Chu Đệ làm gì sau khi đoạt ngai vàng từ cháu ruột?

"Lịch sử nhà Minh" ghi chép về Minh Thành Tổ Chu Đệ với những lời bình phẩm như "trí dũng lỗi lạc"... Trong suốt 22 năm tại vị, ông là một hoàng đế tài năng tinh thông hiếm thấy trong các triều đại đế vương.

Minh Thành Tổ (1360-1424) tên thật là Chu Đệ, trong suốt khoảng thời gian nắm quyền từ năm 1402 đến năm 1424, ông lấy niên hiệu "Vĩnh Lạc". Là con trai thứ 4 của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, vốn được phong làm Yến Vương, song vào những năm đầu niên hiệu Kiến Văn (năm 1399), ông khởi binh phát động chiến dịch "Tĩnh Nan", đến năm thứ 4 dẫn quân công phá Kinh Sư (nay là Nam Kinh, Giang Tô), lấy được đế vị.

Bối cảnh phát triển

Minh Thành Tổ Chu Đệ sinh ra trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc vào cuối triều Nguyên. Khi đó các thế lực bạo loạn liên tiếp khởi dậy hô vương xưng bá, thảo phạt lẫn nhau. Tương truyền rằng bởi vì Minh Thành Tổ Chu Đệ ra đời trong khoảng thời gian giao chiến cam go kịch liệt giữa Chu Nguyên Chương và Trần Hữu Lượng, nên mãi đến khi Minh Thành Tổ Chu Đệ được 7 tuổi, ông ấy mới có thời gian đặt tên cho con trai mình.

Minh Thành Tổ Chu Đệ sau khi trưởng thành được phong làm Yến Vương, chính là phiên vương Bắc Bình (nay là Bắc Kinh). Ông kết hôn với trưởng nữ của Từ Đạt, người vợ này đã trở thành hậu phương vững chắc cho ông. Yến Vương là một trong những thế lực lớn mạnh nhất trong các phiên vương, trải qua quá trình chống lại sự quấy nhiễu từ các bộ tộc Mông Cổ, ông được tôi luyện mài dũa, đồng thời bước đầu phô diễn được tài năng quân sự thao lược của mình.

Chiến dịch "Tĩnh Nan"

Sau khi Minh Triều thiết lập, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương ấp ủ ý nguyện kéo dài thời gian trị vì cầm quyền của hậu duệ huyết thống Chu gia, trên cơ sở dựa theo chế độ phân đất phong hầu của nhà Nguyên mà điều chỉnh cải cách một số phương án chiến lược, đưa ra chính sách chia lãnh địa ban ngôi vị phiên vương cho các hoàng tử, giao phó cho họ quyền lực rất lớn, từ đó tạo nền móng thiết lập "Tấm lá chắn bảo vệ Hoàng thất".

Năm Hồng Vũ thứ 31 (năm 1398), sau khi Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương qua đời, Minh Huệ Đế Chu Doãn Văn kế vị với tư cách Hoàng thái tôn, cảm thấy thế lực của các phiên vương ngày càng phát triển lớn mạnh vững chắc, uy hiếp đến hoàng vị của mình, Chu Doãn Văn lập tức liên kết với đại thần Tề Thái, Hoàng Tử Trừng toan tính âm mưu diệt phiên.

Năm đầu Kiến Văn (năm 1399), Yến Vương Chu Đệ lấy cờ hiệu "Thanh quân trắc, tĩnh nội nan" (Thanh trừ quân vương hèn kém, dẹp yên nội nạn), trên danh nghĩa trừng phạt gian thần Tề Thái, Hoàng Tử Trừng, phát lời tuyên thệ khởi binh, được lịch sử ghi chép dưới tên gọi "Chiến dịch Tĩnh nan".

Ba năm sau tiến hành tấn công chiếm lĩnh Kinh Sư (nay là Nam Kinh, Giang Tô), lúc đó "Đô thành trong vòng bao vây khống chế, cung điện bị thiêu rụi, hoàng đế không biết ở nơi đâu". Nối tiếp dòng chảy lịch sử, Yến Vương đăng cơ đế vị, trở thành Minh Thành Tổ, một năm sau đổi niên hiệu "Vĩnh Lạc". Năm Vĩnh Lạc thứ 19 (năm 1421) dời đô đến Bắc Kinh, Nam Kinh trở thành thủ phủ cũ.

Cống hiến vĩ đại – sự nghiệp vẻ vang

Chu Đệ thừa hưởng những đức tính cao đẹp của Chu Nguyên Chương như siêng năng, cần kiệm, thấu hiểu cảm thông với bách tính, đồng thời cũng không bị ảnh hưởng bởi các mặt hạn chế như nghi kỵ, thiên vị, võ đoán giống cha mình.

Ông chủ trương "lấy khoan hồng để thi hành luật pháp", "lấy chân thành để đối đãi nhân dân", chú ý bảo tồn phát huy thành tựu của những bậc tiền bối, dốc lòng xây dựng đất nước, đưa Đại Minh trong những năm Vĩnh Lạc bước vào thời kỳ phát triển hưng thịnh, huy hoàng lưu danh sử sách.

Sau khi lên ngôi, Chu Đệ liền ban hành thực thi một hệ thống các phương sách. Nhiều nhà lịch sử học cho rằng những cống hiến và thành quả trên phương diện chính trị của Minh Thành Tổ Vĩnh Lạc trong những năm tại vị đủ để sánh ngang với thời kỳ phát triển đỉnh cao của nhà Hán, nhà Đường.

Những thành tựu, cống hiến vĩ đại trong sự nghiệp trị quốc của Minh Thành Tổ Chu Đệ gắn liền với tiến trình phát triển đất nước và theo sát từng bước chuyển mình của "bánh xe" lịch sử, bao gồm những mốc son nổi bật như: Năm lần ngự giá thân chinh thảo phạt Mạc Bắc, phái cử sứ thần Trịnh Hòa sang Tây Dương khám phá các vùng đất mới và xây dựng mở rộng mối quan hệ ngoại giao, chỉ đạo hoàn thiện cuốn bách khoa toàn thư "Vĩnh Lạc đại điển", huy động 80 vạn đại quân xuống An Nam, mở kênh đào lớn thông thương cảng biển, xây dựng Bắc Kinh với quy mô lớn, vv.

Chu De lam gi sau khi doat ngai vang tu chau ruot?

Chân dung Minh Thành Tổ Chu Đệ. (Nguồn: Wiki)

Năm lần ngự giá thân chinh thảo phạt Mông Cổ

Minh Thành Tổ Chu Đệ năm lần ngự giá thân chinh thảo phạt các bộ tộc ở Mạc Bắc Mông Cổ, thể hiện một phong thái, khí phách kiệt xuất hiếm có trong lịch sử các vương triều đại đế. Tàn dư thế lực của triều Nguyên phân rã thành ba bộ phận lớn là dân tộc Tác-ta, bộ tộc Ngõa Lạt và Ngột Lương Cáp.

Ngột Lương Cáp quy thuận nhà Minh, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đã thiết lập tại Đóa Nhan 3 đồn vệ binh kiểm sát. Trong khi đó dân tộc Tác-ta, bộ tộc Ngõa Lạt lại kiên quyết chống cự, từ chối quy phục đầu hàng, đôi khi còn tiến hành tập kích dàn binh bố trận gây rối nhiễu loạn.

Từ năm Vĩnh Lạc thứ 8 (1410) đến năm Vĩnh Lạc thứ 22 (1424) Minh Thành Tổ Chu Đệ đã 5 lần đích thân chinh phạt Mạc Bắc, lần lượt đánh bại dân tộc Tác-ta, bộ tộc Ngõa Lạt, ban tước phong vương cho thủ lĩnh của dân tộc Tác-ta và bộ tộc Ngõa Lạt, thỏa hiệp đồng thuận tiếp nhận cống phẩm, trao đổi thông thương hàng hóa. Cũng như tiến thêm một bước trong tiến trình xây dựng Trường Thành, thiết lập một hệ thống phòng thủ trên "chín phương diện".

Đồng thời, dựa vào các Đô ti Liêu Đông được thiết lập dưới thời Hồng Vũ, ông tiếp tục chiêu hàng dân tộc Nữ Chân vùng Đông Bắc, vào năm Vĩnh Lạc thứ 7 (1409) thành lập Đô ti Nô Nhi Can (Ti sở đặt tại Đặc Lâm, nằm ở cửa sông Hắc Long Giang giáp biên giới lãnh thổ Liên Bang Nga ngày nay).

Tại Tây Bắc, trên cơ sở ba đồn vệ binh kiểm soát được thiết lập từ thời Hồng Vũ là An Định, A Đoan, Khúc Tiên, Minh Thành Tổ Chu Đệ tiếp tục mở rộng về phía Tây, tăng cường xây dựng bố trí thêm 4 đồn vệ binh kiểm soát ở Hãn Đông, Xích Cân Mông Cổ, Sa Châu, Ha Mi, hợp nhất lại được gọi là "Quan Tây Thất Vệ".

Ở phía Tây Nam, bên cạnh cơ sở Đô ti Vân Nam, quan bố chính Vân Nam và Đô ti Quý Châu được xây dựng trong thời kỳ niên hiệu Hồng Vũ trước đây, ông tiếp bước bổ sung thành lập quan Bố chính ti Quý Châu.

Phục hồi và phát triển nền kinh tế

Nhằm khôi phục lại hình thái xã hội và tình hình sản xuất sau những tổn thất nặng nề của chiến dịch Tĩnh Nan, Minh Thành Tổ Chu Đệ tiếp tục thực thi chính sách từng được áp dụng trong thời kỳ Hồng Vũ trước đây là 'di dân đóng quân khai hoang' và 'đồn điền quân sĩ', đồng thời khởi công xây dựng các công trình thủy lợi, tiếp viện cứu trợ thiên tai lũ lụt – hạn hán, nông nghiệp và thủ công mỹ nghệ cũng nhanh chóng phục hồi và phát triển.

Trong suốt thời kỳ Vĩnh Lạc, nguồn thu ngân sách nhà nước về thóc thuế bình quân hàng năm khoảng 31788696 tạ, lớn hơn số lượng bình quân hàng năm của niên hiệu Hồng Vũ là 28734250 tạ. "Gạo Đồn Điền thường nhiều hơn gấp một phần ba"

Phái cử sứ thần Trịnh Hòa xuống Tây Dương

Minh Thành Tổ Chu Đệ vang danh truyền thế với khí phách hào hùng, nhất là kể từ khi ông ra quyết định phái cử sứ thần Trịnh Hòa vượt biển tìm kiếm đối tác ngoại giao, thông thương hàng hóa, có thể nói chính sách này đã phô diễn trọn vẹn tầm nhìn sâu rộng của một đại thủ lĩnh, của một bậc đế vương kiệt xuất.

Ông hạ lệnh cho Trịnh Hòa nhận sứ mệnh ngoại giao tại nhiều vùng đất ở Nam Dương, tiếp tục đi sứ xa hơn đến Đông Phi, nhằm xây dựng tiền đề, tạo bước đệm thúc đẩy sự phát triển trên phương diện kinh tế và giao thoa văn hóa giữa Trung Quốc cùng các nước Á Phi.

Thụ lệnh triều đình thu nạp các cống phẩm của hơn 30 quốc gia, phát triển mở rộng mối quan hệ đối ngoại. Trong những năm Vĩnh Lạc, chính sách phái Trịnh Hòa đi sứ Tây Dương của Minh Thành Tổ Chu Đệ đã mang uy danh của nhà Minh lan truyền tại nhiều quốc gia hải ngoại.

Có thể nói thời kỳ Vĩnh Lạc Minh Thành Tổ tại vị chính là thời kỳ phát triển đỉnh cao hưng thịnh của triều đại nhà Minh. Thật vậy, vào thời điểm đó, nếu huy động hợp nhất toàn bộ sức mạnh quốc gia trên mọi phương diện thì bất luận là ở châu Á hay trên toàn thế giới, đều được coi là đệ nhất, không ai sánh kịp.

Chu De lam gi sau khi doat ngai vang tu chau ruot?-Hinh-2

Cuốn "Vĩnh Lạc Đại Điển" hiện tại có giá 9 triệu USD – Ảnh: Internet

Đánh giá lịch sử

Năm Vĩnh Lạc thứ 22 (năm 1424), Minh Thành Tổ Chu Đệ Chu Đệ xuất chinh Bắc Cương, ông băng hà vào tháng 7 trên đường đến Du Mộc Xuyên. Sau này ông được tôn vinh với Thụy hiệu là Thể Thiên Hoằng Đạo Cao Minh Quảng Vận Thánh Vũ Thần Công Thuần Nhân Chí Hiếu Văn hoàng đế, miếu hiệu Thái Tông, an táng tại Trường Lăng Xương Bình Minh, Bắc Kinh.

Tháng 9 năm Gia Tĩnh thứ 17 (năm 1538), ông được thay đổi Thụy hiệu là Khải Thiên Hoằng Đạo Cao Minh Triệu Vận Thánh Vũ Thần Công Thuần Nhân Chí Hiếu Văn hoàng đế, miếu hiệu Thành Tổ.

Minh Thành Tổ Chu Đệ trong suốt 22 năm tại vị, là một hoàng đế tài năng tinh thông hiếm thấy trong các triều đại đế vương, "Lịch sử nhà Minh" ghi chép về ông với những lời bình phẩm như "trí dũng lỗi lạc", "mưu lược vô song, quá giống tiên đế".

Xét trên mọi phương diện chính trị, quân sự, văn hóa, ngoại giao, vv của triều đại nhà Minh đều hiển lộ khí phách bất phàm, đủ để so sánh với thời kỳ phồn vinh thịnh thế của nhà Hán, nhà Đường, có thể nói cơ sở phát triển vững chắc của Đại Minh được kiến tạo gây dựng từ những cống hiến vĩ đại trong sự nghiệp trị quốc vẻ vang của một vị hoàng đế cao minh kiệt xuất.

Đế vương si tình: Chuyện tình kỳ lạ của hoàng đế Trung Quốc

Mỹ nhân họ Từ khiến cho Chu Đệ vị hoàng đế nổi tiếng máu lạnh của TQ cũng phải say đắm một đời.

Trong cuộc đời Minh Thành Tổ Chu Đệ có ba người con gái mà ông vô cùng sủng ái. Họ đều là những người mỹ nhân tài đức vẹn toàn, nhưng có lẽ người có công lớn nhất khiến một đại hoàng đế xuất chúng như Chu Đệ cả đời kính trọng, yêu thương và thương nhớ chính là Từ hoàng hậu.

Từ hoàng hậu xuất thân cao quý, là trưởng nữ của khai quốc công thân triều Minh Từ Đạt . Nàng không chỉ tài sắc song toàn mà còn thông văn giỏi võ. Khi mới 14 tuổi, tài hoa xuất chúng của nàng đã vang danh thiên hạ và đến tai Chu Nguyên Chương. Chính Chu Nguyên Chương đã đã tìm Từ Đạt và ý kết thông gia để nàng làm vợ của hoàng tử thứ tư Chu Đệ.

De vuong si tinh: Chuyen tinh ky la cua hoang de Trung Quoc

Chu Đệ hoàng đế

Dưới sự sắp đặt của hai ông bố, Từ thị đã trở thành chính thất của Chu Đệ khi đó mới 16 tuổi. Tuy Từ thị còn nhỏ nhưng xuất thân từ tướng môn, nên việc đọc sách, hiểu lễ nghĩa đều liệt vào hàng hiếm có trong thiên hạ. Ảnh minh họa chân dung Từ vương phi. Năm thứ 9 Hồng Vũ, Từ thị được sắc phong là Yến vương phi. Khi về làm dâu hoàng tộc, Từ thị lại được một người mẹ chồng tài đức nổi tiếng thiên hạ là Mã hoàng hậu yêu thương, chăm lo dạy dỗ nên ngày càng hoàn thiện.

. Chu Đệ kính trọng và yêu thương Từ vương phi không chỉ bởi tài hoa, đức hạnh, mà nàng chính là người có công lớn giúp Chu Đệ xây dựng thành công đế nghiệp. Khi Chu Đệ phát động “Tĩnh Nam chi biến”, triều đình đã phái Lý Cảnh Long vây đánh Bắc Bình đúng lúc Chu Đệ đang đến xin cứu viện ở Ninh Vương Chu Quyền. Chính lúc nguy cấp, Từ vương phi yếu đuối mảnh mai đã khoác chiến giáp, thân chinh xung trận, chỉ huy quân sỹ, đích thân đánh trống trận đầy nhuệ khí, chiến thắng đối thủ cứu thành công Bắc Bình. Khi Chu Đệ phát động Tĩnh Nam chi biến, Từ gia chia thành hai phe. Đại ca của Từ vương phi đứng thế đối đầu với Chu Đệ bảo vệ Văn Đế. Vì muốn giúp chồng hoàn thành đại nghiệp, Từ vương phi đã đau đớn gạt bỏ tình thân đứng thế đối đầu với chính anh ruột mình, bỗng chốc từ anh em ruột trở thành kẻ địch. Ảnh minh họa chân dung Từ hoàng hậu. Những người như Từ vương phi quả là hiếm có trong hậu cung của các đế vương, có thể nói nàng chính là đại quý nhân trong cuộc đời Chu Đệ. Ảnh minh họa chân dung Từ hoàng hậu. Sau này, thực tế cũng đã chứng minh công lao và sự hi sinh của nàng hoàn toàn được đền đáp xứng đáng.

Chu Đệ không chỉ hoàn thành đế nghiệp mà còn trở thành một trong những hoàng đế kiệt xuất nhất trong Trung Quốc. Điều này chứng tỏ việc Chu Đệ có được người vợ như Từ vương phi thì phúc phần này phải tu ba kiếp mới có được.

De vuong si tinh: Chuyen tinh ky la cua hoang de Trung Quoc-Hinh-2

Ảnh minh họa

Hoàng hậu xử lý quan hệ với mọi người rất khéo léo. Bà luôn dựa vào quy tắc "Khoan với người, nghiêm với mình" để làm mọi việc. Hành động của Mã hoàng hậu khiến cho hoàng đế hết mực tôn trọng. Sau khi bà mất, Chu Nguyên Chương không lập thêm hoàng hậu nào nữa để tỏ lòng kính trọng và nhớ thương. Sách "Minh sử" cũng tán dương Mã hoàng hậu, gọi bà là "Mẫu nghi thiên hạ, từ đức nổi tiếng".

Tuy nổi tiếng tàn bạo nhưng ông rất kính nể, tôn trọng và yêu thương vợ. Nhưng bất hạnh Từ Hoàng hậu mắc bệnh mất sớm để lại sự đau đớn tiếc thương vô hạn cho hoàng đế Chu Đệ. Kể từ khi Từ hoàng hậu qua đời, ông đã để trống vị trí hoàng hậu chốn hậu cung như một cách tri ân, tưởng nhớ đến người vợ tào khang trong trái mình.

Tại sao trong 22 năm tại vị, Chu Đệ không có thêm người con nào?

Rốt cuộc một hoàng đế lên ngôi khi đang tuổi sung mãn như Chu Đệ, tại sao lại không thể sinh được con trong suốt 22 năm tại vị.

Chúng ta đều đã biết, Minh Thành Tổ Chu Đệ lên ngôi năm 1402, cho đến khi qua đời năm 1424, suốt 22 năm tại vị, ông không hề có thêm người con nào.

Theo lý mà nói, trong thời gian làm Hoàng đế dài như vậy thì không thể không có thêm con cái được.

Tin mới