Chồng “yếu” hơn vợ có khác thường?

Bây giờ, khi vai trò phụ nữ được nâng cao, người vợ “mạnh” hơn chồng âu cũng điều dễ hiểu. 

Trong gia đình, theo quan niệm truyền thống, người vợ “yếu” hơn chồng là điều bình thường; ngược lại, chồng “yếu” hơn vợ thì khác thường. Bây giờ, khi vai trò phụ nữ được nâng cao, người vợ “mạnh” hơn chồng âu cũng điều dễ hiểu. Khi chấp nhận rằng người đàn ông có điểm yếu và yếu thế hơn vợ, thay vì cố tìm cách “mạnh” lên thì hoàn toàn có thể xem đó là một “lợi thế” và nên “tận dụng” lợi thế đó.

Anh bạn tôi làm thợ may, khách quen cũng khá. Vợ anh làm việc cho một công ty nước ngoài, có thu nhập cao. Về tài chính, anh tự nhận mình “lép” hơn vợ. Làm việc tại nhà, anh có thì giờ đưa đón con, nấu nướng, giặt giũ và nhiều việc nhà khác đều do anh đảm trách. Mọi người bảo, anh cứ để tình trạng như vậy thì vợ sẽ “cưỡi cổ” mất, nhưng anh cười: “Mình yếu mặt này thì mạnh việc kia. Bà xã mà chê bai chồng thì mình bảo “đổi vai”, bả chạy liền!”. Bởi vậy, vợ anh tuy có lúc hơi mặc cảm là chồng mình thua kém, nhưng nghĩ kỹ lại thì chính nhờ anh mà bản thân có sự nghiệp hơn nhiều bạn bè khác. Sự ngầm phân công đó diễn ra êm ấm suốt nhiều năm qua, vì cả hai đang thấy được mặt mạnh và cả mặt yếu của mình và bằng lòng với điều đó.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Hồi trước, chị dâu tôi hay bị mang tiếng là “ăn hiếp” chồng. Bởi chị là người tháo vát, nhanh nhạy nên phần lớn các công việc mưu sinh đều do chị quyết định và tổ chức thực hiện. Hết buông cái này, chị bắt cái kia, nhiều khi anh tôi không muốn nhưng cũng phải chiều ý chị. Có lúc vợ chồng cãi nhau vì anh tôi nói chị lấn quyền chồng, chị khóc bảo: “Em lấn quyền nhưng em có làm gì cho riêng mình không?”. Nhiều lần như vậy, anh tôi cũng hiểu ra. Tự thấy mình không xốc vác được việc gia đình, vậy nên lúc rỗi việc, anh chăm chút từng bờ ao, mái chòi, nẹp vách… Nhà cửa dù nghèo nhưng vẫn ấm cúng. Các con anh đều học hành chăm ngoan, hơn khối gia đình bề thế, ông chồng hay “vỗ ngực” là trụ cột gia đình.

Vậy mới nói, người chồng “yếu thế” hơn vợ nên tận dụng “lợi thế” của mình là sự trung thực và bằng lòng với điều kiện vốn có một cách khéo léo. Bởi mỗi người sinh ra đều có điểm mạnh, điểm yếu đặc thù không dễ gì thay đổi được, vì vậy nên hiểu điều đó và dung hòa giữa các mối quan hệ gia đình. Đâu phải hễ đàn ông chăm lo việc nhà thì trở nên yếu thế, và dù có yếu thế cũng đâu có nghĩa là không hạnh phúc? Cũng không phải ở gia đình nào mà người phụ nữ “mạnh” hơn chồng thì đều phát sinh bi kịch. Vấn đề là phải hài hòa giữa điểm mạnh và yếu của mỗi người để đạt mục tiêu chung trong việc vun bồi hạnh phúc và nuôi dạy con cái.

Ông bà ta dạy “khôn ngoan chẳng lọ thật thà”, trong quan hệ gia đình, thật thà với điểm yếu của mình lắm khi là một “chước” hay, thay vì cố giấu diếm, chỉ khoe điểm mạnh, để rồi thất vọng về nhau. Sự thật thà này nên bắt đầu trước khi lấy nhau, thay vì cố che đậy, đến khi “lộ nguyên hình” thì ai nấy đều thấy bẽ bàng.

Phút xao lòng của một “người thừa”

Chuyện vợ chồng không phải lúc nào cũng cơm ngon canh ngọt, kể cả khi đã ở tuổi xế chiều. Chính vì thế mới có những phút xao lòng.

Từ ngày về hưu, sự nhàn nhã lạ lẫm khiến chị rất khó chịu. Xưa nay chị chỉ biết có công việc và gia đình, nay thì đã đến tuổi về hưu, con cái đều đang học đại học ở nước ngoài. Giờ nhà chỉ có 2 vợ chồng, việc nhà đã có ô sin lo, mối quan tâm chính chị dồn cả vào chồng, chị vẫn nghĩ anh thiệt thòi vì xưa nay cả hai đều bận rộn, giờ chị có thời gian nhất định sẽ chăm sóc cho chồng tốt hơn.

Vợ là “vợ” hay bảo mẫu?

Anh tự hỏi, em là vợ hay bảo mẫu? Anh sợ rằng, thiên chức một người cha, người trụ cột trong gia đình ở nơi anh, sẽ hóa xa xôi.

Sau nửa năm cưới em về làm vợ, thảng hoặc trong giấc mơ vẫn còn váng vất lời xuýt xoa của đám bạn học cũ hay đồng nghiệp trong ngày lễ thành hôn: “Vợ cậu xinh đẹp, lại thông minh quá!”. Anh được tâng lên tận chín tầng mây, để rồi sau nửa năm qua đi, gặp cú rớt thật đau.

Tin mới