Choáng với số lượng vũ khí khổng lồ Ba Lan muốn mua từ Mỹ

Ba Lan đang đặt mua một lượng lớn vũ khí từ Mỹ, với tổng "hóa đơn" mua sắm có thể lên tới nhiều chục tỷ USD.

Choáng với số lượng vũ khí khổng lồ Ba Lan muốn mua từ Mỹ
Theo thông tin được Bộ Quốc phòng Ba Lan đăng tải, quốc gia này sẽ sớm nhận được những tổ hợp tên lửa HIMARS đầu tiên từ ngày hôm nay - 15/5.
Tên lửa HIMARS chỉ là một trong một loạt các loại vũ khí hiện đại và đắt tiền, được nước này đặt mua từ Mỹ. Cụ thể, Bộ Quốc phòng Ba Lan cho biết nước này đã đặt mua các tổ hợp HIMARS từ năm 2019, tổng cộng đơn hàng ban đầu của Ba Lan có 20 dàn phóng cùng 270 đầu đạn phản lực và 30 đầu đạn tăng tầm thông minh, tổng chi phí lên tới 655 triệu USD.
Choang voi so luong vu khi khong lo Ba Lan muon mua tu My
 Tổ hợp HIMARS khai hỏa. Ảnh: HBG.
Tới năm 2022, do căng thẳng từ cuộc xung đột Nga - Ukraine, Ba Lan thậm chí còn dự định sẽ đặt mua 500 tổ hợp HIMARS từ Mỹ, trong đó bao gồm 18 xe phóng tên lửa và 468 hệ thống phóng theo kiểu mô-đun, tổng giá trị hợp đồng tối đa có thể lên tới 10 tỷ USD. Điểm đáng lưu ý là một phần của bản dự thảo có đề cập tới 1000 đầu đạn tên lửa phản lực, 500 đầu đạn tên lửa tăng tầm với tầm bắn tối đa lên tới 150 km và 45 tên lửa đạn đạo - tất cả đều là đạn phóng của HIMARS.
Trong bài phát biểu mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan, nước này cho biết đang có dự định đặt mua bốn tổ hợp tên lửa phòng không Patriot từ Mỹ với giá 4,75 tỷ USD, dàn 32 tiêm kích thế hệ 5 F-35 với tổng giá trị lên tới 4,6 tỷ USD cùng 250 xe tăng M1A2 Abrams với giá trị khoảng 4,75 USD.
Ngoài Mỹ, Ba Lan còn ký hợp đồng mua sắm quốc phòng kỷ lục với Hàn Quốc vào mùa thu năm 2022 vừa rồi, với 300 tổ hợp pháo phản lực K239 Chunmoo với tổng giá trị hợp đồng lên tới 3,55 tỷ USD.

Cái khó của Ukraine khi muốn sở hữu tiêm kích F-16

Ngay cả khi có được viện trợ tiêm kích F-16 từ Mỹ hoặc NATO, quân đội Ukraine sẽ rất vất vả để có thể vận hành hiệu quả được loại chiến đấu cơ này.

Cái khó của Ukraine khi muốn sở hữu tiêm kích F-16
Cai kho cua Ukraine khi muon so huu tiem kich F-16
 Máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Mỹ. Nguồn Không quân Mỹ.

Những trở ngại khi Ukraine sở hữu F-16

Thất bại của xe tăng T-72M1 và T-80U trước Leopard 2A4 vào năm 1994 cho thấy điều gì?

Xe tăng T-72M1 và T-80U kiểu Liên Xô cho thấy không phải là đối thủ của Leopard 2A4 do Đức sản xuất.

Thất bại của xe tăng T-72M1 và T-80U trước Leopard 2A4 vào năm 1994 cho thấy điều gì?
That bai cua xe tang T-72M1 va T-80U truoc Leopard 2A4 vao nam 1994 cho thay dieu gi?
 Vào đầu những năm 1990, Thụy Điển đã tiến hành một số cuộc thử nghiệm đánh giá đối với thiết giáp kiểu Liên Xô, đó là xe tăng chiến đấu chủ lực T-72M1 và T-80U.

Chuyên gia lý giải vì sao Ukraine không thể bắn hạ tên lửa Kinzhal bằng Patriot

Kinzhal có khả năng bay với tốc độ ít nhất gấp 5 lần tốc độ âm thanh, điều đó giúp tên lửa này gần như không thể bị đánh chặn bằng các hệ thống phòng thủ hiện nay.

Chuyên gia lý giải vì sao Ukraine không thể bắn hạ tên lửa Kinzhal bằng Patriot

Không thể bắn hạ tên lửa đạn đạo siêu thanh Kinzhal của Nga bằng hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) Patriot MIM-104 do Mỹ sản xuất, chuyên gia quân sự Nga Alexey Leonkov nhận định, bác bỏ những tuyên bố gần đây của Kiev.

Ông giải thích rằng, radar của SAM không thể theo dõi Kinzhal do hạn chế về tốc độ đối với mục tiêu bị đánh chặn chỉ tới Mach 3.

Tin mới