Chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam than khóc vì bị đối tác ruồng bỏ

Tuần qua, thông tin về các đại gia Việt vẫn thu hút được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Nhưng đáng chú ý hơn cả vẫn là “Thỉnh nguyện thư” của ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch Asanzo gửi tới Tổng cục quản lý thị trường.

Những bất ngờ lớn từ ông Phạm Nhật Vượng

Cổ phiếu VIC của Vingroup phiên ngày 11/7 tăng 800 đồng tương ứng 0,69% lên 116.800 đồng/cổ phiếu. Tập đoàn của ông Phạm Nhật Vượng vừa gây chú ý lớn khi công bố kế hoạch lập hãng hàng không Vinpearl Air và gia nhập lĩnh vực đào tạo hàng không.

Trong một động thái khác, hai thành viên của Warburg Pincus là ông Joseph Raymond Garnon và ông Jeffrey Perlman lại vừa bất ngờ có đơn xin từ nhiệm gửi tới hội đồng quản trị của Tập đoàn Vingroup và Vincom Retail.

Chu tich Asanzo Pham Van Tam than khoc vi bi doi tac ruong bo

Từ bất động sản, doanh nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng còn tham gia lĩnh vực giáo dục, y tế, công nghệ (làm smartphone), sản xuất ô tô... và nay là hàng không.

Warburg Pincus LLC là Công ty quản lý Quỹ đầu tư vào vốn cổ phân tư nhân (private equity) chuyên đầu tư vào các công ty có tiềm năng tăng trưởng dài hạn, hiện đang điều hành 17 quỹ đầu tư với giá trị lên đến hơn 60 tỷ USD và đã rót vốn vào hơn 800 công ty hoạt động tại hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới.

Thương vụ đầu tiên của Warburg Pincus tại Việt Nam là rót vốn vào Vincom Retail của Vingroup năm 2013 với giá trị của thương vụ là 200 triệu USD.

Nữ đại gia hàng không giàu nhất nước bắn tin thương vụ “khủng”

Sáng ngày 10/7, VJC của Vietjet Air tăng giá mạnh 2.500 đồng tương ứng 1,94% lên 131.400 đồng/cổ phiếu. Mã này đang trong đà tăng giá nhất là sau thông tin chuẩn bị mua vào 25 triệu cổ phiếu quỹ.

Chu tich Asanzo Pham Van Tam than khoc vi bi doi tac ruong bo-Hinh-2

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo (giữa), CEO Vietjet Air đang được cho là người phụ nữ giàu nhất nước

Cụ thể, theo thông tin từ VietJet, hội đồng quản trị doanh nghiệp này ngày 9/7 đã thông qua việc mua tối đa 25 triệu cổ phiếu (tương đương 4,61% vốn điều lệ) làm cổ phiếu quỹ. Giao dịch được thực hiện qua sàn bằng phương pháp khớp lệnh hoặc thỏa thuận sau khi được sự chấp thuận của Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước. Tạm tính với mức giá hiện nay, VietJet của bà Nguyễn Thị Phương Thảo dự kiến sẽ chi tới 3.285 tỷ đồng cho thương vụ nói trên.

Nguồn vốn dùng để mua cổ phiếu quỹ từ thặng dư vốn cổ phần và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, hiện đang ở mức hơn 9.964 tỷ đồng (tính đến 31/3/2019).

“Vua thép” và vợ củng cố quyền lực, hơn 19.000 tỷ đồng trong tay

Ngày 10/7, cổ phiếu HPG của tập đoàn Hoà Phát có phiên giảm giá thứ hai trong tuần, mất 400 đồng tương ứng 1,84% còn 21.350 đồng/cổ phiếu. Mức giá này đã tiệm cận với mức đáy của năm tại thời điểm đầu tháng 2 là 21.017 đồng.

Trong bối cảnh giá cổ phiếu lao dốc, ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT tập đoàn này công bố đã mua vào hơn 5,5 triệu cổ phiếu HPG. Giao dịch này diễn ra từ ngày 28/6-8/7/2019 theo phương thức khớp lệnh. Theo đó, số lượng cổ phiếu mà Chủ tịch Hoà Phát nắm giữ tại doanh nghiệp sau giao dịch tăng lên thành 700 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu 25,35% vốn điều lệ.

Mới đây, vợ ông Long là bà Vũ Thị Hiền cũng đã hoàn tất việc mua gần 850.000 cổ phiếu HPG và nâng sở hữu lên tròn 202 triệu cổ phiếu, tương ứng tỉ lệ 7,32%. Với sở hữu hiện tại, tài sản vợ chồng ông Trần Đình Long đạt khoảng 19.258 tỷ đồng.

Bầu Đức sắp thu về cả nghìn tỷ đồng “tiền tươi”

Liên quan đến HAGL Agrico, mới đây, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Trân Oanh, một công ty con của Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) cũng đã mua vào 4 triệu cổ phiếu HNG.

Chu tich Asanzo Pham Van Tam than khoc vi bi doi tac ruong bo-Hinh-3

Doanh nghiệp nông nghiệp của bầu Đức đang diễn ra tái cơ cấu tài chính mạnh mẽ

Trước đó, một công ty con khác của Hoàng Anh Gia Lai là Công ty cổ phần Hưng Thắng Lợi Gia Lai đã mua thêm 6 triệu cổ phiếu HNG và nâng tỷ lệ sở hữu tại đây lên 10,49% (tương ứng với 93 triệu cổ phiếu HNG).

Chưa rõ trong giao dịch dự kiến tới đây, đối tác nào sẽ nhận chuyển nhượng 60 triệu cổ phiếu HNG nói trên từ Hoàng Anh Gia Lai, tuy nhiên, tập đoàn bầu Đức sẽ nhận về khoảng 1.228 tỷ đồng “tiền tươi” tạm tính theo thị giá HNG hiện tại.

Cổ phiếu đại gia Nhược Tống tăng vọt đáy

Bất chấp thị trường biến động, cổ phiếu YEG của Tập đoàn Yeah1 trong phiên giao dịch ngày 9/7 vẫn tăng mạnh 2.000 đồng tương ứng tăng 2,6% lên 79.000 đồng. Mã này đang có sự trở lại đầy ấn tượng với 6 phiên liên tục không hề giảm sau chuỗi giao dịch đầy bất lợi trước đó, giảm xuống mức đáy 73.500 đồng phiên 28/6/2019.

Liên quan đến doanh nghiệp này, Yeah1 của ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống vừa được nhắc đến với vai trò quan trọng trong quá trình quy hoạch báo chí. Cụ thể, theo lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, từ nay đến 2025 sẽ giảm 180 cơ quan báo chí.

Chu tich Asanzo Pham Van Tam than khoc vi bi doi tac ruong bo-Hinh-4

Đại gia trẻ Nguyễn Ảnh Nhượng Tống - nhà sáng lập Yeah1

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, một công nghệ nền tảng dùng chung cho báo điện tử đang được xây dựng bởi Công ty Yeah1.

Bộ trưởng cho rằng, hiện có hàng trăm cơ quan báo chí, mỗi cơ quan bỏ tiền ra để làm nền tảng công nghệ thì không đủ nguồn lực và lãng phí. Vì vậy, một nền tảng công nghệ dùng chung cho báo chí đang được xây dựng và dự kiến ra mắt trong tháng 7 này. Nền tảng này sẽ hỗ trợ công nghệ cho các cơ quan báo chí giống như Grab cung cấp nền tảng chung cho các doanh nghiệp vận tải.

Asanzo kêu khổ vì đối tác đồng loạt rời bỏ, ngân hàng quay lưng

Trong một văn bản với tiêu đề “Thỉnh nguyện thư” được gửi tới Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý thị trường, Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Asanzo Phạm Văn Tam đã đề nghị cơ quan này sớm xúc tiến kiểm tra để đưa ra kết luận khách quan.

Chu tich Asanzo Pham Van Tam than khoc vi bi doi tac ruong bo-Hinh-5

Ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch Asanzo

“Điều này giúp cho việc sản xuất kinh doanh công ty khỏi đình đốn, bảo vệ 2.000 công ăn việc làm đang bị đe doạ”, ông Tam viết.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Công Thương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 30/7/2019.

Tại cuộc họp báo thường kỳ hôm 4/7, đại diện Bộ Công Thương cho biết đang “tích cực” phối hợp với Bộ Tài chính để làm rõ vụ Asanzo. Đồng thời cũng thông tin, hiện Việt Nam vẫn đang chưa có quy định rõ ràng thể nào là hàng "made in VietNam". 

 

Hầm xuyên biển lớn nhất Việt Nam ở Quảng Ninh trị giá 10.000 tỷ đồng

Mỗi năm tỉnh Quảng Ninh sẽ thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên 2.000 tỷ đồng để dồn tiền thực hiện dự án hầm đường bộ xuyên vịnh Cửa Lục.

Tại cuộc giao ban báo chí mới đây, ông Vũ Văn Hợp, Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội-Hội đồng Nhân dân-Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, người phát ngôn của UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, tỉnh mỗi năm sẽ thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên 2.000 tỷ đồng để dồn tiền thực hiện dự án hầm đường bộ xuyên vịnh Cửa Lục.

11 dự án bị tỉnh Bình Dương thu hồi là của những đơn vị nào?

(Vietnamdaily) - Tỉnh Bình Dương tiến hành thu hồi chủ trương đầu tư đối với 11 dự án khu đô thị, nhà ở.

Hiện nay, trên địa bàn Bình Dương có 381 dự án phát triển nhà ở đã và đang đầu tư xây dựng, trong đó nhiều nhất là Dĩ An 109, Thuận An 96, Thủ Dầu Một 50 và ít nhất là huyện Dầu Tiếng 2 dự án có quy mô trên 58,1ha.

Riêng 5 tháng đầu năm 2019, Bình Dương chấp thuận chủ trương cho 17 dự án đầu tư phát triển nhà ở trên địa bàn.