Chủ tịch Hoà Phát thế chấp 100 triệu cổ phiếu HPG vay Vietcombank 1.700 tỷ

Ông Trần Đình Long, chủ tịch Hoà Phát mới đây đã đem thế chấp 100 triệu cổ phiếu HPG để đảm bảo cho khoản vay 1.700 tỷ đồng cho CTCP Thép Hòa Phát Dung Quất tại ngân hàng Vietcombank.

CTCP Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) vừa công bố thông tin nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua giao dịch giữa thành viên HĐQT công ty và công ty thành viên.
Chu tich Hoa Phat the chap 100 trieu co phieu HPG vay Vietcombank 1.700 ty-Hinh-3

Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát. 

Theo đó, HĐQT Tập đoàn Hòa Phát thông qua việc ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT bảo đảm bằng cổ phiếu của ông Long cho CTCP Thép Hòa Phát Dung Quất vay vốn tại Vietcombank Chi nhánh Thành Công để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh với hạn mức 1.700 tỷ đồng.
Theo đó, tài sản đảm bảo cho khoản vay là 100 triệu cổ phiếu HPG của ông Trần Đình Long đang nắm giữ.
Chu tich Hoa Phat the chap 100 trieu co phieu HPG vay Vietcombank 1.700 ty-Hinh-4
 Nguồn: HPG
Hiện Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát là cổ đông lớn nhất tại doanh nghiệp khi sở hữu hơn 534 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 25,15% HPG. Kế đến là Dragon capital sở hữu hơn 162 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 7,65%; bà Vũ Thị Hiền (vợ ông Long) nắm hơn 154 triệu cổ phiếu chiếm tỷ lệ 7,29%.
Giá cổ phiếu HPG đang giao dịch ở vùng 32.600 đồng/CP, như vậy số lượng 100 triệu cổ phiếu mà ông Trần Đình Long đem thế chấp cho công ty vay vốn hiện có giá trị khoảng 3.260 tỷ đồng.
Dự án Khu Liên Hợp Hòa Phát Dung Quất có tổng đầu tư khoảng 54.000 tỷ đồng, tính đến tháng 8/2018, Hoà Phát đã chi khoảng gần 20.000 tỷ đổ vào dự án này
Thép Hòa Phát Dung Quất là công ty thành viên của Tập đoàn Hòa Phát sở hữu 100% vốn điều lệ (25.000 tỷ đồng). Công ty này hiện là đơn vị thực hiện dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất tại tỉnh Quảng Ngãi với quy mô công suất 4 triệu tấn/năm, tổng đầu tư khoảng 54.000 tỷ đồng. Tính đến cuối 2018, Hoà Phát đã chi khoảng gần 20.000 tỷ đồng vào dự án này.
Được biết, dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất kế thừa từ dự án Liên hợp thép Quảng Ngãi Guang Lian - một dự án đã được đầu tư 10 năm nhưng đình trệ.
Dự án hiện đã có trong Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và phân phối thép giai đoạn đến 2020, có xét đến năm 2025 được Bộ Công Thương phê duyệt từ đầu năm 2013.

Ai là người đứng đằng sau Nhật Cường?

(VietnamDaily) - Ngày 9/5, nhiều cửa hàng của Nhật Cường mobile bị cảnh sát khám xét. Cùng thời điểm, các cửa hàng khác của Nhật Cường cũng đóng cửa không rõ lý do.
 

Vụ việc gây bất ngờ cho dư luận bởi đây là một trong những nhà bán lẻ điện thoại nổi tiếng ở Việt Nam.
Nhật Cường mobile là thương hiệu thuộc sở hữu của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường. Công ty được đăng ký kinh doanh lần đầu vào ngày 20/6/2001 do ông Bùi Quang Huy (sinh năm 1974) làm người đại diện theo pháp luật kiêm Tổng giám đốc và nắm tới 90% vốn doanh nghiệp này.

3 “vũ khí hạng nặng” Trung Quốc có thể dùng để trả đũa Mỹ

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc - có lúc tưởng chừng sắp đi đến kết thúc - lại bất ngờ bùng lên với đe dọa áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào thứ Sáu tuần trước.

Trung Quốc đã thề trả đũa nếu Mỹ thực hiện tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về tăng thuế quan từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vào ngày thứ Sáu. Trong một tuyên bố ngày thứ Năm, Bộ Thương mại Trung Quốc nói đã chuẩn bị sẵn sàng để đáp trả Mỹ trong bất kỳ trường hợp nào.

Tuy nhiên, theo ông Brad Setser, chuyên gia cấp cao về kinh tế quốc tế thuộc Hội đồng Đối ngoại ở Washington, "ăn miếng trả miếng" bằng thuế quan có thể sẽ không phải là lựa chọn số 1 của Bắc Kinh.

Tin mới