Chính thức bỏ điểm sàn thi tuyển sinh

Các trường có thể tổ chức 1 đến 2 lần tuyển sinh trong năm; điểm sàn được bỏ và thay vào đó là ngưỡng tối thiểu để đảm bảo chất lượng.

Chính thức bỏ điểm sàn thi tuyển sinh
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) hệ chính quy. Theo đó, các trường có thể tổ chức 1 đến 2 lần tuyển sinh trong năm; điểm sàn được bỏ và thay vào đó là ngưỡng tối thiểu để đảm bảo chất lượng. Thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký dự thi từ 17/3/2014.
Kết quả thi tuyển sinh riêng
Theo Quy chế tuyển sinh (QCTS) đã được sửa đổi bổ sung, các trường có chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy có thể tổ chức một đến hai lần tuyển sinh (TS) và Bộ GD&ĐT sẽ quy định cụ thể thời gian TS.
Phương thức TS gồm thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp. Các trường tổ chức TS riêng thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về công tác TS phải xây dựng Đề án tự chủ TS theo nội dung quy định và đáp ứng các yêu cầu quy định; lựa chọn phương thức TS và hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm về kỳ thi.
Đặc biệt, kết quả thi vào trường tổ chức TS riêng chỉ có giá trị xét tuyển vào trường đó, không có giá trị xét tuyển sang trường khác. Tuy nhiên, các trường tổ chức TS riêng có thể kết hợp xét tuyển những thí sinh dự thi kỳ thi chung. Các trường cũng có thể tổ chức TS riêng từng phần cho một số khoa, ngành.
Thí sinh thi ba chung được tuyển trong toàn hệ thống
Đối với các trường tổ chức TS theo kỳ thi chung, Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn đề thi TS dùng chung cho các trường. Các trường TS ngành năng khiếu thì môn văn hóa theo đề chung của Bộ GD&ĐT, các môn năng khiếu do các trường chịu trách nhiệm tổ chức ra đề và chấm thi.
 
Thí sinh dự thi ĐH theo đề chung của Bộ GD&ĐT, nếu không trúng tuyển theo nguyện vọng đã ghi trong hồ sơ đăng ký, được sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi ĐH ngay năm đó để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) vào các trường còn chỉ tiêu.
Các trường không tổ chức thi TS được sử dụng kết quả thi TS theo đề thi chung của thí sinh cùng khối, trong vùng tuyển quy định của trường để xét tuyển.
Mỗi thí sinh được phát 3 giấy chứng nhận kết quả
Mỗi thí sinh được cấp 3 giấy chứng nhận kết quả thi ĐH, CĐ. Giấy chứng nhận kết quả thi chỉ cấp 1 lần và đóng dấu đỏ của trường. Trường hợp thí sinh để mất thì không cấp lại mà chỉ cấp giấy xác nhận điểm thi.
Bỏ điểm sàn, đặt ngưỡng mới
Liên quan đến điểm sàn, ngành GD&ĐT sẽ xác định các tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào phù hợp hơn, thay thế tiêu chí đơn nhất là điểm sàn như những năm trước. Theo đó, căn cứ kết quả thi của thí sinh, Bộ GD&ĐT sẽ xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường xét tuyển vào học ĐH, CĐ đối với từng khối thi, từng ngành đào tạo.
Ngưỡng hay tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào chỉ dùng cho kỳ thi chung. Việc xác định tiêu chí sẽ phải làm càng sớm càng tốt; nhưng việc quy định ngưỡng cụ thể phải dựa vào phổ điểm, nên phải sau khi có kết quả thi mới công bố một cách chi tiết ngưỡng đảm bảo chất lượng.
Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí, Bộ GD&ĐT
Theo ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí, Bộ GD&ĐT, tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào chỉ dùng cho kỳ thi chung, còn kỳ thi riêng thì mỗi trường phải có đề án và trong mỗi đề án trường phải tự xác định ngưỡng chất lượng theo nguyên tắc bậc ĐH có ngưỡng cao hơn bậc CĐ và CĐ có ngưỡng cao hơn trung cấp (điều kiện vào trung cấp là tốt nghiệp THPT).
Ông Nghĩa cũng cho biết, Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến đề xuất của các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, các cơ sở GD và sẽ công khai sớm các đề xuất để lấy ý kiến rộng rãi hoàn hiện cho các phương án.
Đối với thí sinh có nguyện vọng học tại trường không tổ chức thi, trường tổ chức thi có nhiệm vụ in và gửi giấy báo dự thi, tổ chức thi, chấm thi.
Trước ngày 10/8 hằng năm, trường tổ chức thi in và gửi giấy chứng nhận kết quả thi có đóng dấu đỏ của trường, phiếu báo điểm và dữ liệu kết quả thi cho trường không tổ chức thi để các trường này xét tuyển.
Trường không tổ chức thi gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển, giấy chứng nhận kết quả thi, phiếu báo điểm cho sở GD&ĐT, để các sở GD&ĐT gửi cho thí sinh.
Những trường có ngành năng khiếu, nếu không tổ chức thi vào những ngành này, được xét tuyển thí sinh trong vùng tuyển, đã dự thi vào ngành đó tại trường khác có thi môn văn hóa theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT.
Nhiều đợt xét tuyển đến ngày 31/10
Trên cơ sở đáp ứng các tiêu chí đảm bảo chất lượng do Bộ GD&ĐT quy định, chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định, các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm việc xét tuyển và có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển.
Thông tin xét tuyển được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường, trang thông tin điện tử về tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 31/10 hằng năm đối với trường đại học và 15/11 hằng năm đối với trường cao đẳng.
Học sinh giỏi được ưu tiên xét tuyển tối đa
Ngoài việc mở rộng các khu vực ưu tiên, QCTS ưu tiên tối đa cho các thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc trong Hội thi khoa học kỹ thuật do Bộ GD&ĐT tổ chức.
Các đối tượng này, nếu đã tốt nghiệp THPT thì được tuyển thẳng vào ĐH theo đúng ngành hoặc ngành gần của môn mà thí sinh đã đoạt giải; thí sinh đoạt giải khuyến khích trong 2 kỳ thi kể trên, đã tốt nghiệp trung học phổ thông được tuyển thẳng vào CĐ theo đúng ngành hoặc ngành gần với môn mà thí sinh đã đoạt giải.
Tuyển sinh riêng, không để phát sinh tiêu cực
Đề án tự chủ TS phải đảm bảo các yêu cầu: Phù hợp quy định của Luật Giáo dục ĐH và mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; hình thức, nội dung TS phải phù hợp với ngành đào tạo của nhà trường và chương trình GD phổ thông; không gây phức tạp cho xã hội và tốn kém cho thí sinh; các tiêu chí đảm bảo chất lượng nguồn tuyển rõ ràng; được dư luận đồng tình ủng hộ trong thời hạn tối đa là 30 ngày kể từ ngày trường nộp đề án tự chủ TS hợp lệ. Đề án phải được Bộ GD&ĐT xác nhận bằng văn bản đề án tự chủ TS của trường đáp ứng hoặc không đáp ứng các yêu cầu, quy định.
Các trường tổ chức TS riêng không để phát sinh hiện tượng các tổ chức và cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo của nhà trường tổ chức luyện thi; không để phát sinh tiêu cực, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch; công bố rộng rãi phương thức TS của nhà trường để thí sinh, phụ huynh và xã hội giám sát; công khai kết quả tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin đại chúng khác.

Kiến nghị bỏ thi đại học

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) ngoài công lập đã họp bàn và kiến nghị Bộ GD&ĐT thực hiện “5 bỏ”, trong đó có bỏ kỳ thi tuyển sinh ĐH - CĐ từ năm 2015.

Kiến nghị bỏ thi đại học

Chiều qua, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH - CĐ) ngoài công lập đã họp bàn để góp ý cho dự thảo quy định tuyển sinh ĐH - CĐ.

Chốt phương án thi tốt nghiệp 4 môn

Chiều 24/2, Bộ GD&ĐT chính thức chốt phương án thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, sẽ thi 4 môn gồm 2 môn Văn, Toán bắt buộc và 2 môn tự chọn.

Chốt phương án thi tốt nghiệp 4 môn
Theo công bố của Bộ, 2 môn thi tốt nghiệp tự chọn nằm trong danh sách các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử và ngoại ngữ. Học sinh được phép chọn 2/6 môn theo nguyện vọng của mình.
Tính đến thời điểm này, phương án thi tốt nghiệp cuối cùng được công bố có một số thay đổi so với dự thảo ban đầu. Ngoại ngữ thành môn tự chọn thay vì là môn ưu tiên cộng điểm. Bộ cũng công bố bỏ tỉ lệ miễn thi tốt nghiệp 20% cho các địa phương như đã nêu trong dự thảo.

Công an tắc trách khiến nam sinh bị giết, vứt xác?

(Kiến Thức) - "Tôi điện thoại cho cảnh sát tên Duy thì vị này bảo bận đi học, gọi cho vị phó đội CSĐT quận thì cán bộ này bảo bận, vụ việc công an đang làm rồi… tắt máy".

Công an tắc trách khiến nam sinh bị giết, vứt xác?

Đó là chia sẻ của bố nạn nhân Lư Vĩnh Đạt trong vụ việc em Đạt bị bạn thân bắt cóc, tống tiền và giết hại xảy ra mới đây tại TP HCM. 

Thờ ơ với tin báo nghiêm trọng?

Tin mới