Chính thức Luật Đất đai, Luật Nhà ở... có hiệu lực từ 1/8

Quốc hội đã chính thức thông qua, cho phép Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024.

Sáng 29/6, với đại đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Như vậy Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, sớm hơn 5 tháng so với thời gian thông qua trước đó (ngày 1/1/2025).
Chinh thuc Luat Dat dai, Luat Nha o...  co hieu luc tu 1/8
 Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15. Ảnh: QH.

Trước đó, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo tiếp thu, chỉnh lý và giải trình về nội dung này.

Ông Vũ Hồng Thanh coh hay, nhiều ý kiến tán thành sự cần thiết ban hành luật, điều chỉnh hiệu lực của 4 luật, tuy nhiên băn khoăn về việc bảo đảm các điều kiện để có thể thi hành luật.

Có ý kiến đề nghị giữ nguyên hiệu lực của các luật từ ngày 1/1/2025 để thời gian từ nay đến ngày 1/1/2025, các cơ quan tập trung xây dựng các nghị định, thông tư một cách kỹ lưỡng, chất lượng và các địa phương được tiếp cận với các Nghị định, Thông tư đó để xây dựng các văn bản hướng dẫn của địa phương.

Có ý kiến đề nghị làm rõ việc chọn thời điểm có hiệu lực của các luật là từ ngày 1/8/2024. Có ý kiến cho rằng, Chính phủ đã có Tờ trình đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng thì Chính phủ phải chịu trách nhiệm với đề xuất đó.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, có nhiều quy định mang tính đổi mới, tiến bộ, được người dân và xã hội kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, đồng thời, nhiều quy định trong các luật có thể áp dụng được ngay mà không cần văn bản hướng dẫn chi tiết.

Việc Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 sớm đi vào cuộc sống không chỉ là mong muốn mà còn là yêu cầu đặt ra của Quốc hội khi biểu quyết thông qua các luật này.

Về điều kiện bảo đảm thi hành luật, Chính phủ khẳng định, trường hợp Quốc hội thông qua dự án Luật này tại Kỳ họp thứ 7 thì vẫn còn thời gian để các địa phương hoàn thiện, ban hành theo thẩm quyền bảo đảm tiến độ, chất lượng và có hiệu lực từ ngày 1/8/2024.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo sát sao công tác ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của các bộ, ngành, địa phương, không để xảy ra vướng mắc do thiếu hoặc chậm ban hành văn bản cụ thể hóa, không để xảy ra tình trạng thông tư “chờ” nghị định, văn bản của địa phương “chờ” văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn của Trung ương.

Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thi hành các Luật từ ngày 1/8/2024 khi luật này được Quốc hội thông qua; chịu trách nhiệm theo quy định của Hiến pháp và pháp luật về việc tổ chức thi hành.

Tại Điều 1, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15 như sau: Bãi bỏ Nghị quyết số 132/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế từ ngày 1.1.2025; Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều này.

Điều 2, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 197 Luật Nhà ở số 27/2023/QH15. Theo đó, luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024.

Điều 3, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 82 Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15. Theo đó, luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024.

Điều 4, sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 209 Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15. Theo đó, khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 của luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024.


Quốc hội thông qua quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022

Với 459 đại biểu biểu quyết tán thành (chiếm 94,25%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Chiều 24/6, với 459 đại biểu biểu quyết tán thành (chiếm 94,25%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Theo đó, Quốc hội phê chuẩn tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 2.713.787 tỷ đồng, bao gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2021 chuyển sang năm 2022, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2021, thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Quoc hoi thong qua quyet toan ngan sach nha nuoc nam 2022
 Quốc hội bấm nút thông qua quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Ảnh: QH.

Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 2.897.466 tỷ đồng. bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2022 sang năm 2023.

Bội chi ngân sách nhà nước là 293.313 tỷ, không bao gồm kết dư ngân sách địa phương.

Tổng mức vay của ngân sách nhà nước để bù đắp bội chi và trả nợ gốc là 488.406 tỷ đồng.

Quoc hoi thong qua quyet toan ngan sach nha nuoc nam 2022-Hinh-2
 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Ảnh: Mai Loan.

Quốc hội cũng đồng ý bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 số tăng thu ngân sách nhà nước năm 2022 chưa được bổ sung tại Nghị quyết số 40/2023/NQ-UBTVQH15 ngày 15/11/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022; phân bổ, sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2022 là 3.102 tỷ đồng, bao gồm: tăng thu ngân sách trung ương là 972 tỷ đồng; tăng thu ngân sách địa phương là 2.130 tỷ đồng.

Trong nghị quyết, Quốc hội đánh giá thu, chi NSNN lập dự toán không sát thực tế.

Một số bộ, cơ quan trung ương, địa phương phân bổ, giao dự toán chậm, một số khoản chi sự nghiệp và giải ngân vốn đầu tư còn chậm, chi chuyển nguồn tiếp tục tăng cả quy mô và tỷ trọng; còn nhiều khoản tạm ứng quá hạn, ứng trước dự toán chưa thu hồi.

Nhiều bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục lập, xét duyệt, gửi báo cáo quyết toán NSNN chậm so với thời gian quy định.

Tình trạng điều chỉnh thông tin, số liệu thu, chi, bội chi NSNN sau thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN chưa được khắc phục.

Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước tại một số cơ quan, đơn vị chưa nghiêm, còn tồn đọng nhiều kết luận, kiến nghị kéo dài nhiều năm.

Về việc một số cơ quan, đơn vị được kiểm toán còn nợ thuế, tính thiếu thuế phải nộp và chi không đúng quy định, sai mục đích sử dụng nguồn kinh phí, Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương rút kinh nghiệm và chịu trách nhiệm trong việc tổng hợp thông tin, số liệu quyết toán thu, chi NSNN năm 2022 chênh lệch lớn so với thông tin, số liệu đã báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và chưa kịp thời báo cáo để phê chuẩn bổ sung dự toán số tăng thu và phương án, phân bổ số tăng thu NSTW năm 2022 theo đúng quy định.

Đồng thời, Quốc hội yêu cầu không để lặp lại tình trạng thường xuyên cập nhật, điều chỉnh số liệu sau thời gian chỉnh lý quyết toán như hiện nay.

Nói nông dân hưởng lợi nếu áp 5% VAT cho phân bón chỉ để “yên lòng”?

Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, lập luận áp 5% VAT đối với phân bón để giảm giá bán, người nông dân được hưởng lợi là không thuyết phục.

Chiều 24/6, tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi. Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là sản phẩm phân bón được đưa vào chịu thuế, theo đề xuất của Chính phủ, mức áp thuế VAT cho phân bón là 5%, thay vì 0% như luật hiện hành.
2 lý do không đồng tình áp thuế 5% VAT đối với phân bón

Tin mới