Chồng tốt với tất cả mọi người trừ... vợ

Tôi chỉ được coi là cái máy đẻ và chăm con. Tiền không có để tiêu, cũng chẳng hy vọng giấu giếm biếu cha mẹ đẻ. 

Chồng tốt với tất cả mọi người trừ... vợ

Chồng tôi là một giám đốc nổi tiếng trong thương trường vì giỏi, vì nâng đỡ bao đàn em, giúp đỡ bao nhiêu người nghèo có việc làm, có miếng cơm, manh áo. Các nhân viên nữ nhìn anh thèm muốn vì hiếm gặp sếp nào tâm lý, tử tế thế.

Tôi từng là hotgirl của một trường đại học dân lập. Anh biết tôi vì chính là nhà tài trợ cho cuộc thi nữ sinh thanh lịch của trường tôi năm đó và tôi lại là quán quân. Từ đêm thi đó, anh săn đón tôi như một gã thợ săn khát con mồi ngon.

Những ngày tháng tôi được đại gia săn đón giống như thiên đường, trước bao nhiêu ánh mắt ghen tỵ của lũ con gái cùng trường, lẫn sự hậm hực của các chàng trai theo đuổi mình.

Thế rồi tôi nhận lời yêu anh, chẳng lâu sau anh đòi cưới. Nghĩ đời con gái gặp được chỗ đâu vào đấy thế này để dựa thì còn gì phải lăn tăn nên tôi đồng ý cưới chồng khi học năm 3 đại học.

Lấy chồng gấp, lại bầu ngay nên tôi đành tạm gác chuyện học hành khi chưa kịp lấy tấm bằng. Thế là tôi chuyển sang “nghề” làm vợ làm mẹ chuyên nghiệp.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Và cũng từ đây thế giới tuyệt vời khi anh theo đuổi tôi đã biến mất. Chồng tôi cứ đi biền biệt tối ngày, để mong ăn với anh một bữa cơm cũng khó. Mỗi tuần, anh quẳng cho tôi một ít tiền đủ chi tiêu chợ búa và không đoái hoài gì tới vợ.

Khi nào anh muốn thì về ngủ với vợ. Khi nào hứng lên anh lại đi qua đêm không một lời nhắn nhủ. Vợ có gọi điện, nhắn tin cũng không thèm trả lời và không thèm tắt máy. Anh bảo tôi đừng có gọi điện, nhắn tin khi anh ra ngoài, lúc nào thích sẽ tự về. Tôi gần như trầm cảm khi suốt ngày nhịn đói đợi cơm chồng mà không biết anh có về ăn không.

Tệ hơn, anh không cho tôi đi học tiếp hay đi làm vì bảo ở nhà chăm con. Trong vòng 3 năm tôi kịp sinh 2 con nên không còn thời gian làm gì khác ngoài chăm con.

Anh không cho tôi thuê osin vì không muốn vợ vứt con cho osin để đi lung tung. Anh còn hạn chế việc ra ngoài của tôi bằng cách cho trợ lý mua sẵn sữa, bỉm cho con để giảm tiền đưa vợ. Chồng tôi sợ để vợ có nhiều tiền thì dễ hư hỏng, chơi bời.

Mang tiếng là lấy chồng hoành tráng mà đời tôi còn tệ hơn lấy chồng lương ba cọc ba đồng. Tôi chỉ được coi là cái máy đẻ và chăm con. Tiền không có để tiêu, cũng chẳng hy vọng giấu giếm biếu cha mẹ đẻ. Tôi mua gì cũng phải ngửa tay xin chồng và trình hóa đơn đầy đủ.

Mỗi lần về thăm nhà, chồng mua gì, cho gì bố mẹ đẻ thì tôi biết thế. Anh lại rất hào phóng với nhà vợ. Lần nào về cũng biếu tiền, mua đủ quà cho nhà ngoại từ ông bà tới cháu chắt.

Trong mắt mọi người chồng tôi rất tử tế nên ai cũng nghĩ tôi quá sung sướng, ăn không ngồi rồi, chồng lo từ A tới Z, chẳng còn gì hơn.

Cái sự thích chiếm hữu và ghen tuông vô lối của chồng còn khiến tôi phát điên. Mỗi lần đề cập tới chuyện đi làm, chồng tôi chỉ khăng khăng: “Em đi làm để làm mồi cho bọn đàn ông “chén” à. Ở nhà chăm con cho lành, giờ không tin được thằng đàn ông nào hết. Ba bữa đi làm thì lại bồ bịch, nhục mặt chồng”.

Chồng ngăn cấm, tôi cũng chưa có bằng đại học nên xin việc cũng khó. Tôi cũng không thể đi học tiếp vì không ai giúp trông hộ con. Anh chỉ đồng ý cho các bà ở chơi với cháu vài hôm chứ không cần giúp chăm cháu.

Thế rồi, một ngày tệ hại, một cô gái trẻ trung xuất hiện trước cổng nhà tôi và nói: “Em có bầu với chồng chị, anh ấy yêu em. Chị hãy buông tha cho anh ấy”. Tôi bất động, cảm giác như mình đang rơi tự do.

Nhìn cô gái ấy vô cùng sành điệu, trên người khoác toàn đồ hiệu đắt tiền. Tôi hiểu rằng chính anh là chủ nhân của những món đồ kia. Hồi anh còn săn đón tôi, tôi cũng được hưởng những thứ như cô ta. Thế nhưng trở thành vợ anh thì mọi chuyện đã thay đổi 180 độ.

Mang tiếng vợ đại gia nhưng tôi chỉ được mặc những bộ đồ hàng chợ vài trăm ngàn. Tôi cũng không có cơ hội tham gia các cuộc giao lưu của chồng để khẳng định “chủ quyền”. Chuyện anh có bồ, tôi cũng không có “cơ hội” được biết dù loáng thoáng vì chồng “bế quan tỏa cảng” các mối quan hệ của tôi.

Tôi cố gắng liên lạc với anh nhưng không được. Tối hôm đó, chồng tôi không thèm chối tội: “Em không cần quan tâm tới cô ta, đó chỉ là phút qua đường thôi. Anh sẽ cho cô ta đủ tiền để sinh con và nuôi con một mình”.

Tôi như phát điên vì cái thái độ “như chưa có gì xảy ra” của anh. Tôi là vợ anh nhưng chẳng khác vô hình trong mắt anh. Tôi có gào vào mặt anh những bức xúc dồn nén 5 năm nay, anh cũng coi như không quan tâm.

Và rồi anh ta làm như lời mình nói thật. Anh ta mua cho cô gái kia nhà, cung phụng tiền đủ hai mẹ con sống sung túc. Tôi mang tiếng là vợ cả nhưng sống không bằng “vợ lẽ”.

Cô bạn thân duy nhất của tôi biết chuyện chỉ một mực khuyên: “Mày vẫn xinh đẹp như này, hãy làm lại cuộc đời đi. Hãy bắt đầu bằng cách đi học, đi làm nếu không sẽ có ngày chồng cho mày ra đường khi anh ta muốn một cô vợ khác thay thế”.

Nhưng chồng tôi đã tuyên bố thẳng nếu tôi đi làm thì sẽ ly dị. Tôi không yêu chồng nhưng tôi bấn loạn vì cái cảm giác sẽ phải ra đường. Một đứa không nghề nghiệp như tôi sẽ bắt đầu bằng gì? Nếu chồng nhất định không cho nuôi con và cho chút tài sản nào thì đời tôi xuống vực thẳm.

Trả giá cho sự lăng nhăng

Cũng như Nhi, Sơn đang phải trả giá cho những toan tính vụ lợi của chính mình…

Trả giá cho sự lăng nhăng

Nhận tấm thiệp cưới của Nhi, tôi cứ đinh ninh chú rể là Đức, nhưng mở ra lại thấy một cái tên lạ hoắc. Sau ngày cưới, Nhi lột xác thành quý bà sang trọng. Bảy năm sau gặp lại, thêm một lần nữa, cô ấy làm tôi kinh ngạc…

1. Nhi và Đức quen nhau khi cả hai còn là sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Ra trường, bạn bè ai cũng nghĩ họ sẽ sớm nên vợ nên chồng. Vậy mà...

Chú rể là Thịnh, Việt kiều Singapore. Nhi kể, đây là cuộc hôn nhân đã được hai bên gia đình sắp đặt trước. Nếu cô không chấp nhận, mẹ cô sẽ tự tử. Không biết Nhi nói có thật lòng không, nhưng nếu chỉ nhìn bên ngoài thì Thịnh có nhiều cái hơn Đức như đẹp trai hơn, giàu có hơn… Bằng chứng của sự giàu có đó là sau ngày cưới, Nhi bỏ hết đồ cũ, xài toàn hàng hiệu. Chiếc xe Max màu tím chở đầy tình yêu của cô và Đức cũng được thay bằng chiếc Dylan màu xanh ngọc. Thỉnh thoảng tôi vẫn gặp Thịnh đưa đón Nhi đi làm, đi mua sắm và thầm ghen tỵ với hạnh phúc của cô.

Nhưng, dường như Nhi không bằng lòng với hạnh phúc của mình. Cứ mỗi lần Thịnh qua Singapore công tác, Nhi lại tìm cách để “vui vẻ” với Đức. Nhi bảo, người cô yêu là Đức. Cô lấy Thịnh không chỉ vì chữ hiếu, mà còn vì tiền. Khi Thịnh đi công tác về, cô vẫn làm tròn bổn phận của một người vợ…

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Sau nhiều năm, gặp lại Nhi, thêm một lần nữa, cô gây sốc cho bạn bè. Nhi giờ trông tiều tụy và thật đáng thương.

Cô kể, sau nhiều năm vụng trộm với nhau, một ngày Đức “ném” vào mặt cô cái thiệp cưới, mỉa mai: “Tôi chỉ trả lại những gì cô đã cho tôi mà thôi”. Đau đớn, tủi nhục nhưng Nhi nghĩ mình vẫn còn có chồng, tự hứa sẽ hết lòng với chồng. Cô quyết định sinh con cho Thịnh, nào ngờ anh ta nói: “Cô có thai với thằng Đức, bây giờ nó bỏ cô, cô định lừa tôi nữa sao?”. Rồi Thịnh chuyển công tác về Việt Nam. Vài ba ngày, anh ta lại dẫn gái về nhà quan hệ ngay trên giường của vợ chồng cô. Anh ta còn thường xuyên đi nhậu về khuya, bắt cô hầu hạ. Không ít lần anh ta mượn rượu đánh đập cô. Khốn nạn hơn là trước mặt gia đình Nhi, Thịnh luôn luôn tỏ ra mình là người cao thượng, dù biết mối quan hệ của Nhi và Đức nhưng anh ta vẫn tha thứ. Vì vậy, Nhi có nói gì, gia đình cô cũng không tin. Khi Nhi nói muốn ly hôn, mẹ cô lại dọa tự tử. “Mẹ tôi mắc bệnh tim nặng, một cú sốc nhỏ cũng có thể lấy đi mạng sống của bà”, Nhi nói. Đó cũng là lý do buộc cô phải chịu đựng một cuộc sống chẳng khác địa ngục…

2. Không chỉ có ngoại hình hấp dẫn mà ngay cả giọng nói cũng rất quyến rũ, vậy mà dù có nhiều cô gái “xin chết”, Sơn đều từ chối. Thế rồi, anh làm bạn bè té ngửa khi quyết định lấy Hà - vừa "cứng tuổi", vừa khiêm tốn nhan sắc, như nhận xét của mọi người.

Với Sơn, người anh lấy không phải là Hà mà là cái ghế phó giám đốc công ty của cha vợ. Chân ướt chân ráo từ miền Bắc vào TP.HCM, Sơn chẳng có gì ngoài gương mặt bảnh bao, nên anh phải tận dụng để kiếm một chỗ nương thân, sau này tính tiếp. Nhưng, người tính không bằng trời tính…

Sau ngày cưới chẳng được bao lâu, cha vợ Sơn bị kỷ luật phải về hưu sớm, toan tính của Sơn đổ sụp. Sơn đang loay hoay kiếm chuyện để ly hôn thì Hà có thai, lại là song thai. Dù có tàn nhẫn đến đâu thì Sơn cũng phải đợi Hà sinh con rồi mới bàn đến chuyện chia tay.

Hà chưa kịp sinh con, cha vợ lại “đuổi khéo” vợ chồng Sơn ra ngoài ở riêng, thế là hai vợ chồng phải đi thuê phòng trọ. Hà học hành không đến đâu, lại đang bụng mang dạ chửa nên không xin được việc làm. Sơn phải lăn ra làm để có tiền lo cho vợ. Hai đứa trẻ ra đời, gánh nặng càng nặng thêm. Đã vậy, con vừa mới dứt sữa, Hà lại thông báo với chồng: “Em có thai rồi”…

Tiền lương của Sơn không đủ để mua sữa cho con, nói chi đến chuyện quần là, áo lượt như trước đây. Sau một thời gian ngắn lấy Hà, từ một người đàn ông phong độ, Sơn trở thành kẻ bê tha, nợ nần như chúa chổm.

Gặp Sơn, bạn bè hay gọi là “ông 53” vì mới 35 tuổi mà trông Sơn tiều tụy chẳng khác nào một ông lão. Sơn kể, đôi lúc cũng muốn ly hôn, bỏ quách cô vợ vừa già, vừa xấu, lại vừa vụng về cho nhẹ cái thân. Khổ nỗi, nếu Sơn bỏ cô ta thì mấy đứa trẻ sẽ ra sao. Hơn ai hết Sơn hiểu, Hà không đủ năng lực để nuôi con khi không có chồng. Vả lại, Sơn cũng không đành lòng chia cắt tình mẫu tử, tình anh em của các con khi chúng còn quá nhỏ.

Cũng như Nhi, Sơn đang phải trả giá cho những toan tính vụ lợi của chính mình…

Đàn ông nhà tôi có gen ngoại tình

Ai mà ngờ, thằng con trai mà tôi hết mực yêu quý cũng “học tập” bố nó dính vào chuyện trai gái. 

Đàn ông nhà tôi có gen ngoại tình

Suốt những năm trẻ thơ, tôi đã phải chứng kiến mẹ đau đớn, khổ sở tột cùng trước sự phản bội của bố. Bao lần nhìn mẹ giận dữ, la mắng bố, bao lần nhìn mẹ khóc là từng ấy lần tôi lại tự nhủ sau này quyết không để cho bất cứ người đàn ông nào có thể làm đau tôi như mẹ đã để cho bố làm đau mẹ.

Vì có một ông bố như thế nên khi lớn lên, tôi đâm ra cẩn thận, thậm chí có phần còn sợ hãi với tình yêu. Suốt thời đi học cho đến khi đi làm, tôi không thể mở lòng với bất kì ai. Hễ có người nào tỏ vẻ có ý, tôi lại tìm cách lảng tránh. Người chồng của tôi bây giờ là người thực sự đã mở được cánh cửa khép kín trong tâm hồn tôi. Trước sự quan tâm, chia sẻ, thấu hiểu của anh ấy, tôi đã cảm động và “chịu khuất phục”. Nhưng hạnh phúc chẳng bao giờ bền lâu, chỉ có nỗi đau là kéo dài mãi. Đến chồng tôi cũng phản bội tôi.

Tôi đã tự hỏi rất nhiều lần tại sao lại như vậy. Tôi đã cố gắng rất nhiều, cố gắng hết sức chăm lo cho cái gia đình bé nhỏ của mình vì không muốn lặp lại vết xe đổ của bố mẹ, không muốn con cái cũng phải chịu nỗi đau như mình đã từng chịu. Vậy mà tại sao? Tôi đã hỏi chồng, tôi có lỗi gì. Anh ấy chỉ bảo lỗi không phải của tôi. Tất cả đều là tội lỗi của anh ấy, là do anh ấy không kiềm lòng được. Sống ở đời thật lắm chuyện buồn cười! Đã biết là tội lỗi, là sai lầm, tại sao vẫn còn làm…

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Giờ tôi lại càng thấm thía hơn nỗi khổ mà mẹ tôi đã phải cắn răng chịu khi xưa. Vì con vì cái mà cố nuốt nỗi đau vào sâu trong lòng, cố chấp nhận một ông chồng ngoại tình để con cái của mình có thể sống trong một gia đình có đủ cả cha cả mẹ.

Thời gian trôi qua, con tôi cũng khôn lớn rồi lấy vợ lấy chồng. Những tưởng từ giờ tôi sẽ được hưởng cái phúc của con cháu. Ai mà ngờ, thằng con trai mà tôi hết mực yêu quý cũng “học tập” bố nó dính vào chuyện trai gái. Nhìn con dâu đau khổ, khóc lóc mà tôi nghĩ lại phận mình, phận mẹ mình. Tại sao làm đàn bà lại khổ như vậy?

Thương con, thương cháu, tôi hết lòng khuyên nhủ thằng con. Thế nhưng nó vẫn chứng nào tật ấy. Đã rất nhiều lần tôi cùng con dâu tìm mọi cách để “sửa”cái tính trăng hoa của nó nhưng kết quả đạt được chẳng thấm gì, chỉ được một thời gian là lại đâu vào đấy. Chẳng nhẽ đàn ông nhà này đều có gen “ngoại tình”?

Đến giờ thì con dâu tôi không chịu nổi nữa, nó quyết định ly hôn mặc cho tôi có hết lòng khuyên can. Mà thực sự tôi cũng không có tư cách để ngăn nó bởi người sai là con trai của tôi, là đứa con trai tôi đã nuôi nấng dạy dỗ suốt hơn 30 năm trời. Nhìn sự đổ vỡ của chúng nó, nhìn sự ngây thơ, trong sáng của 2 đứa cháu nội mà tôi đau thấu trong lòng, còn đau hơn lúc chứng kiến bố phản bội mẹ hay lúc bị chồng cắm sừng. Cái vòng luẩn quẩn của sự ngoại tình dường như không bao giờ thôi đeo bám gia đình tôi.

Cả cuộc đời tôi sống với sự phản bội và giờ thì tôi đã già, đã kiệt sức rồi. Chỉ thương những đứa cháu, còn bé mà đã phải chịu sự tổn thương do bố mẹ mang lại. Những người đàn ông khi đi ngoại tình có biết rằng chỉ vì sự sung sướng, hạnh phúc ích kỷ của riêng bản thân họ mà họ đã vô tình “giết chết” những người phụ nữ yêu họ hết lòng, vì họ mà hy sinh tất cả. Rồi sẽ có ngày họ phải hối hận….

“Thờ” con một cách quá lố

Con tôi và con của Hồng là hai đứa bé trai, thế nhưng phải “xếp giáp quy hàng” trước hai cô bé gái kia vì chúng rất... quậy.

“Thờ” con một cách quá lố

Nhóm bạn chúng tôi quyết định làm một cuộc “hành quân” xoay vòng, mỗi cuối tuần lần lượt đưa chồng con đến nhà bạn mình chơi. Đầu tiên là nhà tôi, bốn đứa bạn gái, thêm bốn ông chồng và bốn đứa trẻ. Theo bàn tính, khi đến nhà đứa này thì ba đứa kia “trổ tài” làm món “tủ”. Chủ nhà chỉ việc xếp bàn ghế. Mấy ông chồng được “xóa cấm vận” nên uống bia thỏa thuê. Người lớn vui tươi, con nít hồn nhiên. Nhưng có lẽ điều đáng suy nghĩ nhất là hai đứa trẻ con của Thúy và Tâm.

Con tôi và con của Hồng là hai đứa bé trai, thế nhưng phải “xếp giáp quy hàng” trước hai cô bé gái kia vì chúng rất... quậy. Vừa bước xuống xe, con của Thúy đã chạy ào vào tủ lạnh mở tung cửa để lục lọi. Những trứng, giò chả, rau củ, ruốc thịt, sữa chua… đều bị con bé lôi ra thật nhanh. Và cuối cùng nó dùng đôi bàn chân bé xíu của cô bé lớp 2 hất lung tung các thứ với lý do “Hổng có cái gì ăn được hết!”. Tôi vừa xuýt xoa mớ trứng vỡ, vừa phải lau chùi nhanh nền nhà trong khi Thúy thì không một tiếng rầy la con mà chỉ nói: “Thông cảm nghen bồ, ở nhà ông bà ngoại và vợ chồng mình không la mắng bé việc gì cả. Nó làm gì cũng được, miễn không nghịch điện, nước sôi, dao, kéo”.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Chưa lau xong mớ trứng vỡ thì có tiếng con của Tâm khóc ngất. Bé An con tôi chạy ra méc: “Mẹ coi bạn đó kìa! Máy vi tính của mẹ con còn không dám đụng mà nó mở lung tung hết! Nó đòi mở đĩa, con không cho nên nó lấy chổi lông gà đập lên màn hình rồi khóc um sùm vậy đó!”. Tôi suýt… đứng tim vì sợ bể chiếc màn hình tinh thể lỏng mới mua. Chưa kịp bước vào phòng thì Tâm đã níu lại: “Bồ đừng la bé Hằng Nga nha! Mới học lớp 1 nên nó còn khờ, muốn cái gì là phải được cái nấy hà! Nếu nó lỡ đập bể màn hình thì mình đền cho”.

Rồi Tâm kể, chuyện hai vợ chồng sống với nhau sáu năm mà chưa có con, suýt thôi nhau cũng vì hiếm muộn. Ông bà nội bé Nga bảo nó là "ngọc nữ" nên "chỉ thị" không ai được la mắng bất cứ chuyện gì. Vợ chồng Tâm là nhân viên văn phòng, mọi thứ chi dùng đều do ông bà nội “bao cấp” nên không dám cãi ông bà.

Bữa tiệc “kinh khủng” rồi cũng qua. Trước khi ra về, con của Tâm nhất quyết phải: “Bỏ ông địa của anh An vào giỏ xách cho con!”. Con của Thúy thì nhất định phải khều cho được chiếc bình hoa rơi xuống bàn mới chịu lên xe…

Tin mới