Choáng với siêu pháo sánh ngang tên lửa của Đế quốc Áo-Hung
(Kiến Thức) - Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, pháo binh là thứ vũ khí hạng nặng hiệu quả nhất có thể xoay chuyển cục diện trên chiến trường và khẩu pháo cỡ cực đại của Áo-Hung cũng ra đời từ đó.
Tuấn Anh
Xem toàn bộ ảnh
Khẩu siêu pháo hạng nặng của Áo-Hung trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất mang tên Kustenhaibitze M14. Đây là khẩu pháo có cỡ nòng lên tới 420mm. Nguồn ảnh: Sina.
Lần đầu xuất hiện trên chiến trường từ năm 1916, khẩu pháo này lớn và nặng tới nỗi nó không thể di chuyển được trên cơ cấu di động mà chỉ có thể gắn chết xuống dưới mặt đất trong những công sự kiên cố. Nguồn ảnh: Sina.
Kèm theo đó là tới hơn 20 lính để có thể vận hành được khẩu pháo hạng nặng này. Nguồn ảnh: Sina.
Bắt đầu được phát triển từ năm 1909, Đế chế Áo-Hung đã đổ tiền đổ của vào khẩu pháo này vì tin rằng trong những cuộc chiến tranh ở tương lai gần, sức mạnh pháo binh vẫn đóng vai trò then chốt trong mọi cuộc chiến giống như vai trò của loại vũ khí này thời thế kỷ 19. Nguồn ảnh: Sina.
Tới năm 1914, những nguyên mẫu đầu tiên đã được ra đời và được mang ra thử nghiệm thành công. Tuy nhiên vào thời điểm ban đầu, khẩu pháo này vẫn dùng quá nhiều sức người và có tốc độ bắn cực chậm. Nguồn ảnh: Sina.
Tới khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra, do yêu cầu và đòi hỏi của chiến trường, khẩu pháo 420mm này đã được cải tiến để có thể tăng thời gian nạp đạn, sử dụng nhiều hệ thống ròng rọc hơn nhằm giảm sức người cho mỗi lần nạp đạn và xoay chỉnh nòng pháo. Nguồn ảnh: Sina.
Cận cảnh hệ thống ròng rọc được sử dụng để nạp đạn pháo. Nguồn ảnh: Sina.
Dù đã tăng cường tối đa các thiết bị phụ trợ phục vụ cho việc nạp đạn nhưng khẩu pháo 420mm này vẫn hoạt động cực kỳ chậm chạm và rất hay xảy ra hỏng hóc vặt. Nguồn ảnh: Sina.
Tất nhiên là trên chiến trường, khẩu pháo 420mm Kustenhaubitze hoàn toàn không thể đảo ngược được tình thế của bất cứ cuộc xung đột nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu được điều này. Nguồn ảnh: Sina.
Bằng chứng là mọi phe tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đều sử dụng rất nhiều pháo hạng nặng trên chiến trường. Phải tới mãi nửa sau của cuộc đại chiến, người ta mới nhận ra sự nguy hiểm của máy bay và xe tăng - khi này, sức mạnh của pháo binh mới bị "giảm thiểu bớt". Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng có đủ tiềm lực để phát triển xe tăng và dường như thứ vũ khí duy nhất có thể chống lại xe tăng trong thời gian này lại là pháo binh. Đây chính là lý do tại sao tới khi cuộc chiến kết thúc và thậm chí sang cả Chiến tranh Thế giới thứ hai, pháo cỡ lớn vẫn được tin dùng với số lượng rất nhiều. Nguồn ảnh: Museum.
Một khẩu pháo đặt trên tàu hỏa của Đức có cỡ nòng 800mm như là minh chứng cho việc sử dụng pháo binh cỡ lớn trong tác chiến dù hiệu quả của nó là cực kỳ ít nếu không muốn nói là không có chút hiệu quả nào. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Sức mạnh không quân thời kỳ đầu trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.