Chồng nổi khùng chỉ vì quên gửi tiền phụng dưỡng cho mẹ anh

Cô ích kỷ lắm, chỉ biết nghĩ đến mình. Rồi sau này xem con cái đối xử với cô ra sao - Thành mắng Ngọc xơi xơi.

Thu nhập hàng tháng của Thành - Ngọc khoảng 20-22 triệu. Số tiền đó lo cho 2 đứa con, tiền ăn ở sinh hoạt rồi tiền trả góp căn nhà vừa mua là vừa hết, nhiều khi chưa hết tháng đã hết tiền. Thành là một shipper kiêm xe ôm tự do nên kiếm tiền bấp bênh hơn vợ nhiều. Ấy vậy mà anh còn bắt vợ hàng tháng phải gửi tiền về phụng dưỡng mẹ già ở quê.

Thành nói rằng mẹ anh đã hết tuổi lao động, bố anh mất sớm, bà cũng chỉ có anh là con trai duy nhất, nên Ngọc muốn làm gì thì làm, mỗi tháng đều phải trích ra 4 triệu để gửi về.

Ngọc cũng vâng lời chồng gửi tiền đều như vắt tranh về quê. Tuy nhiên năm nay dịch bệnh, công việc của cả hai đều bị ảnh hưởng, đứa lớn lại vào lớp 1, tiêu tốn hơn rất nhiều. Chính vì vậy mấy lần Ngọc đã đề nghị với chồng xem xét giảm tiền cho mẹ anh xuống, vì ở quê thì tiêu gì hết 4 triệu, bà cũng có lương trợ cấp rồi, nhưng Thành không nghe. Anh còn nặng lời mắng cô là bất hiếu, ích kỷ.

Chong noi khung chi vi quen gui tien phung duong cho me anh

Mẹ chồng suốt ngày than thở nghèo khó, không có tiền. (Ảnh minh họa)

Đầu tuần trước, mới sáng ngày ra mẹ chồng đã gọi điện lên thăm cháu. Bà gọi thẳng cho Thành. Khi ấy anh còn chưa đi làm nên Ngọc có thể nghe hết nội dung cuộc nói chuyện giữa chồng và mẹ anh. Ngọc thấy mẹ chồng hỏi thăm thì ít nhưng kể nghèo kể khổ thì nhiều.

Bà than thở nhà thiếu cái này, hỏng cái kia. Cái chăn Ngọc mới mua cho mẹ chồng năm ngoái, ấy vậy mà năm nay bà đã kêu cũ, không còn giữ được nhiệt... Rồi bà lại kêu đau chân, đau tay, nhức mỏi đầu gối không đi làm đồng được... Cuối cuộc điện thoại mẹ chồng chốt nhẹ 1 câu: "Con bảo Ngọc tháng này gửi tiền sớm cho mẹ nhé, để mẹ còn đi khám bệnh".

Vừa cúp máy, Thành đã bắt Ngọc gửi tiền tháng này về cho mẹ anh. Cô đồng ý nhưng đến sáng thứ 7 tuần trước, khi bà gọi lên nói bóng gió rằng chưa nhận được tiền, thế là bắt đầu sinh chuyện.

Ngọc vừa về đến nhà, chưa kịp thở thì Thành đã chạy ra sồn sồn mắng: "Sao tôi bảo cô gửi tiền cho mẹ mà đến nay mẹ vẫn chưa nhận được tiền. Cô không muốn gửi thì bảo tôi chứ lại chơi cái trò mèo lờ đi như thế?".

Ngọc không hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện thế nào nhưng nhắc đến tiền gửi về cho mẹ, cô lập tức hiểu. Ngọc vừa cởi áo khoác vừa giải thích với chồng: "Em chưa gửi vì chưa chạy được tiền. Công ty em thì chưa trả lương. Tiền anh đưa thì em nộp học cho con hết rồi. Vay tiền thì cũng phải đợi người ta cho vay chứ muốn là có ngay đâu. 4 triệu anh nghĩ là nhỏ à mà nói cái người ta cho mượn luôn?".

Tuy nhiên Thành vẫn không tin lời vợ, anh đòi kiểm tra số tài khoản rồi không tiếc lời mạt sát cô: "Cô không muốn gửi thì đúng hơn ấy. Tôi mới đưa cho cả chục triệu thì làm gì mà hết. Cô ích kỷ lắm, chỉ biết nghĩ đến mình. Rồi sau này xem con cái đối xử với cô ra sao?".

Quá bức xúc, Ngọc ném chiếc điện thoại về phía Thành để cho anh nhìn rõ tài khoản còn dưới 10.000 đồng của mình. Ngọc cũng không nấu cơm trưa nữa mà về thẳng phòng mình.

Đến tầm chiều, khi 2 đứa con đi học về, Ngọc bắt chuyến xe cho cả nhà về thẳng quê chồng. Cô bảo anh không nên gọi cho mẹ rồi sẽ xem được cảnh hay. Thành cũng thắc mắc nhưng vợ nói thế nên không làm trái ý.

Khi cả nhà về đến quê thì cũng đã nhá nhem, tầm 6-7 giờ tối. Mới ở đầu ngõ anh đã nghe trong nhà mình tiếng nói cười rôm rả, cả tiếng nói bậy của nhiều người.

Chong noi khung chi vi quen gui tien phung duong cho me anh-Hinh-2

Ảnh minh họa.

Vội vàng bước vào nhà, Thành sốc khi chứng kiến gần 2 chục người đang dán mắt vào chiếc tivi nhỏ của mẹ anh để xem chương trình quay xổ số. Hóa ra tất cả đây đều là "bạn đề" của mẹ Thành. Chưa hết, mẹ anh còn trải chiếu, sắp sẵn mấy bộ bài để cả hội chuẩn bị sát phạt nhau.

Bấy giờ Thành mới hiểu, thì ra ngay từ đầu tuần mẹ anh đã gọi điện thúc giục chuyện gửi tiền về để bà chơi bài. Thành sốc không nói lên lời vì không ngờ mẹ mình lại thành con nghiện lô đề, bài bạc thế này.

Mặt Thành đỏ bừng, anh hất hết con bài trên chiếu rồi đuổi mọi người về. Mẹ anh thì ái ngại với con trai và với mọi người nên chỉ đứng yên 1 góc không nói câu gì.

Hóa ra, Ngọc đã biết được việc này từ trước do 1 lần gặp đứa em họ cùng quê chồng. Cô âm thầm nhờ người điều tra thì biết được việc này. Ngọc cũng đã từng nói bóng gió với Thành nhưng anh không tin. Cô đành để anh tận mắt chứng kiến tất cả.

Tối hôm đó, khi cả nhà ngồi lại với nhau. Mẹ Thành lí nhí nói lời xin lỗi vợ chồng Ngọc. Tiền vợ chồng cô gửi bà đã "nướng" hết vào đây. Quá bức xúc với mẹ, Thành tuyên bố không gửi tiền trợ cấp về nữa. Sau đó anh lôi vợ con lên xe trở ngược lại Hà Nội.

Ngồi trên taxi, Thành mới cảm thấy xấu hổ. Anh tự nhiên thấy hối hận vì những lời mạt sát vợ mình. Hơn nữa, Thành cũng thấy thương vì nhiều đêm chứng kiến Ngọc lọ mọ làm đến 2-3 giờ đêm để kiếm thêm thu nhập cho cái nhà này. Càng nghĩ anh càng giận mẹ.

Mãi cho đến lúc xuống xe, Thành mới cầm tay Ngọc lại và gửi đến cô lời xin lỗi chân thành.

Mẹ chồng xúi con trai, bày kế hòng “xoá tên” con dâu

Trước mặt tôi, mẹ chồng luôn “chỉnh” con trai phải chăm lo vun vén cho vợ con, nhưng dần dần tôi mới biết bà luôn ép con trai nộp tiền quỹ đen đề phòng nhỡ sau này ly hôn.

Tôi và chồng ra ở riêng được 3 năm nay, những tưởng tôi "thoát" được sự can thiệp, xét nét của mẹ chồng nhưng càng ngày tôi càng nhận ra, giữa chồng và mẹ chồng tôi có nhiều "mờ ám". Nhà chồng có hai anh em trai, nếu như với cậu em, ông bà hết sức quan tâm, mua nhà ở riêng ngay sau khi cưới, còn với vợ chồng tôi dù muốn ra ở riêng, nhưng ông bà ngăn cản, tìm đủ lý do để giữ.

Sống cảnh làm dâu tôi cảm thấy ngột ngạt đủ đường, bố mẹ chồng khó tính, hễ con cái khóc là tôi bị mắng là có mỗi việc chăm con mà không biết dỗ dành. Cơm nước, chợ búa hàng ngày tôi phải cáng đáng, bỏ tiền ra mua nhưng nơm nớp lo không vừa ý bố mẹ, chồng con là bị mắng. Vợ chồng cậu út thường xuyên qua ăn cơm, nhưng như là khách quý, không mua bán bất cứ thứ gì, thậm chí sát bữa ăn mới đến để trốn nấu nướng.

Sau 10 năm, vợ chồng tôi quyết tâm ra ngoài ở riêng, ông bà đồng ý và đưa khoản tiền trị giá 40% ngôi nhà cho vay với điều kiện nhà mua sang tên thẳng cho bố mẹ chồng tôi, sau nay trả hết tiền sẽ làm thủ tục sang tên của vợ chồng tôi. Lúc đó, vì rất muốn ra ở riêng nên tôi không nghĩ ngợi gì, vì ông bà đứng tên cũng sau này cho con cái thôi, không chồng tôi thì con tôi là cháu đích tôn. Vậy là tôi tất tả đi vay mượn bạn bè, họ hàng nhà ngoại cũng khoảng 30% tiền nhà, còn lại là tiền vợ chồng tôi tích cóp được.

Ở riêng rồi, tôi cũng không được yên thân, ngoài việc suốt ngày mẹ chồng gọi điện như tra khảo cho con trai bà ăn gì, cháu nội bà ăn gì. Nếu ít món bà mắng mỏ thẳng thừng quy kết tôi cho chồng con ăn uống kham khổ để lấy tiền mua sắm quần áo, mỹ phẩm. Nhà ở gần nên hầu như tuần nào ông bà cũng sang ở vài ngày, xét nét đủ mọi thứ.
Me chong xui con trai, bay ke hong “xoa ten” con dau
 Mẹ chồng khó tính, còn bí mật "nắm đằng chuôi" về tiền bạc, nhà cửa cho con trai.

Mẹ chồng tôi làm dâu

Về làm dâu nhà chồng được hơn sáu tháng mà thời gian tôi được gần gũi, sống cùng mẹ chồng chẳng được bao nhiêu.

Vừa cưới nhau được vài hôm, mẹ chồng tôi bảo: “Các con ở nhà trông coi nhau, mai mẹ phải về quê, bà nội ốm phải vào viện. Các chú, các cô thì vẫn còn công tác, dù sao mẹ cũng về hưu rồi, nên rảnh hơn, sẽ nhận việc chăm sóc bà, bà bị bệnh này chắc nằm viện sẽ lâu đấy. Đi ngủ nhớ khóa cửa chính, cửa klên sân thượng, gái chốt cửa sổ nhé, kẻo vợ chồng ngủ say, có gì trộm nó khua sạch”. Sáng hôm sau tôi chở mẹ bằng xe máy ra bến xe về quê. Đằng trước, đằng sau, bên phải, bên trái, chỗ để chân, chỗ nào cũng treo túi, lỉnh kỉnh đồ dùng, thức ăn, sữa hộp, thuốc men.
Me chong toi lam dau
 (Ảnh: minh họa)

Tin mới