Chơi hơn 900 game cũ kinh điển ngay trên trình duyệt

(Kiến Thức) - Internet Arcade phép người dùng internet có thể tiếp cận với hàng trăm tựa game online được phát hành trong khoảng thời gian từ 1970 đến 1990.

Chơi hơn 900 game cũ kinh điển ngay trên trình duyệt

Internet Archive là một dự án thư viện kỹ thuật khá nổi tiếng, đây là nơi lưu trữ những hình ảnh, những đoạn âm thanh hay đoạn phim tư liệu quý của nhân loại. Mới đây thì thư viện này đã bổ sung thêm hơn 900 tựa game kinh điển dành cho những người thích hoài niệm.

Internet Archive cung cấp hơn 900 tựa game kinh điển.
 Internet Archive cung cấp hơn 900 tựa game kinh điển.
Dự án mới của thư viện Internet Archive có tên gọi là Internet Arcade, nhằm cho phép người dùng internet có thể tiếp cận với hàng trăm tựa game được phát hành trong khoảng thời gian từ 1970 đến 1990. Đặc biệt, do được phát triển trên tính năng mô phỏng của phần mềm JSMESS, nên các trò chơi này có thể chạy ngay trên trình duyệt web, thay vì yêu cầu người dùng cài đặt giống như những trò chơi hiện nay. Internet Arcade có hầu hết các tựa game cũ, từ những game cho màn hình đen trắng với âm thanh đơn giản cho tới các tựa game có âm thanh và hình ảnh phức tạp hơn. Bạn có thể trải nghiệm cảm giác phá gạch trong Arkanoid , hay thực hiện các màn võ thuật trên Street Fighter II. Hiện tại kho game của Internet Archive có khoảng hơn 900 tựa game miễn phí. Nếu hứng thú thì các bạn có thể trải nghiệm thông qua Internet Arcade.

Những game khủng thời Xô Viết “nhái” Mỹ, Nhật

(Kiến Thức) - Các game khủng phát hành dưới thương hiệu Electronica, thời Xô Viết “cắp ý tưởng” từ game của các thương hiệu Game nổi tiếng của Mỹ, Nhật.

Những game khủng thời Xô Viết “nhái” Mỹ, Nhật
"Electronica" là một thương hiệu nổi tiếng của Liên Xô. Dưới thương hiệu này trong thời Xô Viết, các thiết bị điện gia dụng: tivi, máy tính, đồng hồ điện tử, máy ghi âm, ghi hình… và đặc biệt các dòng game khủng phát hành dưới thương hiệu này đa phần sao chép từ bản game của các quốc gia như Mỹ, Nhật.
"Electronica" là một thương hiệu nổi tiếng của Liên Xô. Dưới thương hiệu này trong thời Xô Viết, các thiết bị điện gia dụng: tivi, máy tính, đồng hồ điện tử, máy ghi âm, ghi hình… và đặc biệt các dòng game khủng phát hành dưới thương hiệu này đa phần sao chép từ bản game của các quốc gia như Mỹ, Nhật. 

Top game offline vang bóng một thời, chao đảo dân văn phòng

(Kiến Thức) - Pikachu, lines, bắn bóng...từng gây sốt thời gian dài, máy tính nào của dân văn phòng cũng có, thậm chí nhiều người thức thâu đêm suốt sáng để chơi.

Top game offline vang bóng một thời, chao đảo dân văn phòng
1. Hoa mắt vì Pikachu. Pikachu là game tìm hình các con vật giống nhau để được điểm vượt qua mỗi bàn. Máy tính của dân văn phòng hầu như có biểu tượng trò chơi này, thậm chí không ít người cày game xuyên giờ nghỉ trưa vì "nghiện" Pikachu. Đây có lẽ là game "sống dai nhất" trước sự phát triển và bành trướng mạnh mẽ của game online.
1. Hoa mắt vì Pikachu. Pikachu là game tìm hình các con vật giống nhau để được điểm vượt qua mỗi bàn. Máy tính của dân văn phòng hầu như có biểu tượng trò chơi này, thậm chí không ít người cày game xuyên giờ nghỉ trưa vì "nghiện" Pikachu. Đây có lẽ là game "sống dai nhất" trước sự phát triển và bành trướng mạnh mẽ của game online.
2. Khủng long bắn bóng. Hầu hết game offline được dân văn phòng "chuộng" vì dễ chơi, dù không có mạng internet vẫn có thể "quẩy" dễ dàng. Dynomite với hai chú khủng long bắn bóng cũng vậy. Nếu người chơi không nhanh tay bắn rụng những quả bóng đang hạ xuống, thì sẽ bị chúng "đè bẹp dí".
2. Khủng long bắn bóng. Hầu hết game offline được dân văn phòng "chuộng" vì dễ chơi, dù không có mạng internet vẫn có thể "quẩy" dễ dàng. Dynomite với hai chú khủng long bắn bóng cũng vậy. Nếu người chơi không nhanh tay bắn rụng những quả bóng đang hạ xuống, thì sẽ bị chúng "đè bẹp dí".

Bí mật bất ngờ về tên của 7 game cổ điển

(Kiến Thức) - Những video game cổ điển này từng rất nổi tiếng. Tuy nhiên, tên của chúng lại cực đơn giản, đôi khi được đặt theo tùy hứng của người thiết kế.

Bí mật bất ngờ về tên của 7 game cổ điển
1. Pac-man. Pacman phát hành lần đầu tiên tại Nhật, được xem là game kinh điển và trở thành một biểu tượng của văn hóa đại chúng những năm 80. Pakkuman - tên ban đầu của game lấy cảm hứng từ tiếng Nhật, "Paku Paku-" - mô tả âm thanh khi ăn uống( tương tự như từ "chomp" trong tiếng Anh).
1. Pac-man. Pacman phát hành lần đầu tiên tại Nhật, được xem là game kinh điển và trở thành một biểu tượng của văn hóa đại chúng những năm 80. Pakkuman - tên ban đầu của game lấy cảm hứng từ tiếng Nhật, "Paku Paku-" - mô tả âm thanh khi ăn uống( tương tự như từ "chomp" trong tiếng Anh).
Khi ra mắt, tên của game đổi thành Puck Man. Tuy nhiên, khi khi Puck Man xâm nhập thị trường Bắc Mỹ, lo ngại rằng cách phát âm chữ "P" trong Puck Man sẽ bị "xuyên tạc" thành chữ "F" và đánh vần tựa game sang nghĩa khác, hãng đã quyết định chọn cái tên Pac-Man để thay thế. Nhờ thị trường Mỹ, cái tên Pac-Man cuối cùng đã được phổ biến trên toàn thế giới.
 Khi ra mắt, tên của game đổi thành Puck Man. Tuy nhiên, khi khi Puck Man xâm nhập thị trường Bắc Mỹ, lo ngại rằng cách phát âm chữ "P" trong Puck Man sẽ bị "xuyên tạc" thành chữ "F" và đánh vần tựa game sang nghĩa khác, hãng đã quyết định chọn cái tên Pac-Man để thay thế. Nhờ thị trường Mỹ, cái tên Pac-Man cuối cùng đã được phổ biến trên toàn thế giới. 

Tin mới