Chồng làm được tiền không đưa tôi mà gửi em gái giữ

Thu nhập mỗi tháng vài chục triệu nhưng anh chỉ đưa cho tôi 5 triệu, còn lại gửi em gái ở quê giữ hộ...

Chong lam duoc tien khong dua toi ma gui em gai giu
Ảnh minh họa 
Người ta bảo "của chồng công vợ", nhưng những thứ mà chồng tôi làm ra thì không có bóng dáng của tôi, dù chúng tôi đã cưới nhau được hơn 10 năm, đi cùng nhau hết cả tuổi thanh xuân và tôi đã sinh cho anh hai đứa con xinh xắn.
Hơn 10 năm sau đám cưới, tôi chưa khi nào biết thu nhập của chồng được bao nhiêu tiền, vì anh không bao giờ nói chuyện thu nhập với tôi, cũng không đưa tiền lương cho tôi giữ.
Trước đây mỗi tháng, anh chỉ đưa cho tôi 3-4 triệu, còn lại thu nhập bao nhiêu anh gửi cả mẹ đẻ và em gái giữ. Khoảng 2 năm gần đây thì anh đưa tôi mỗi tháng 5 triệu, thi thoảng có tháng anh đóng học cho hai đứa trẻ nữa, còn lại không đưa cho tôi thêm bất cứ khoản nào, kể cả ngày Tết, lễ, dù phải chi tiêu rất nhiều.
Tôi hỏi anh tại sao không đưa tôi giữ, thì anh nói, nhờ em gái anh giữ hộ, muốn lấy lúc nào cũng được, có khi còn đầu tư vào đất đai, sinh lời. Có lần anh buột miệng tính với tôi, tổng số tiền anh đưa cho em gái đã được hơn 300 triệu đồng, khi nào cần thì lấy.
Nhưng khi anh cần đến thì em gái anh lại nói rất nhiều lý do, nào là cho người ta vay chưa đòi lại được, nào là đầu tư vào đất đai chưa bán được, nên lại nói anh xoay tiền cách khác.
Tôi thấy không tin tưởng được em gái anh, nên rất nhiều lần góp ý với anh về vấn đề này, rằng vợ chồng sống với nhau cùng nhau vun vén kinh tế, thu nhập của anh tôi phải là người giữ tiền, để chi tiêu gia đình, con cái học hành và sau này kiến thiết mọi thứ. Nhưng chồng vẫn không cho như vậy là đúng.
Em gái anh cũng là người tham lam, quen lấy tiền của anh tiêu sài, nên suốt ngày gọi điện cho anh bảo gửi tiền về, có khi lại bịa ra chuyện có lô đất ở quê rẻ, sinh lời tốt đang cần vốn đầu tư, chồng tôi nghe bùi tai lại gửi về một khoản tiền, nhưng đến khi anh cần đến lại không trả nổi cả gốc, chứ đừng nói là lãi.
Rõ nhất là cách đây mấy năm, chúng tôi mua nhà, sau khi tính toán vẫn còn thiếu một khoản, anh nói sẽ lấy khoản tiền gửi em gái giữ về là đủ, nhưng đến khi hỏi đến thì em gái anh quanh co đủ lý do và không có tiền để đưa, vợ chồng tôi để đủ tiền mua nhà thì lại phải vay lãi ngân hàng thêm.
Cứ nghĩ sau lần ấy anh sẽ sáng mắt ra, để từ đó không gửi tiền về cho em gái nữa thì em gái anh vẫn gọi và anh lại gửi về. Tôi nói chồng, thì anh lại bênh em gái, rồi hai vợ chồng to tiếng, anh đánh tôi tím cả mặt mà không có một lời xin lỗi nào.
Tôi buồn về thái độ sống của chồng và em gái của anh, nhưng không có cách nào để nói anh không gửi tiền về cho cô ta được. Còn cô em gái của anh, vì lòng tham mà bòn rút tiền của chồng tôi bao nhiêu năm qua, uống tranh cả sữa của con tôi mà không thấy xấu hổ, lương tâm cắn dứt.

Tuyệt chiêu đối phó với “bà cô”

Không hiếm những cô dâu phải vác đơn ra tòa chỉ sau một thời gian ngắn chung sống với mẹ chồng và sống chung với em gái chồng. 

Nhiều người còn khẳng định rằng họ thà để hôn nhân tan vỡ còn hơn phải chịu đựng tới “hai bà mẹ chồng”.
Có lẽ, em gái chồng là một trong những mầm mống gây nên bất hòa giữa hai vợ chồng. Em chồng chẳng phải huyết thống, cũng chẳng phải do ta chọn, cho nên mối quan hệ với em chồng phải chăng chính là sự bắt buộc phải “chung sống” và chịu đựng nhau. Vì thế, để “trị” được “Giặc bên Ngô” thì cách tốt nhất không phải là việc hơn thua mà chính là cách “chinh phục”.

Vợ chồng đưa nhau ra tòa ly hôn vì… em gái chồng

Tôi với chồng cưới nhau được gần một năm nhưng cuộc sống sau hôn nhân không đơn giản như tôi tưởng. Tôi với chồng thường xuyên cãi vã, chiến tranh vì… em gái chồng.

Nhi, em gái kém chồng tôi 8 tuổi. Cách đây nhiều năm, sau khi Nhi ra đời thì bố chồng tôi qua đời do bị tai nạn. Thấy Nhi chịu nhiều thiệt thòi, chồng tôi cưng chiều em gái như trứng mỏng. Ngày nào anh cũng nhắn tin, hỏi han, đi đâu cũng phải mua bằng được quà cho em gái.

Ứa nước mắt em chồng cho vay tiền mà như bố thí

Sau đó chồng tôi cũng trần tình, cực chẳng đã chúng tôi mới phải đến vay tiền em gái tôi.

Chị em tôi là trẻ mồ côi từ nhỏ. Nói đúng hơn, tôi sinh ra đã là trẻ mồ côi, còn em gái tôi là người được tôi dẫn về năm tôi 15 tuổi. Hôm ấy, khi tôi đang nhặt nhạnh sắt vụn để mang đi bán thì nhìn thấy một đứa trẻ ăn mày nhếch nhác. Con bé lúc đó đói đến mức muốn lả đi. Thấy vậy, tôi đưa con bé về nhà mình và xin bà ngoại đứng ra nhận nuôi con bé. Từ đó, chúng tôi là chị em của nhau.