"Choáng" dòng sông "đắt" nhất TG, có quân đội bảo vệ

(Kiến Thức) - Dòng sông sương mù ở Myanmar còn có tên là sông Uru, 95% ngọc bích trên thế giới là từ dòng sông này. Đặc biệt, phụ cận dòng sông này còn có rất nhiều các khoáng sản quý giá khác gần giống ngọc như đá Diopside trắng, đá Diopside xanh lá cây, Amphibol, albite, jadeite...

Ngọc bích được tìm thấy nhiều ở Nhật Bản, Nga, Kazakhstan, Guatemala... và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, chất lượng và số lượng vẫn không thể so sánh với dòng sông sương mù ở Myanmar.
Theo thông tin đăng tải, dòng sông sương mù còn có tên là sông Uru. 95% ngọc bích trên thế giới là từ dòng sông này.
Đặc biệt, phụ cận dòng sông này còn có rất nhiều các khoáng sản quý giá khác gần giống ngọc như đá Diopside trắng, đá Diopside xanh lá cây, Amphibol, albite, jadeite... Chính vì thế, dòng sông này còn được gọi là dòng sông quý giá nhất thế giới.
 
Ngọc bích được hình thành trong môi trường áp suất cao, nhiệt độ thấp và cần các ion crom để tạo màu. Điều kiện hình thành tương đối nghiêm ngặt, vì vậy cả thế giới, những nơi có mỏ ngọc bích cũng không nhiều.

Mời quý vị xem video: Khám phá dòng sông sạch nhất thế giới

Thời nhà Minh, dòng sông sương mù Uru thuộc lãnh thổ Trung Quốc, được quản lý bổi phủ Vĩnh Xương. Tục truyền rằng, các loại ngọc của sông Uru được phát hiện bởi các tướng lĩnh trấn thú nơi này. Chính vì vậy, tại khu vực Hpakant vẫn có những ngôi đền, miếu được xây dựng để thờ phụng những tướng lĩnh này.
Cả hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh đều liên tục khai thác ngọc ở khu vực này. Mãi đến cuối thời Càn Long, nhà Thanh thua trong trận chiến Trung Quốc - Myanmar, sông Uru lại thuộc về lãnh thổ của Myanmar.
Sau đó, người dân thường đến khu vực sông để săn tìm ngọc quý. Việc khai thác ngọc quy mô lớn như một ngành công nghiệp đã khiến dòng sông bị phá hoại trầm trọng.
Để bảo vệ tài nguyên ngọc, chính phủ Myanmar đã cử quân đội đóng quân tại đây, bảo vệ nơi này, không cho phép người dân tự ý khai thác, chỉ cho quân đội ra vào. Nếu cố tình xâm phạm sẽ bị xử lý theo luật.

Dòng sông đổi màu như sữa và sự thật gây kinh ngạc

(Kiến Thức) - Hình ảnh dòng sông đổi màu như sữa vô cùng kỳ lạ ở bang Tennessee, Mỹ gây xôn xao dư luận. 

Mới đây, cư dân ở quận Tipton, tiểu bang Tennessee, Mỹ đã được phen xôn xao khi dòng nước ở sông nhỏ có tên Cicero bỗng dưng chuyển thành màu trắng sữa vô cùng kỳ lạ chỉ sau một đêm. 

Dân “đắp chăn” cho sông băng để ngăn tình trạng này

Bạn không nhìn nhầm đâu, Thụy Sỹ đã áp dụng biện pháp "đắp chăn" cho dòng sông băng Rhone nằm trên dãy núi Apls để ngăn chặn tình trạng băng tan do tác động của Mặt Trời.

 
Trong thập kỷ qua, sông băng Rhone trên dãy núi Alps, Thụy Sỹ đã thu hẹp với tốc độ đáng lo ngại. Độ dày băng đã giảm đi khoảng 349 mét từ năm 1856 và tổng cộng đã có khoảng gần 40 mét băng biến mất trong hơn 1 thập kỷ qua.

Tin mới