Chú chim nhỏ phát ra mùi lạ, tuyệt đối không chạm tay vào!

Xinh xắn là vậy nhưng người dân địa phương lại tránh xa loài chim này.

Loài chim này lần đầu phát hiện trên thế giới do nhà nghiên cứu Jack Dumbacher ghi nhận vào đầu năm 1990, khi ông tình cờ đến đảo Papua New Guinea để nghiên cứu về loài chim thiên đường nổi tiếng nhất ở đây. Tuy nhiên khi bẫy chim, ông lại không may bị những con chim đẹp sặc sỡ tấn công.

Chu chim nho phat ra mui la, tuyet doi khong cham tay vao!

Vết thương của ông nhanh chóng trở nên sưng tấy. Dumbacher đã không ngần ngại mà đưa vết thương lên miệng để hút độc và cầm máu, nhưng không thể ngờ rằng loài chim bí ẩn ở đây lại chứa thứ độc tố đáng sợ.

Sau đó miệng ông bắt đầu ngứa, nóng, tê dại đến vài giờ. Sau khi tiến hành nghiên cứu, ông phát hiện ra mình mắc phải một chất độc thần kinh có tên là batrachotoxin. Loại chất độc này tương tự như nọc độc của ếch phi tiêu, có thể khiến hệ thần kinh trở nên tê liệt.

Lượng độc nhiều sẽ khiến con người khó thở, xuất huyết nội tạng, các cơ quan bị phá hủy và dĩ nhiên, cái chết là điều khó tránh khỏi! Rất may trong trường hợp của nhà khoa học Dumbacher là lượng chất độc ông tiếp xúc chưa đủ lớn để gây nguy hiểm đến tính mạng.

Chu chim nho phat ra mui la, tuyet doi khong cham tay vao!-Hinh-2
Chất độc của loài chim này đến từ nguồn thức ăn là bọ cánh cứng có độc. Do quá trình tiến hóa, loài chim này có khả năng kháng độc nhưng chất độc từ thức ăn không mất đi mà lan ra khắp cơ thể, lên cả các bộ phân là da, lông và mỏ chim. Vì vậy, dù không ăn thịt chim nhưng chỉ cần chạm vào lông của chúng cũng đủ để gây nguy hiểm tới tính mạng.
Loài chim này cũng sở hữu vẻ ngoài sặc sỡ, đặc điểm ngoại hình này dường như xuất hiện ở các loài động vật có độc khác như ếch phi tiêu, như một công cụ để cảnh báo kẻ thù tránh xa.
Ngoài ra, loài chim này còn có mùi đặc trưng mà nhiều người ví như mùi rác. Vì vậy, người dân địa phương gọi chúng là "chim rác", và cũng dựa vào mùi kỳ lạ này để tránh xa loài chim độc Pitohui. Theo ghi nhận, loài chim này chỉ xuất hiện ở đảo Papua New Guinea, có mặt khá đông ở các khu rừng trên đảo .

Loài chim đã tuyệt chủng "hồi sinh" sau 136.000 năm

Loài chim cổ xưa được cho là đã tuyệt chủng, nhưng mới đây đã được nhìn thấy “hồi sinh từ cõi chết” nhờ vào quá trình tiến hóa lặp lại.

Theo Science Daily, nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Portsmouth và bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Anh đã tiết lộ những chi tiết thú vị về gà nước họng trắng Madagasca.

Sự thực bất ngờ sau những "quái" chim lạ nhất trên đời

(Kiến Thức) - Những loài chim quái đản, kỳ lạ bậc nhất cùng hội tụ, là những dấu chấm hỏi lớn với các nhà nghiên cứu. Hãy cùng khám phá những bất ngờ từ những "quái" chim lạ lùng bậc nhất này nhé!

Su thuc bat ngo sau nhung
 Là một loài thuộc họ gà phi nhưng Acryllium vulturinum lại có ánh mắt đỏ au như một kẻ ăn thịt máu lạnh. Sự đối lập hoàn toàn giữa cái đầu hói và nhỏ xíu với cơ thể được phủ lông dài sặc sỡ khiến chúng trở nên hết sức dị so với đồng loại.

Tin mới