Chính sách Mỹ ở Syria: Kẻ thù của kẻ thù là bạn?

(Kiến Thức) - Coi phiến quân IS là kẻ thù số một, Nhà Trắng ngầm liên minh với kẻ thù cũ là Tổng thống  Assad theo phương châm “kẻ thù của kẻ thù là… bạn”.

Chính sách Mỹ ở Syria: Kẻ thù của kẻ thù là bạn?
Kẻ thù chính của Mỹ hiện là "Nhà nước Hồi giáo" (IS). Thế nhưng cho đến nay, Washington chỉ được đào tạo được 60 chiến binh chống phiến quân IS. giới phân tích không loại trừ khả năng Mỹ đang làm theo phương châm "kẻ thù của kẻ thù là bạn" trong cuộc nội chiến Syria.
Chinh sach My o Syria: Ke thu cua ke thu la ban?
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngấm ngầm bắt tay với kẻ thù cũ là Tổng thống Syria Bashar al-Assad?
Bộ trưởng Quốc phòng  Ashton Carter thừa nhận trước Quốc hội Mỹ rằng việc tuyển dụng và đào tạo các chiến binh nổi dậy “ôn hòa” còn lâu mới được như  Lầu Năm Góc mong đợi.
Trong một phiên điều trần của Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, TNS John McCain nói: "Phương tiện và nỗ lực hiện tại không phù hợp với mục đích của chúng ta. Điều đó cho thấy chúng ta không chiến thắng và khi không giành chiến thắng trong chiến tranh, người ta đang thất bại”.
Tại sao Mỹ chỉ đào tạo được rất ít quân nổi dậy “ôn hòa”? Theo Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, đó là do quá trình rà soát nghiêm ngặt nhằm đảm bảo rằng các tân binh cam kết chiến đấu chống phiến quân IS là ưu tiên hàng đầu và sẽ tuân thủ luật pháp  trong xung đột vũ trang.
Theo chuyên gia về Syria, David Lesch, chính quyền Obama  đã tỏ ra rất thận trọng bởi vì sợ vũ khí  Mỹ có thể rơi vào tay của các phần tử  Hồi giáo cực đoan.

Thế nào là “phe đối lập ôn hòa”?

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Carter,  7.000 tân binh hiện đang được thanh lọc.  Mục tiêu của Lầu Năm Góc là mỗi năm đào tạo được 5.000 chiến binh “ôn hòa”  và xây dựng được một lực lượng hơn 15.000 chiến binh “ôn hòa”  trong vòng ba năm. Mỗi tân binh được chọn sẽ nhận được một khoản trợ cấp hàng tháng từ 250 đến 400 USD.
Nhà phân tích Joshua Landis, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông tại Đại học Oklahoma, cho rằng có rất ít chiến binh “ôn hòa” ở Syria. Nhưng không ít chiến binh muốn tham gia chương trình đào tạo của Mỹ để nhận tiền.
Từ lâu, Thượng nghị sĩ John McCain và phe diều hâu  trong Quốc hội Mỹ đã chỉ trích chính quyền Obama không can thiệp và đào tạo quân nổi dậy trước khi các nhóm thánh chiến như  Mặt trận Nusra có liên hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda và phiến quân IS hoạt động mạnh ở Syria.
Nhà phân tích Landis cho rằng bất chấp nỗ lực của Tổng thống Obama, hiện thời không có phe đối lập thống nhất để ở Syria để Mỹ có thể liên kết. Ông Landis nhận xét: “Ông  ấy (Tổng thống Obama) đã rất cố gắng để hòa hợp các lực lượng nổi dậy ở  Syria và ông không thể làm được điều này.  Và điều đó đã phát đi một thông điệp lớn là ông không thể kiểm soát tình hình”.

Liên minh ngầm với Assad

Khi cuộc nổi dậy Syria nổ ra, lập trường  của Tổng thống Obama là rất rõ ràng:  Tổng thống Bashar al-Assad phải ra đi. Nhưng hiện thời,  tình hình đã trở nên phức tạp hơn. Chế độ Assad là một quyền lực thế tục với một quân đội có tổ chức chống lại phiến quân IS.
Nhà phân tích Landis nói: "Hiện đã có một liên minh chiến lược giữa Assad và Mỹ, vào thời điểm chính quyền Obama tuyên chiến với ISIS (Nhà nước Hồi giáo)".
Nhưng đối với các lực lượng  nổi dậy ở Syria, mục tiêu chính vẫn là lật đổ Assad và mâu thuẫn với ưu tiên mới của Nhà Trắng.
Nhà phân tích David Lesch nói với DW."Hầu như tất cả các phe đối lập vũ trang đều muốn chống lại chế độ Assad, chứ không phải ISIS”. Giáo sư  David Lesch giảng dạy tại  Đại học Trinity và từng nói chuyện với nhiều người thuộc các nhóm nổi dậy  lớn trong cuộc nội chiến Syria, giai đoạn 2012-2013. Ông nói tiếp:  “Mục tiêu của họ là rõ ràng: lật đổ chính phủ Syria. Sauk hi lật đổ được Assad, họ mới quay sang chiến đấu chống  Nhà nước Hồi giáo”.

"Tất cả đều là kẻ thù của Mỹ”

Theo nhà phân tích Landis, mặc dù Nhà Trắng đã bớt chỉ trích chính phủ Syria,  nhưng chính quyền Mỹ vẫn muốn loại  bỏ Tổng thống Assad. Tổng thống Assad có thể là “một đồng minh tạm thời”  cho đến khi Nhà nước Hồi giáo bị đánh bại.
Trừng phạt kinh tế vẫn được Nhà Trắng duy trì để chống lại chế độ Assad và các đồng minh then chốt của Mỹ trong khu vực  như Thổ Nhĩ Kỳ, Ả-rập Xê-út muốn chế độ Assad - đồng minh khu vực chính của Iran - biến mất.
Nhà phâ tích Joshua Landis  nhận định:  "Mỹ vẫn muốn làm suy yếu và lật đổ Assad. Nước Mỹ đang cố gắng tiêu diệt hầu như tất cả các phe phái lớn ở Syria. Họ đều là kẻ thù của Mỹ. Một số quan chức quân đội Mỹ đang nghĩ theo hướng này nhưng sẽ không bao giờ tiết lộ với báo chí bởi vì điều đó mâu thuẫn với quan điểm của Bộ Ngoại giao và Tổng thống Mỹ”.

Chính sách Mỹ châm ngòi bạo lực ở Syria

Theo các nhà phân tích, chính sách của Mỹ tiềm ẩn nguy cơ làm gia tăng bạo lực ở Syria cũng như trong cả khu vực.

Chính sách Mỹ châm ngòi bạo lực ở Syria
Tổng thống Obama vẫn không loại trừ tấn công quân sự vào Syria.
Tổng thống Obama vẫn không loại trừ tấn công quân sự vào Syria.
Theo tạp chí Foreign Policy, mặc dù hiện nay mối đe dọa tiến công Syria của Mỹ đã giảm do sự can thiệp của Tổng thống Nga Vladimir Putin, song mục tiêu cuối cùng trong chính sách của Mỹ đối với Syria vẫn là thay đổi chế độ.

Ngoại giao thiếu nhất quán Mỹ - Trung: Biển Đông vẫn nóng

(Kiến Thức) - Với chính sách ngoại giao đầy mâu thuẫn, Mỹ và Trung Quốc khiến các nước phải dò đoán và các cuộc khủng hoảng kéo dài hơn.

Ngoại giao thiếu nhất quán Mỹ - Trung: Biển Đông vẫn nóng
Mỹ và Trung Quốc là 2 cường quốc lớn do đó, chính sách ngoại giao của hai nước có ảnh hưởng lớn tới toàn thế giới.
Vấn đề ở đây là cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama là giảm vị thế lãnh đạo toàn cầu của hai nước này để tập trung vào các vấn đề đối nội bức thiết hơn. Tuy nhiên, cả ông Tập Cận Bình và ông Obama đều có những ưu tiên nhất định ở bên ngoài mà họ sẵn sàng đơn phương theo đuổi một cách quyết liệt.

Khủng hoảng Ukraine: Hậu quả việc Mỹ áp đặt chính sách

(Kiến Thức) - Cuộc khủng hoảng ở Ukraine là hậu quả việc Mỹ  bắt các quốc gia khác phải có những hành động phù hợp với chương trình nghị sự của họ.

Khủng hoảng Ukraine: Hậu quả việc Mỹ áp đặt chính sách
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine là hậu quả việc Mỹ và đồng minh bắt các quốc gia khác phải có những hành động phù hợp với chương trình nghị sự của họ, Tổng thống Nga, ông Vladimir Putin cho hay.
Ông Putin, trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Al-Ahram của Ai Cập, nhấn mạnh rằng “cuộc khủng hoảng ở Ukraine không phải là do Liên bang Nga. Cuộc khủng hoảng đó đã xuất hiện nhằm đáp trả lại những nỗ lực của Mỹ và những đồng minh phương Tây của mình  - những người tự coi là “kẻ thắng cuộc” trong cuộc chiến tranh lạnh - áp đặt những ý muốn của họ ở bất kỳ nơi đâu”.

Tin mới