Choáng ngợp trước lăng mộ hoàng đế Humayun ở Ấn Độ
Khu lăng mộ nguy nga tráng lệ này được xây dựng dành cho Humayun, vị hoàng đế thứ hai của triều đại Mughal. Đây là công trình lăng tẩm hoàng gia kết hợp vườn cảnh đầu tiên của Ấn Độ.
T.B (tổng hợp)
Xem toàn bộ ảnh
Toạ lạc tại Nizamuddin, phía Đông thành phố Dehli, lăng mộ Humayun là một trong những công trình kiến trúc thời đại Mughal còn được bảo tồn hoàn hảo ở Ấn Độ. Ảnh: Outlook Traveller.
Khu lăng mộ nguy nga tráng lệ này được xây dựng dành cho Humayun, vị hoàng đế thứ hai của triều đại Mughal. Đây là công trình lăng tẩm hoàng gia kết hợp vườn cảnh đầu tiên của Ấn Độ. Ảnh: Vacation India.
Toàn bộ khuôn viên vườn lẫn lăng mộ hoàng đế Humayun nằm trên diện tích 216.000 m2. Về tổng quan, kiến trúc nơi đây là sự pha trộn hài hoà giữa các phong cách Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ. Ảnh: Wikipedia.
Lăng mộ được xây trên nền đá cao 7 mét so với mặt đất. Phần vườn bao quanh được xây theo phong cách Ba Tư với bốn lối đi dẫn vào lăng mộ trung tâm, chia toàn bộ khuôn viên làm bốn khu vườn. Ảnh: The Daily Star.
Một vài lối đi được đặt hồ nước trang trí ở giữa. Lối kiến trúc vườn này biểu tượng cho hình ảnh Khu vườn Địa đàng được miêu tả trong kinh Koran với 4 dòng sông: Sông nước, sông sữa, sông mật và sông rượu. Ảnh: Safe and Healthy Travel.
Trong vườn cũng trồng nhiều loài cây bóng mát và cây ăn quả, thu hút khá nhiều chim chóc về kiếm ăn, làm tổ. Ảnh: My Travels in Pictures.
Khu lăng mộ hoàng đế Humayun được xây dựng chủ yếu bằng chất liệu sa thạch đỏ theo lối đối xứng, cao 47 mét và rộng 91 mét. Phần mái vòm bên trong cao 42,5 mét. Ảnh: Architectural Digest India.
Những lối vào xung quanh lăng đều có dạng vòm, cao 6 mét và lát đá cẩm thạch trắng. Cửa vào chính đặt ở chính giữa hai phía Đông - Tây và cao hai tầng. Ảnh: Wikipedia.
Trong lăng có tổng cộng 124 phòng mộ lớn nhỏ dành cho các thành viên hoàng tộc, trong đó, phòng mộ chính của hoàng đế Humayun là lớn nhất. Ảnh: Peepul Tree.
Vào năm 1993, lăng mộ hoàng đế Humayun đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới. Ảnh: India Heritage Sites.
Mời quý độc giả xem video: Nhà thờ Đức Bà Paris | VTV.