Chọn kinh nào để tụng?

Bạn “mến mộ nhất phẩm Phổ Hiền Bồ-tát hạnh nguyện” của kinh Hoa nghiêm, chứng tỏ bạn có nhân duyên với kinh này.

Chọn kinh nào để tụng?
HỎI:
Tôi là sinh viên Phật tử, rất thích đọc tụng kinh điển và muốn chọn một kinh để trì tụng trọn đời. Tôi nghe nói, không nên tụng nhiều kinh dễ gây tạp loạn và có được kết quả ít hơn so với việc chuyên tâm đọc tụng chỉ một kinh mà thôi. Trong khi tôi thích tụng nhiều kinh như: phẩm Phổ môn (Pháp hoa), phẩm Phổ Hiền Bồ-tát hạnh nguyện (Hoa nghiêm), kinh Địa Tạng bổn nguyện, kinh Vô lượng thọ v.v… Mỗi lần đọc tụng các kinh điển này tôi đều rất cảm động. Hiện giờ tôi mến mộ nhất phẩm Phổ Hiền Bồ-tát hạnh nguyện. Tôi suy nghĩ nhiều mà chưa chọn được kinh nào. Mong nhận được những lời sẻ chia.
(QUÝT, noerrobro@zing.vn)
Chon kinh nao de tung?
Ảnh minh họa.  

ĐÁP:
Bạn Quýt thân mến!
Đọc tụng kinh điển cốt nhằm hiểu lời Phật dạy mà ứng dụng tu hành, chuyển hóa ba nghiệp, thăng hoa tâm linh, thành tựu giải thoát. Lúc đầu, chúng ta phải học tập, nghiên cứu, đọc tụng nhiều kinh văn cho đến khi nắm được giáo nghĩa căn bản. Sau đó mới có thể tùy duyên thọ trì chuyên sâu một hoặc nhiều bộ kinh.
Quan niệm “không nên tụng nhiều kinh dễ gây tạp loạn và có được kết quả ít hơn so với việc chuyên tâm đọc tụng chỉ một kinh” chỉ phù hợp với các hành giả đã nắm vững căn bản giáo pháp và lấy tụng kinh làm pháp hành (một trong nhiều pháp tu). Với các hành giả khác, quan niệm này chỉ có giá trị tham khảo mà thôi.
Bạn “mến mộ nhất phẩm Phổ Hiền Bồ-tát hạnh nguyện” của kinh Hoa nghiêm, chứng tỏ bạn có nhân duyên với kinh này. Hiện tại, bạn có thể đọc tụng nhiều kinh như đã trình bày. Mỗi bộ kinh đều có tư tưởng đặc thù và mang đến một sự cảm xúc riêng. Theo chúng tôi, bạn cứ tụng kinh nào mà mình cảm thấy thích, miễn sao ba nghiệp thân khẩu ý của bạn nhờ tụng kinh mà được chuyển hóa, thanh tịnh.
Chúc các bạn tinh tấn!
TỔ TƯ VẤN

Có nên mở loa quá lớn khi tụng kinh?

Tụng kinh bái sám là một nghi lễ hàng ngày của người tu sĩ cũng như Phật tử tại gia nói chung. 

Có nên mở loa quá lớn khi tụng kinh?
Những khóa lễ nhằm mục đích cúng dường chư Phật, cầu quốc thái dân an, nguyện cho tất cả chúng sanh lợi lạc, người đã quá vãng được siêu sanh Tịnh độ, người còn sống được an vui, hạnh phúc.

Tại sao phải ăn chay trong các ngày trai giới?

Kính bạch thầy, người phật tử ăn chay có ăn chay kỳ và ăn chay trường, con chưa hiểu tại sao phải ăn chay trong các ngày trai giới? 

Tại sao phải ăn chay trong các ngày trai giới?
Những ngày trai là những ngày gì? Kính xin thầy từ bi giải đáp cho chúng con được rõ.
Theo kinh Thế Ký trong Trường A Hàm và Luận Đại Trí Độ nói, thì những ngày trai là ngày tuần thú của sứ giả các cõi trời Tứ Thiên Vương và trời Ma Hê Thủ La. Những vị này lãnh sứ mạng thị sát nhân gian xem sự hành thiện tu tập của nhân gian như thế nào rồi về tâu lại với Thiên vương. Nếu như mọi người biết lo làm lành tạo phước như bố thí và hiếu thảo với ông bà cha mẹ thì số lượng sinh thiên sẽ được gia tăng. Bằng ngược lại, thì sự sinh thiên sẽ bị giảm thiểu. Do đó, mà ở nhân gian người ta cố gắng tu tạo phước lành trai giới, chay tịnh trong những ngày trai để được sinh về các cõi trời. Đồng thời, vào những ngày trai các vị quỷ thần cũng thường du hành trong nhân gian và thường quở phạt gây ra tai họa cho những người không tu tập, kém phước đức. Chính vì thế, mà Phật dạy các hàng phật tử tại gia nên cố gắng tu tạo phước đức vào những ngày chay tịnh. Nhờ tăng trưởng phước đức tu trì mà có thể vượt qua mọi tai nạn khổ ách.

Triều đình phương Bắc xanh mặt vì tài phép thiền sư Việt

(Kiến Thức) - Nguyễn Minh Không là một thiền sư rất nổi tiếng. Những truyền kỳ về tài phép của ngài đến hôm nay vẫn được dân gian truyền tụng và ca ngợi.

Triều đình phương Bắc xanh mặt vì tài phép thiền sư Việt
Vua Tống hoảng sợ
Theo sách "Thiền uyển tập anh", sư vốn tên là Nguyễn Chí Thành, sinh năm 1076 tại làng Loại Trì, huyện Chân Định (nay thuộc tỉnh Nam Định). Năm 29 tuổi sư sang Thiên Trúc học đạo với thầy Sa-môn và học được phép lục trí thần.

Tin mới