Xem toàn bộ ảnh
Tía tô có tác dụng giải cảm rất tốt. Đối với bệnh nhân bị cảm cúm, bạn có thể nấu cháo tía tô hoặc nấu nước xông (gồm tía tô, lá chanh, lá bưởi, lá sả,...) sẽ có tác dụng giải cảm rất hiệu quả. (Nguồn: Chuyenkhoataimuihong) |
Ngoài công dụng giải cảm nổi tiếng, lá tía tô còn chứa hoạt chất tanin và glucosid giúp hỗ trợ đề phòng các căn bệnh dạ dày rất tốt. (Nguồn Vietnamnetjsc) |
Tía tô giàu hàm lượng P, Fe, Ca, vitamin A, C,…Đặc biệt, lá tía tô chứa lượng tinh dầu lớn nên có tác dụng giảm đau chống viêm, giãn mạch, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn giúp chữa nhanh cơn gout cấp tính. (Nguồn Chuatribenhviemkhop) |
Với người bị gout, lấy lá và cành tía tô giã nát đắp vào vị trí khớp bị viêm sẽ nhanh chóng làm giảm cơn đau nhức, giảm quá trình viêm tấy đỏ. (Nguồn Meohay) |
Bệnh nhân gout cũng có thể dùng lá tía tô phơi khô sắc uống hoặc hãm nước uống hàng ngày để phòng tránh bệnh gút tái phát. (Nguồn Phunukieuviet) |
Lá tía tô có khả năng trị mụn rất tốt nhờ tác dụng sát trùng của nó. Bạn chỉ cần lấy lá tía tô tươi vò nát rồi pha với nước để rửa mặt hoặc tắm để trị mụn, đồng thời làm cho làn da thêm săn chắc. (Nguồn Whitedoctors) |
Cây tía tô còn có rất nhiều công dụng làm đẹp khác như giúp giảm cân tự nhiên, đánh bay các mụn thịt, giúp da trắng sáng và loại bỏ hoàn toàn các tế bào chết có trên da một cách hiệu quả. (Nguồn Trimunthit) |
Tía tô có thể chữa ho, tức thở hiệu quả. Khi bị ho, bạn có thể lấy cành lá tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng đun lấy một chén nước và uống. (Nguồn Muntrungca) |
Tương tự, khi bị đau bụng, đầy chướng, bạn có thể giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối rồi uống. (Nguồn Dieutrimunthit) |
Với phụ nữ đang cho con bú, nếu bị sưng vú hoặc tắc tia sữa, có thể lấy lá tía tô giã lấy nước uống và lấy bã đắp vào vú. (Nguồn Meotrimuntrungca). |