Chính quyền ông Trump bị gần 20 bang khởi kiện

 Gần 20 bang tại Mỹ đã đệ đơn kiện chính quyền Trump vì việc thực thi chính sách gây tranh cãi về việc chia tách trẻ em những gia đình nhập cư trái phép với bố mẹ của chúng.
 

Trong đơn kiện gửi đến toà án khu vực Seattle, đại diện 17 bang và vùng D.C. cho rằng chính sách này của chính quyền Trump là “vi hiến” vì nó được kích thích từ “mong muốn gây tổn hại đến người nhập cư từ Mỹ Latin”.
Một đoàn người từ Trung Mỹ đến biên giới Mỹ - Mexico để chờ xin tị nạn. Ảnh: AP.
Một đoàn người từ Trung Mỹ đến biên giới Mỹ - Mexico để chờ xin tị nạn. Ảnh: AP. 
“Sắc lệnh hành pháp liên bang này không giúp đoàn tụ hàng nghìn gia đình đã bị chia cắt trước đó do việc thực thi chính sách, cũng không giúp ngăn chặn việc chia tách tiếp tục được thực hiện trong tương lai”, người đứng đầu cơ quan tư pháp bang Illinois, Lisa Madigan, nói.
Trước sức ép phản đối dữ dội, Tổng thống Trump tuần qua đã phải tuyên bố ngưng thực hiện chiến dịch trấn áp “không khoan nhượng”.
Tuy nhiên, trước khi quyết định này được đưa ra, hơn 2.300 trẻ em đã bị cách ly khỏi bố mẹ là người nhập cư trái phép. Đến nay, vẫn còn khoảng 2.000 em chưa được đưa về với bố mẹ, mà được đưa đi rải rác đến các cơ sở bảo trợ trên toàn quốc.
Nhiều thượng nghị sĩ đảng Dân chủ và Cộng hoà đang hợp tác để đưa ra đạo luật nhằm ngăn chặn sự việc tái diễn, đồng thời yêu cầu xúc tiến đoàn tụ nhanh chóng cho những gia đình bị chia cách. Lãnh đạo phe đa số của đảng Cộng hoà tại Thượng viện, Mitch McConnell, nói ông hy vọng cơ quan này sẽ sớm thông qua đạo luật.

Chùm ảnh người nhập cư thời xưa đổ vào nước Mỹ

(Kiến Thức) - Đảo Ellis ở Vịnh Thượng New York là cửa ngõ đón nhận hàng triệu người nhập cư vào Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 1892 đến năm 1954.

Chum anh nguoi nhap cu thoi xua do vao nuoc My
Những người dân nhập cư chờ đợi ở trung tâm đăng ký nhập cảnh trên đảo Ellis vào khoảng năm 1902 đến 1913. Họ đã vượt qua vòng kiểm tra tâm lý đầu tiên. 
Chum anh nguoi nhap cu thoi xua do vao nuoc My-Hinh-2
Ba người phụ nữ  gốc Slave và một em nhỏ vừa tới đảo Ellis năm 1905. 
Chum anh nguoi nhap cu thoi xua do vao nuoc My-Hinh-3
 Những người dân nhập cư trong phòng ăn trên đảo vào khoảng năm 1900.
Chum anh nguoi nhap cu thoi xua do vao nuoc My-Hinh-4
Những người phụ nữ ngồi trên bến tàu vào khoảng năm 1910. 
Chum anh nguoi nhap cu thoi xua do vao nuoc My-Hinh-5
Khung cảnh bên trong một tòa nhà tiếp nhận người nhập cư ở đảo Ellis vào những năm 1880. 
Chum anh nguoi nhap cu thoi xua do vao nuoc My-Hinh-6
Một gia đình người nhập cư chờ phà tới New York năm 1925. 
Chum anh nguoi nhap cu thoi xua do vao nuoc My-Hinh-7
Rất đông người nhập cư tập trung tại một địa điểm sau khi tới đảo Ellis năm 1902. 
Chum anh nguoi nhap cu thoi xua do vao nuoc My-Hinh-8
 Những người này sắp bị trục xuất khỏi Mỹ vào khoảng năm 1902.
Chum anh nguoi nhap cu thoi xua do vao nuoc My-Hinh-9
 Một gia đình gồm 7 người con trai và 1 con gái trong bức ảnh chụp vào năm 1904.
Chum anh nguoi nhap cu thoi xua do vao nuoc My-Hinh-10
 Các em nhỏ nhập cư ngồi ở bậu cửa sổ tại một trại nhập cư quá tải ở đảo Ellis hồi năm 1920.
Chum anh nguoi nhap cu thoi xua do vao nuoc My-Hinh-11
Khá đông người dân nhập cư xếp hàng tại một quầy đổi tiền vào khoảng năm 1902 đến 1913. 
Chum anh nguoi nhap cu thoi xua do vao nuoc My-Hinh-12
Người dân nhập cư đứng gần một bến tàu trên đảo Ellis vào khoảng năm 1900.
Chum anh nguoi nhap cu thoi xua do vao nuoc My-Hinh-13
 Một nhân viên y tế đang kiểm tra sức khỏe cho các em nhỏ do lo ngại dịch sốt rét truyền nhiễm bùng phát vào năm 1911.
Chum anh nguoi nhap cu thoi xua do vao nuoc My-Hinh-14
 Một nhân viên thuế quan dán số hiệu vào áo của các thành viên trong một gia đình nhập cư người Đức tại phòng đăng ký trên đảo Ellis năm 1905.
Chum anh nguoi nhap cu thoi xua do vao nuoc My-Hinh-15
 Những người dân nhập cư ngồi trong phòng ăn trên đảo Ellis vào khoảng năm 1902 đến 1913. Các bữa ăn được phục vụ miễn phí.
Chum anh nguoi nhap cu thoi xua do vao nuoc My-Hinh-16
Người nhập cư được kiểm tra sức khỏe vào khoảng năm 1902 đến 1913. (Nguồn ảnh: ATI)

Biểu tình khắp nước Mỹ phản đối chính sách nhập cư của ông Trump

(Kiến Thức) - Nhiều người dân Mỹ biểu tình phản đối chính sách nhập cư “không khoan nhượng” của Tổng thống Trump vốn chia tách các em nhỏ khỏi gia đình ngay ở biên giới Mỹ-Mexico nếu bố mẹ chúng vi phạm quy định mới về nhập cư.

Theo hãng thông tấn Reuters, nhiều người dân Mỹ đã tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư “không khoan nhượng” của Tổng thống Trump cũng như việc tạm giữ những em nhỏ nhập cư trong các cơ sở lưu trú ở nước Mỹ. Ảnh: Một nhóm người phản đối chính sách chia cắt gia đình những người nhập cư bất hợp pháp vào nước Mỹ của ông Trump ở McAllen, Texas, ngày 25/6. (Nguồn: Reuters)
 Theo hãng thông tấn Reuters, nhiều người dân Mỹ đã tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối chính sách nhập cư “không khoan nhượng” của Tổng thống Trump cũng như việc tạm giữ những em nhỏ nhập cư trong các cơ sở lưu trú ở nước Mỹ. Ảnh: Một nhóm người phản đối chính sách chia cắt gia đình những người nhập cư bất hợp pháp vào nước Mỹ của ông Trump ở McAllen, Texas, ngày 25/6. (Nguồn: Reuters)
Những người biểu tình tập trung gần một chiếc xe buýt chở những người dân nhập cư gần cơ sở tạm giữ McAllen ở bang Texas ngày 23/6.
Những người biểu tình tập trung gần một chiếc xe buýt chở những người dân nhập cư gần cơ sở tạm giữ McAllen ở bang Texas ngày 23/6. 
Nhiều người tập trung bên ngoài một trung tâm của lực lượng Tuần tra biên giới Mỹ ở McAllen ngày 25/6 để bày tỏ sự phản đối việc giam giữ trẻ em trong những cơ sở lưu trú.
Nhiều người tập trung bên ngoài một trung tâm của lực lượng Tuần tra biên giới Mỹ ở McAllen ngày 25/6 để bày tỏ sự phản đối việc giam giữ trẻ em trong những cơ sở lưu trú. 
Được biết, ngày 20/6, Tổng thống Trump đã phải ký sắc lệnh kết thúc chính sách chia tách các gia đình nhập cư trái phép qua biên giới Mỹ - Mexico. Tính đến ngày 23/6, tổng cộng 522 trẻ em đã được đoàn tụ với bố mẹ, song vẫn còn hơn 2.000 em nhỏ chưa được tái hợp với gia đình.
Được biết, ngày 20/6, Tổng thống Trump đã phải ký sắc lệnh kết thúc chính sách chia tách các gia đình nhập cư trái phép qua biên giới Mỹ - Mexico. Tính đến ngày 23/6, tổng cộng 522 trẻ em đã được đoàn tụ với bố mẹ, song vẫn còn hơn 2.000 em nhỏ chưa được tái hợp với gia đình. 
Dalila Reynoso biểu tình phản đối việc tạm giữ trẻ nhập cư ở McAllen hôm 25/6.
 Dalila Reynoso biểu tình phản đối việc tạm giữ trẻ nhập cư ở McAllen hôm 25/6.
Một số người mang theo hiệu bày tỏ sự phản đối việc chia tách các em nhỏ nhập cư với cha mẹ của chúng ở Sterling, Virginia, ngày 24/6.
 Một số người mang theo hiệu bày tỏ sự phản đối việc chia tách các em nhỏ nhập cư với cha mẹ của chúng ở Sterling, Virginia, ngày 24/6.
Đám đông đứng trước một chiếc xe buýt chở người nhập cư gần cơ sở giam giữ McAllen ở Texas ngày 23/6.
Đám đông đứng trước một chiếc xe buýt chở người nhập cư gần cơ sở giam giữ McAllen ở Texas ngày 23/6. 
Cảnh sát đứng nhìn một người biểu tình cầm tấm biển có nội dung phản đối việc chia cắt các gia đình nhập cư khi Tổng thống Trump chuẩn bị rời khỏi Câu lạc bộ golf quốc gia Trump ở Sterling, Virginia, ngày 24/6.
 Cảnh sát đứng nhìn một người biểu tình cầm tấm biển có nội dung phản đối việc chia cắt các gia đình nhập cư khi Tổng thống Trump chuẩn bị rời khỏi Câu lạc bộ golf quốc gia Trump ở Sterling, Virginia, ngày 24/6.
Một nhóm người tập trung bên ngoài Nhà Trắng ở thủ đô Washington hôm 22/6.
 Một nhóm người tập trung bên ngoài Nhà Trắng ở thủ đô Washington hôm 22/6.
Khẩu hiệu phản đối việc chia cắt các gia đình nhập cư xuất hiện nhiều trên cây cầu gần Laurel, Maryland, ngày 22/6.
 Khẩu hiệu phản đối việc chia cắt các gia đình nhập cư xuất hiện nhiều trên cây cầu gần Laurel, Maryland, ngày 22/6.
Một nhóm người tập trung bên ngoài cơ sở tạm giữ trẻ em ở Tornillo, Texas, ngày 21/6.
 Một nhóm người tập trung bên ngoài cơ sở tạm giữ trẻ em ở Tornillo, Texas, ngày 21/6.
Maggie Thompson dẫn đầu cuộc biểu tình phản đối việc chính sách nhập cư của ông Trump bên ngoài Nhà Trắng ngày 21/6.
Maggie Thompson dẫn đầu cuộc biểu tình phản đối việc chính sách nhập cư của ông Trump bên ngoài Nhà Trắng ngày 21/6. 
Các nghị sĩ Dân chủ không đồng tình với chính sách “không khoan nhượng” của ông Trump.
 Các nghị sĩ Dân chủ không đồng tình với chính sách “không khoan nhượng” của ông Trump.
Mọi người tham gia cuộc tuần hành ở thành phố New York ngày 20/6 nhằm phản đối chính sách chia cắt các gia đình nhập cư trái phép vào Mỹ của Tổng thống Trump.
Mọi người tham gia cuộc tuần hành ở thành phố New York ngày 20/6 nhằm phản đối chính sách chia cắt các gia đình nhập cư trái phép vào Mỹ của Tổng thống Trump. 

Tin mới