Choáng ngợp vương phủ của Hòa Thân: Cột nhà cũng gần chục nghìn tỷ

Choáng ngợp vương phủ của Hòa Thân: Cột nhà cũng gần chục nghìn tỷ

Hòa Thân là tham quan bậc nhất thời nhà Thanh. Ông dùng nhiều thủ đoạn như tham ô, nhận hối lộ... để làm giàu. Theo đó, Hòa Thân sở hữu gia sản kếch xù, chỉ riêng một cột nhà cũng gần 9.500 tỷ đồng.

Xem toàn bộ ảnh
Hòa Thân là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc thời phong kiến. Là viên quan được hoàng đế Càn Long tin tưởng và trọng dụng, tham quan Hòa Thân không ngừng vơ vét của cải làm giàu cho bản thân.
Hòa Thân là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc thời phong kiến. Là viên quan được hoàng đế Càn Long tin tưởng và trọng dụng, tham quan Hòa Thân không ngừng vơ vét của cải làm giàu cho bản thân.
Tham quan Hòa Thân có nhiều thủ đoạn để trở thành một trong những người giàu có nhất đất nước như: tham ô, nhận hối lộ, mua quan bán chức, ăn chặn một phần đồ tiến cống của các địa phương dâng lên vua...
Tham quan Hòa Thân có nhiều thủ đoạn để trở thành một trong những người giàu có nhất đất nước như: tham ô, nhận hối lộ, mua quan bán chức, ăn chặn một phần đồ tiến cống của các địa phương dâng lên vua...
Nhờ vậy, sau nhiều năm, tham quan Hòa Thân sở hữu gia sản kếch xù. Đây cũng là lý do vì sao ông bị người đời gọi là "đệ nhất tham quan thời nhà Thanh".
Nhờ vậy, sau nhiều năm, tham quan Hòa Thân sở hữu gia sản kếch xù. Đây cũng là lý do vì sao ông bị người đời gọi là "đệ nhất tham quan thời nhà Thanh".
Sự giàu có của Hòa Thân thể hiện phần nào qua nơi ở của ông - Cung Vương Phủ. Theo sử sách, phủ của tham quan này được xây dựng vào năm Càn Long thứ 40.
Sự giàu có của Hòa Thân thể hiện phần nào qua nơi ở của ông - Cung Vương Phủ. Theo sử sách, phủ của tham quan này được xây dựng vào năm Càn Long thứ 40.
Tổng diện tích Cung Vương Phủ lên tới 60.000 m2. Trong số này, phủ đệ chiếm 32.000 m2 và hoa viên chiếm 28.000 m2. Bên trong phủ của Hòa Thân có 3 tòa lầu kéo dài từ phía tây kinh thành đến phía bắc.
Tổng diện tích Cung Vương Phủ lên tới 60.000 m2. Trong số này, phủ đệ chiếm 32.000 m2 và hoa viên chiếm 28.000 m2. Bên trong phủ của Hòa Thân có 3 tòa lầu kéo dài từ phía tây kinh thành đến phía bắc.
Ba tòa lầu nối liền Đông Tây. Trong đó, Thọ Xuân lầu nổi tiếng nhất nằm ở giữa có hơn 40 gian phòng. Hậu hoa viên kết hợp phong cách kiến trúc Đông - Tây tuyệt đẹp.
Ba tòa lầu nối liền Đông Tây. Trong đó, Thọ Xuân lầu nổi tiếng nhất nằm ở giữa có hơn 40 gian phòng. Hậu hoa viên kết hợp phong cách kiến trúc Đông - Tây tuyệt đẹp.
Cung Vương Phủ bắt chước kiến trúc Ninh Thọ cung và hầu hết nguyên vật liệu xây dựng đều là đồ quý hiếm nên nơi ở của Hòa Thân vô cùng xa hoa, tráng lệ.
Cung Vương Phủ bắt chước kiến trúc Ninh Thọ cung và hầu hết nguyên vật liệu xây dựng đều là đồ quý hiếm nên nơi ở của Hòa Thân vô cùng xa hoa, tráng lệ.
Điển hình là việc mọi cây cột trong phủ của Hòa Thân đều làm từ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng). Đây là một loại gỗ quý đặc biệt quý hiếm với vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng. Loại gỗ này từng được sử dụng để xây dựng Tử Cấm Thành.
Điển hình là việc mọi cây cột trong phủ của Hòa Thân đều làm từ Kim Tơ Nam Mộc (Nam Mộc Tơ Vàng). Đây là một loại gỗ quý đặc biệt quý hiếm với vân gỗ tựa như sợi tơ màu vàng. Loại gỗ này từng được sử dụng để xây dựng Tử Cấm Thành.
Kim Tơ Nam Mộc thường được vua chúa và hoàng tộc nhà Thanh sử dụng. Ấy vậy mà Hòa Thân lại sử dụng loại gỗ quý này để xây biệt phủ.
Kim Tơ Nam Mộc thường được vua chúa và hoàng tộc nhà Thanh sử dụng. Ấy vậy mà Hòa Thân lại sử dụng loại gỗ quý này để xây biệt phủ.
Theo các chuyên gia, mỗi cây cột Kim Tơ Nam Mộc có giá khoảng 2,7 tỷ Nhân dân tệ (gần 9.500 tỷ đồng). Điều này phần nào thể hiện sự giàu có tột bậc của Hòa Thân.
Theo các chuyên gia, mỗi cây cột Kim Tơ Nam Mộc có giá khoảng 2,7 tỷ Nhân dân tệ (gần 9.500 tỷ đồng). Điều này phần nào thể hiện sự giàu có tột bậc của Hòa Thân.
Mời độc giả xem video: Lai Châu: 2 cán bộ phòng GD&ĐT tham ô hơn 26 tỷ đồng. Nguồn: THDT.

GALLERY MỚI NHẤT