Chống người thi hành công vụ ở chốt COVID-19: Làm sao ngăn ngừa?

Thời gian qua, khi nhiều địa phương áp dụng biện pháp giãn cách xã hội để phòng dịch COVID-19, tình trạng chống người thi hành công vụ đã xảy ra tại một số địa phương. Dư luận đặt câu hỏi, làm sao để ngăn ngừa?

Mới đây, sự việc một nam thanh niên không chấp hành, bỏ chạy, chống người thi hành công vụ khiến Thượng úy Phan Tấn Tài, cán bộ Đội CSĐT tội phạm về ma túy, Công an quận 6, Công an TP Hồ Chí Minh hy sinh là một ví dụ điển hình.
Khoảng 18h50 ngày 2/8, Tổ tuần tra liên phường gồm 4 cán bộ chiến sỹ, trong đó có thượng úy Phan Tấn Tài làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phòng chống dịch. Trên đường tuần tra, Tổ công tác phát hiện một thanh niên tên Hứa Hán Võ (SN 1994, ngụ quận 6, TP Hồ Chí Minh) ra đường không cần thiết, vi phạm quy định phòng chống dịch. Khi tổ tuần tra tiến hành kiểm tra giấy tờ, phát hiện nghi vấn đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy nên đã yêu cầu đối tượng về trụ sở Công an phường 11, quận 6 để giải quyết. Trên đường đi, đối tượng không chấp hành, phóng xe bỏ chạy nên tổ tuần tra đuổi theo.
Chong nguoi thi hanh cong vu o chot COVID-19: Lam sao ngan ngua?

Hán Văn Võ lúc bị Tổ tuần tra kiểm tra hành chính. 

Trong quá trình truy đuổi, Võ có dấu hiệu ép xe khiến xe của thượng úy Phan Tấn Tài lao lên vỉa hè, va đập vào tường nhà dân trên đường Lò Gốm, phường 8, quận 6. Thượng úy Phan Tấn Tài được đưa đi cấp cứu nhưng đến 21h30 cùng ngày không qua khỏi. Đáng chú ý, sau khi xảy ra sự việc, Võ đến công an trình diện, qua test nhanh dương tính với chất ma túy.
Trong ngày 4/8, Công an thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, cũng khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Quang Duy (30 tuổi, người địa phương) để điều tra về tội Chống người thi hành công vụ. Chiều 31/7, tại chốt kiểm soát COVID-19 khu phố Phước Sơn, phường Phước Bình, khi nhắc nhở do mang khẩu trang không đúng cách, đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, Duy không chấp hành còn văng tục, đấm vào mặt thành viên chốt kiểm soát COVID-19.
Cùng ngày, Công an huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, cho biết, đang tạm giữ hình sự đối tượng Trần Thị Tuyền (42 tuổi, cư trú ấp Hòa Hưng 1, xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân) về hành vi "Chống người thi hành công vụ". Chiều 3/8, tổ tuần tra kiểm soát dịch huyện Phú Tân phát hiện ông Nguyễn Phú Cường (50 tuổi, trú tại tổ 8, ấp Hòa Hưng 1) ra đường không thật sự cần thiết theo Chỉ thị 16 nên lập biên bản. Tuy nhiên, Tuyền (vợ ông Cường) đi đến chửi bới tổ tuần và xông đến đánh một công an viên.
Chong nguoi thi hanh cong vu o chot COVID-19: Lam sao ngan ngua?-Hinh-2
Tuyền có hành vi đánh công an viên. 
Trên đây chỉ là ba ví dụ mới nhất về tình trạng chống người thi hành công vụ trong phòng chống dịch bệnh COVID-19. Dư luận đặt câu hỏi, làm sao ngăn chặn tình trạng trên tiếp diễn?
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, PGS.TS. Lâm Bá Nam, Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho rằng, trước diễn biến phức tạp của làn sóng dịch COVID-19 thứ 4 tại nhiều địa phương, các biện pháp chống dịch như giãn cách xã hội mà Trung ương đến địa phương triển khai thực hiện đã có hiệu quả tốt, phần lớn nhân dân ủng hộ bởi phòng, chống dịch là trên hết và đây cũng là trách nhiệm của người dân.
Tuy nhiên, cũng có một bộ phận người dân dù không nhiều đã có hành vi chống lại các biện pháp cưỡng chế thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch của nhà nước và chính quyền địa phương, chống lại lực lượng thi hành công vụ.
Phân tích về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên, PGS.TS. Lâm Bá Nam cho rằng, trước hết do một bộ phận người dân chưa hiểu, không hiểu và cố tình vi phạm về chủ trương chính sách chung thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
Thứ hai, công tác tuyên truyền vận động chưa phổ cập hết trong mọi cộng đồng cư dân. Mặc dù thời gian qua, chúng ta đã đẩy mạnh tuyên truyền trên nhiều phương diện trực tiếp, gián tiếp trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, dường như chưa rộng khắp trong toàn bộ người dân.
Thứ ba, là do tư duy tùy tiện của một bộ phận người dân trong chấp hành chính sách, pháp luật. Cùng với đó, ý thức công dân kém về hiểu biết, nhận thức. Trong phòng chống dịch, không phải công dân nào cũng có thể làm tất cả những quyền vốn có, mọi thứ phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật cũng như các quy định phòng chống dịch bệnh, người dân phải chấp hành.
“Cho nên ý thức này của một bộ phận người dân, dù không nhiều nhưng rất kém. Cái tôi cá nhân trỗi dậy. Thực ra người Việt Nam có lúc trỗi dậy cái tôi cá nhân, tính tự do, vô pháp trong ứng xử cộng đồng, không xác định được mối quan hệ công dân với nhà nước. Vì thế dẫn đến các hiện tượng như vậy”- PGS.TS. Lâm Bá Nam.
Chong nguoi thi hanh cong vu o chot COVID-19: Lam sao ngan ngua?-Hinh-3
 PGS.TS Lâm Bá Nam.
Theo Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam, để ngăn ngừa, ngăn chặn tình trạng trên tiếp diễn, cần phải tuyên truyền rộng hơn.
“Tuyên truyền có hai mặt. Một mặt tuyên truyền về chính sách, pháp luật và một mặt phê phán những hành vi vi phạm, chống đối. Cần phải có định hướng phê phán hành động không đúng, không phù hợp trong bối cảnh chống dịch hiện nay. Người dân cần phải hiểu biết và được cung cấp về mặt thông tin”- ông Lâm Bá Nam nói và cho rằng, qua những đợt chống dịch có thể thấy, tính cách người Việt dễ thích nghi, trong bối cảnh chống dịch có yếu tố mang tính thời chiến như hiện nay, người dân cũng thích nghi nhanh trong hoàn cảnh này.
Tuy nhiên, ông Nam cho rằng, vẫn còn một bộ phận thích nghi kém. Vì vậy, dễ dẫn đến hành động tự phát và hành động pháp. Đáng chú ý, hành động này không chỉ người dân mà còn có cả một số cán bộ trong bộ máy Nhà nước.
“Bất luận là người lao động chân tay hay là cán bộ, khi vi phạm phải xử nghiêm minh, công bằng. Biện pháp xử lý chính là công cụ, là cách thức để tuyên truyền và vận động dân chúng. Tuy nhiên, gần đây vẫn còn tình trạng thiếu minh bạch, thiếu công bằng giữa dân, những người lao động với những cán bộ, tạo nên sự mất niềm tin trong bộ phận nhân dân”- PGS.TS. Lâm Bá Nam nêu ý kiến.
Theo PGS.TS. Lâm Bá Nam, cần phải đưa ra công luận một cách rộng rãi hơn, công khai hơn. Bộ máy báo chí tuyên truyền phải làm mạnh hơn, phải đưa thông tin đến với người dân. Hiện nay có rất nhiều kênh để đưa thông tin đến người dân, thông tin chính thống phải đi trước một bước, nhất là trong thời điểm chống dịch như hiện nay để nâng cao nhận thức, tạo sự ủng hộ, đồng thuận của người dân.

>>> Mời độc giả xem thêm video Chủ tịch nước kêu gọi đoàn kết để chống COVID-19:

Nguồn: VTV 1

Sĩ gái cà khịa Công an thanh niên nhận cái kết không thể đắng hơn

(Kiến Thức) - Sĩ gái, nam thanh niên chống người thi hành công vụ khiến CĐM bức xúc để lại dòng bình luận gay gắt.

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện một clip dài hơn 1 phút ghi lại hình ảnh một thanh niên sĩ gái đứng cãi nhau với công an thu hút sự chú ý của nhiều người.
Vụ việc được cho là xảy ra tại phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Một thanh niên bị thu xe nhưng không phục, sĩ gái cãi lại công an phường. Không chỉ cãi, thanh niên này còn có những hành động chống người thi hành công vụ như nói to, hất hàm, và vu khống cho cán bộ công an phường ăn trộm.

Nhóm thanh niên đâm trọng thương thượng úy CSGT

Các đối tượng không chấp hành mà điều khiển xe lao thẳng vào tổ công tác, trong đó có 1 đối tượng đánh võng, va chạm vào thượng úy Lê Thanh Toàn hậu quả khiến thượng úy Toàn bị thương nặng. 

Ngày 12/3, Công an huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, vụ nhóm thanh niên “thông chốt”, đâm trọng thương thượng úy CSGT xảy ra vào khoảng 16h ngày 11/3, trong lúc tổ công tác thuộc Đội CSGT, Công an huyện Bình Xuyên thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông tại đường 36, đoạn qua thị trấn Gia Khánh, Bình Xuyên đã bị tài xế điều khiển xe mô tô đâm trúng.

Tin mới