau cu Duc-Hinh-4
Nét mặt của Alexander Gauland, ứng cử viên hàng đầu của đảng cực hữu chống nhập cư “Alternative für Deutschland” (AfD), trong cuộc phỏng vấn sau kết quả thăm dò cử tri tại Berlin. Được biết, đảng này đã giành được hơn 12,5% số phiếu ủng hộ. Ảnh: Reuters.
Anh: Thu tuong Merkel thang loi dang cay trong bau cu Duc-Hinh-5
 Phản ứng của lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (FDP) Christian Lindner sau kết quả thăm dò cử tri vừa rời phòng bỏ phiếu tại Berlin. Đảng FDP giành được 10,4% số phiếu ủng hộ. Ảnh: Reuters.
Anh: Thu tuong Merkel thang loi dang cay trong bau cu Duc-Hinh-6
Phát biểu sau khi kết quả sơ bộ của cuộc bầu cử được công bố, Thủ tướng Angela Merkel tuyên bố những tuần tới sẽ là khoảng thời gian khó khăn nhưng liên đảng CDU/CSU sẽ thành công với trách nhiệm của mình trước người dân Đức. Ảnh: Reuters.
Anh: Thu tuong Merkel thang loi dang cay trong bau cu Duc-Hinh-7
Alice Weidel và Alexander Gauland, ứng cử viên hàng đầu của đảng cực hữu chống nhập cư AfD. Ảnh: Reuters.
Anh: Thu tuong Merkel thang loi dang cay trong bau cu Duc-Hinh-8
 Những người ủng hộ bà Merkel tập trung tại một địa điểm ở Berlin, Đức. Ảnh: Reuters.
Anh: Thu tuong Merkel thang loi dang cay trong bau cu Duc-Hinh-9
Thủ lĩnh Liên minh 90/Đảng Xanh Cem Ozdemir (phải) và chính trị gia Katrin Goering Eckardt phát biểu trước đám đông người ủng hộ ở thủ đô Berlin. Ảnh: Reuters.
Anh: Thu tuong Merkel thang loi dang cay trong bau cu Duc-Hinh-10
 Thủ lĩnh SPD Martin Schulz phát biểu trước những người ủng hộ sau cuộc bầu cử Đức tại trụ sở của đảng này ở Berlin. Ảnh: Reuters.
Anh: Thu tuong Merkel thang loi dang cay trong bau cu Duc-Hinh-11
Ông Martin Schulz vui mừng sau cuộc bầu cử. Được biết, Đảng Xã hội Dân chủ (SPD) xếp ở vị trí thứ hai, với 20,8% số phiếu ủng hộ, tương đương 152 ghế trong Quốc hội. Ảnh: Reuters.
Anh: Thu tuong Merkel thang loi dang cay trong bau cu Duc-Hinh-12
Phản ứng của những người ủng hộ Liên minh 90/Đảng Xanh. Ảnh: Reuters.
Anh: Thu tuong Merkel thang loi dang cay trong bau cu Duc-Hinh-13
Một người phụ nữ ủng hộ đảng SPD hồi hộp chờ kết quả. Ảnh: Reuters.
Anh: Thu tuong Merkel thang loi dang cay trong bau cu Duc-Hinh-14
 Các nhân viên chuẩn bị kiểm phiếu sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc ở Cologne, Đức. Ảnh: Reuters.
Anh: Thu tuong Merkel thang loi dang cay trong bau cu Duc-Hinh-15
 Những người ủng hộ CDU vui mừng ở thủ đô Berlin. Ảnh: Reuters.
Anh: Thu tuong Merkel thang loi dang cay trong bau cu Duc-Hinh-16
 Nhân viên sắp xếp phiếu bầu trong cuộc tổng tuyển cử ở Cologne, Đức. Ảnh: Reuters.

Những bí mật cuộc đời của nữ thủ tướng Đức tại vị 4 nhiệm kỳ

Ngày 24/9, Thủ tướng Đức Angela Merkel tái đắc cử nhiệm kỳ 4, tiếp tục là nhà lãnh đạo hàng đầu của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Những bí mật cuộc đời của nữ thủ tướng Đức tại vị 4 nhiệm kỳ
Nhung bi mat cuoc doi cua nu thu tuong Duc tai vi 4 nhiem ky
Thủ tướng Đức Angela Merkel tên khai sinh là Angela Kasner, còn Merkel là họ người chồng đầu tiên của bà. Gia đình bên nội của bà có dòng máu Ba Lan. Trong ảnh: Angela Kasner hồi 3 tuổi, năm 1957. 

Sao chiếu mệnh chính trị của Thủ tướng Đức Angela Merkel đang mờ dần?

Đại hội đảng cầm quyền ngày mai (26/2) diễn ra trong lúc sao chiếu mệnh chính trị của Thủ tướng Đức Angela Merkel đang mờ nhanh. Khi hoàng hôn, ta nhận ra bà là một đặc biệt của lịch sử.

Sao chiếu mệnh chính trị của Thủ tướng Đức Angela Merkel đang mờ dần?
Dù hơn 30 năm dưới thể chế tập trung quan liêu bao cấp, bà Merkel vẫn sáng rực bằng cá tính. Nữ sinh Merkel từ chối làm gián điệp chỉ vì không thích bí mật. Tại nước Đức vừa tái thống nhất một năm, cựu đoàn viên thanh niên ấy vào chức bộ trưởng ở tuổi 37. Sau đó, tiến sỹ vật lý lượng tử còn lãnh đạo Đảng Dân chủ Cơ đốc (CDU), tổ chức chính trị mạnh nhất vốn quen chọn thủ lĩnh nam.
Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Tin mới