"Choáng" báu vật vô giá trong danh thắng Ngũ Hành Sơn

"Choáng" báu vật vô giá trong danh thắng Ngũ Hành Sơn

(Kiến Thức) - Động Tàng Chơn ở quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng lưu giữ nhiều hiện vật trăm tuổi đặc sắc, là những tư liệu quý giá cho việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa của Đà Nẵng.

Xem toàn bộ ảnh
Nằm sau chùa Linh Ứng thuộc núi Thủy Sơn, ngọn núi chính của quần thể  danh thắng Ngũ Hành Sơn, động Tàng Chơn là một hang động chứa đựng những chứng tích lịch sử hết sức quý giá của mảnh đất Đà Nẵng.
Nằm sau chùa Linh Ứng thuộc núi Thủy Sơn, ngọn núi chính của quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn, động Tàng Chơn là một hang động chứa đựng những chứng tích lịch sử hết sức quý giá của mảnh đất Đà Nẵng.
Hang động này vốn được người Chăm dùng làm nơi thờ tự nhiều thế kỷ trước. Đến thời Lê Cảnh Hưng (1740-1786), động được người Việt định cư trong vùng tái phát hiện. Động Tàng Chơn được chia làm nhiều hang động khác nhau.
Hang động này vốn được người Chăm dùng làm nơi thờ tự nhiều thế kỷ trước. Đến thời Lê Cảnh Hưng (1740-1786), động được người Việt định cư trong vùng tái phát hiện. Động Tàng Chơn được chia làm nhiều hang động khác nhau.
Từ ngoài vào qua cửa đá là động Chơn Tiên. Giữa động này có một điện thờ nhỏ, bên trong có tượng Phật Thích Ca.
Từ ngoài vào qua cửa đá là động Chơn Tiên. Giữa động này có một điện thờ nhỏ, bên trong có tượng Phật Thích Ca.
Đi tiếp vào trong, phía bên trái là động Tam Thanh trước kia trong động thờ 3 vị Thượng Thanh, Thái Thanh và Ngọc Thanh, sau này thay bằng một pho tượng Phật Thích Ca bằng xi măng.
Đi tiếp vào trong, phía bên trái là động Tam Thanh trước kia trong động thờ 3 vị Thượng Thanh, Thái Thanh và Ngọc Thanh, sau này thay bằng một pho tượng Phật Thích Ca bằng xi măng.
Trong góc bên trái có lối đi dẫn đến một nền đá bằng phẳng, gió mát lạnh, đó lá hang Gió.
Trong góc bên trái có lối đi dẫn đến một nền đá bằng phẳng, gió mát lạnh, đó lá hang Gió.
Hang thông với Thiên Long Cốc, gió lùa thoáng mát theo các lỗ thông với đỉnh núi và động Chơn Tiên.
Hang thông với Thiên Long Cốc, gió lùa thoáng mát theo các lỗ thông với đỉnh núi và động Chơn Tiên.
Hang chính giữa là hang Chiêm Thành, lối vào bên trong hẹp và tối. Hai bên có hai bệ thờ đá chạm hình thần Hộ Pháp của người Chăm.
Hang chính giữa là hang Chiêm Thành, lối vào bên trong hẹp và tối. Hai bên có hai bệ thờ đá chạm hình thần Hộ Pháp của người Chăm.
Các bệ thờ này được tạo hình rất tinh xảo, là hiện vật đặc sắc của nền văn hóa Chăm trong một giai đoạn lịch sử xa xưa của mảnh đất Đà Nẵng.
Các bệ thờ này được tạo hình rất tinh xảo, là hiện vật đặc sắc của nền văn hóa Chăm trong một giai đoạn lịch sử xa xưa của mảnh đất Đà Nẵng.
Từ động Chơn Tiên đi ra góc bên phải là hang Dơi hoặc hang Ráy. Gọi là hang Dơi vì trong hang có rất nhiều dơi trú ngụ. Hang có ngách thông lên đỉnh núi.
Từ động Chơn Tiên đi ra góc bên phải là hang Dơi hoặc hang Ráy. Gọi là hang Dơi vì trong hang có rất nhiều dơi trú ngụ. Hang có ngách thông lên đỉnh núi.
Đi ra góc phía Đông có một phiến đá hình vuông gọi là Bàn cờ, vì thế nên gọi là động Bàn Cờ.
Đi ra góc phía Đông có một phiến đá hình vuông gọi là Bàn cờ, vì thế nên gọi là động Bàn Cờ.
Trên vách các hang động của động Tàng Chơn còn lưu giữ nhiều bút tích cổ được khắc vào đá qua nhiều thời kỳ. Đây là những tư liệu quý giá cho việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa của Đà Nẵng.
Trên vách các hang động của động Tàng Chơn còn lưu giữ nhiều bút tích cổ được khắc vào đá qua nhiều thời kỳ. Đây là những tư liệu quý giá cho việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa của Đà Nẵng.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.

GALLERY MỚI NHẤT