Chính phủ vạch rõ quy mô phục hồi kinh tế 2022-2023

Chính phủ dự kiến quy mô thực hiện phục hồi kinh tế trong năm 2022-2023 tương ứng với từng nhóm nhiệm vụ, giải pháp sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

Chính phủ vừa có báo cáo Đề án chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội gửi Quốc hội.

Theo đó, báo cáo của Chính phủ đánh giá tăng trưởng kinh tế cả 2 năm 2020-2021 ở mức rất thấp trong nhiều năm trở lại đây, suy giảm ở cả 3 khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ; ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng bình quân 5 năm 2021-2025. Dự báo chỉ đạt 5,4%/năm, thấp hơn đáng kể so với mục tiêu đề ra 6,5-7%/năm.
Chinh phu vach ro quy mo phuc hoi kinh te 2022-2023
 Kinh tế Việt Nam sẽ từng bước được khôi phục sau đại dịch COVID-19.
Báo cáo đánh giá dịch bệnh có tác động nặng nề đến phát triển kinh tế - xã hội, nhiều ngành, lĩnh vực quan trọng cả về kinh tế, y tế, văn hóa, an sinh xã hội của nước ta. Dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng trong ngắn hạn, mà còn trong trung và dài hạn đến các mục tiêu tăng trưởng 5 năm, 10 năm.
Báo cáo nêu rõ: “Nếu không có các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế, dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 chỉ đạt 5,4%/năm, thấp hơn đáng kể so với mục tiêu đặt ra (6,5-7%/năm); nguy cơ tụt hậu so với khu vực và thế giới”.
Tuy nhiên, Chính phủ nhìn nhận cần lấy khó khăn, thử thách làm động lực phấn đấu, vươn lên, tận dụng tối đa cơ hội để sớm đưa đất nước phục hồi và phát triển. Qua đó, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, định hướng phát triển đến năm 2025 đã đề ra.
Ước tính năm 2021, các giải pháp tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 có quy mô 185.984 tỷ đồng, tương đương 2,2% GDP; ngoài ra, đã thực hiện các chính sách miễn, giảm cước phí viễn thông, học phí, tiền điện và chi hỗ trợ từ các quỹ bảo hiểm với tổng quy mô 83.480 tỷ đồng. 
Một trong nhiều mục tiêu là khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5 - 7%/năm giai đoạn 2021-2025, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung và dài hạn. 
Chính phủ cũng đã có báo cáo dự kiến quy mô thực hiện trong năm 2022-2023 tương ứng với từng nhóm nhiệm vụ, giải pháp.
Một là mở cửa nền kinh tế gắn với phòng, chống dịch bệnh -19, đầu tư nâng cao năng lực y tế (60 nghìn tỷ đồng).
Hai là bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm (53,15 nghìn tỷ đồng).
Ba là hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh (110 nghìn tỷ đồng).
Bốn là phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển (113,85 nghìn tỷ đồng);
Năm là cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Ngoài ra, huy động từ các Quỹ tài chính ngoài NSNN khoảng 10 nghìn tỷ đồng.
Về chính sách tài khóa, Chính phủ dự kiến tổng quy mô tài khóa là 291 nghìn tỷ đồng, gồm: Quy mô tăng bội chi để hỗ trợ trực tiếp từ NSNN là 240 nghìn tỷ đồng.
Trong số 240 nghìn tỷ đồng này, số tiền miễn, giảm thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí phải nộp cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh là 64 nghìn tỷ đồng (chưa tính đến tác động tích cực của Chương trình đến khả năng tăng thu NSNN); Chi trực tiếp từ NSNN là 176 nghìn tỷ đồng, chỉ sử dụng để chi đầu tư phát triển; Bố trí từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi NSTW năm 2021 khoảng 6,6 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; Gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất; Tăng thêm 38,4 nghìn tỷ đồng hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh cho Ngân hàng Chính sách Xã hội để thực hiện 06 chính sách
Về chính sách tiền tệ, Chính phủ phấn đấu giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5%-1% trong 02 năm. Trường hợp rủi ro lạm phát tăng cao có sự điều chỉnh linh hoạt. Báo cáo của Chính phủ cũng ước tính sử dụng khoảng 46 nghìn tỷ đồng từ nguồn tài chính hợp pháp khác để nhập khẩu vắc xin, thuốc điều trị và thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch.
Ngoài các chính sách trên, một số chính sách khác được Chính phủ báo cáo Quốc hội. Đó là sử dụng Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích để phát triển hạ tầng viễn thông, internet, thực hiện Chương trình “Sóng và máy tính cho em” (Kinh phí thực hiện: 5 nghìn tỷ đồng, trong đó kinh phí thực hiện Chương trình “Sóng và máy tính cho em” là 1 nghìn tỷ đồng).
Sử dụng Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp để đổi mới công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; giải mã công nghệ; mua thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu cho đổi mới công nghệ, phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh... Kinh phí khoảng 5 nghìn tỷ đồng.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khai mạc kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV

Nguồn: VOV

Phát triển mô hình kinh tế xanh: Kinh nghiệm quốc tế và trong nước

(Kiến Thức) - Thuật ngữ kinh tế xanh (Green economy) lần đầu tiên được đề cập trong báo cáo năm 1989 được xây dựng bởi một nhóm các nhà kinh tế môi trường gửi cho Chính phủ Anh về chủ đề “Kế hoạch chi tiết cho kinh tế xanh”.

Trong khuôn khổ hội thảo "Phát triển năng lượng gắn với bảo vệ môi trường vì phát triển bền vững ở Việt Nam", PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh và TS. Lại Văn Mạnh - Viện chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình bày tham luận về "Kinh nghiệm quốc tế trong, ngoài nước về phát triển mô hình kinh tế xanh".
Thành tựu quốc tế

Hội nghị Trung ương 4 bàn về chống dịch và phát triển kinh tế

Trong ngày làm việc đầu tiên, các đại biểu tập trung thảo luận các tờ trình về kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách năm 2021, kế hoạch năm 2022 và giai đoạn 2022-2024.

Sáng 4/10, Hội nghị Trung ương 4, khóa XIII long trọng khai mạc tại Hà Nội.

Tưởng niệm đồng bào tử vong trong đại dịch

Tin mới