Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu

Nhận lời mời của Tổng thống Mỹ Joe Biden, tối 22/4, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự phiên khai mạc trọng thể hội nghị thượng đỉnh về khí hậu.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến trong hai ngày 22-23/4, với mục đích chính là nhằm thúc đẩy cộng đồng quốc tế đưa ra các cam kết toàn cầu mạnh mẽ hơn về ứng phó với biến đổi khí hậu để có thể đạt được mục tiêu giữ nhiệt độ Trái Đất không tăng quá 1,5°C so với trước thời kỳ công nghiệp, phù hợp với tinh thần của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Chu tich nuoc Nguyen Xuan Phuc du hoi nghi thuong dinh ve khi hau
 Chủ tịch nước dự Phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh về Khí hậu. Ảnh: BNG.
Tham dự phiên khai mạc hội nghị quan trọng này có nguyên thủ, thủ tướng của 40 nước được mời dự Hội nghị, gồm các nền kinh tế lớn nhất và phát thải nhiều khí nhà kính nhất như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Nhật, các nước có cam kết mạnh mẽ nhất về giảm phát thải khí nhà kính, dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu hoặc đóng vai trò quan trọng tại các khu vực trong phát triển kinh tế xanh, cùng Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres và lãnh đạo nhiều tổ chức quốc tế và khu vực khác.
Trong khuôn khổ hội nghị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ cùng Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Tây Ban Nha và Tổng thống các nước Nigeria và Ba Lan tham dự, phát biểu tại phiên họp quan trọng về chủ đề "Các lợi ích kinh tế của Hành động Khí hậu" diễn ra vào tối 23/4.

Chuyến làm việc 10 giờ với 15 hoạt động của Thủ tướng

Sáng nay 29/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến sân bay Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 73 tại New York, Hoa Kỳ.

Chuyến làm việc 10 giờ với 15 hoạt động của Thủ tướng
Chuyen lam viec 10 gio voi 15 hoat dong cua Thu tuong
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng LHQ. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Trong một ngày làm việc (hơn 10 giờ), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chương trình với 15 hoạt động: Dự, có bài phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) khóa 73; có các cuộc gặp với Chủ tịch Đại hội Đồng LHQ, Tổng Thư ký LHQ và nhiều cuộc tiếp xúc song phương quan trọng với 5 nguyên thủ và lãnh đạo các nước; trao đổi, tọa đàm với các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ; gặp gỡ bạn bè Hoa Kỳ, cán bộ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại New York.

Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

Ngày 4/11, Mỹ chính thức gửi thư lên Liên Hợp Quốc thông báo sẽ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo xác nhận thông tin này và cho rằng, Mỹ là nước dẫn đầu trong việc cắt giảm khí thải nhưng vẫn phát triển kinh tế và đảm bảo đủ năng lượng cho tất cả công dân của mình. Mỹ là một mô hình thực tế và thực dụng.
Theo các điều khoản của hiệp định, quá trình Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu sẽ phải mất một năm để thực hiện. Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ không còn là thành viên của hiệp định này vào ngày 4/11/2020 - một ngày sau ngày bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm sau.

Cận cảnh dân Bangladesh "khổ trăm bề" vì biến đổi khí hậu

(Kiến Thức) - Những khu vực ven biển ở Bangladesh thường xuyên hứng chịu các trận bão và lũ lụt, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người dân.

Cận cảnh dân Bangladesh "khổ trăm bề" vì biến đổi khí hậu
Can canh dan Bangladesh
 Theo Al Jazeera, Bangladesh là một trong những quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất bởi biến đổi khí hậu. Hàng triệu người sống ở khu vực ven biển miền nam nước này đứng trước nguy cơ phải rời bỏ nhà cửa do mực nước biển dâng cao và điều kiện thời tiết thất thường. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)
Can canh dan Bangladesh
 Hơn 7 triệu người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và khoảng 119 người thiệt mạng tại Bangladesh trong năm 2019.
Can canh dan Bangladesh
 Theo báo cáo hồi tháng 4 của UNICEF, 19 triệu trẻ em ở Bangladesh nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các thảm họa thiên nhiên như lũ lụt và lốc xoáy.
Can canh dan Bangladesh
Mực nước biển dự kiến sẽ tăng từ 0,4 tới 1,5 mét ở bờ biển Bangladesh vào năm 2100. 
Can canh dan Bangladesh
 Người phụ nữ sống trong căn nhà tạm bợ trên bờ sông ở vùng Sandarbans.
Can canh dan Bangladesh
 Một gia đình phải di cư sau khi trận lốc Fani càn quét khu vực bờ biển gần Sandarbans. Trận lốc xoáy tấn công Bangladesh hồi tháng 5/2019, gây tổn thất khoảng 63 triệu USD.
Can canh dan Bangladesh
 Các ngư dân cố "cứu" một con thuyền sau trận lốc xoáy gần Sundarbans. Đánh cá vốn là nguồn thu nhập chính của người dân trong khu vực này.
Can canh dan Bangladesh
 Afia Begum, 46 tuổi, ngồi trước ngôi nhà tạm bợ gần sông Shibsha, Khulna. Cô đã phải 5 lần chuyển nhà vì những cơn bão. "Tôi đã mất nhà trong trận lốc xoáy Fani. Hiện tại, tôi đang sống trong ngôi nhà tre được dựng trên bờ sông", cô chia sẻ.
Can canh dan Bangladesh
 Ít nhất 17 người đã thiệt mạng trong trận lốc xoáy Fani.
Can canh dan Bangladesh
 Người phụ nữ thăm cánh đồng bị trận lốc Bulbul tàn phá ở Khulna hồi tháng 11/2019.
Can canh dan Bangladesh
 Người phụ nữ và con nhỏ ngồi trên con thuyền gần ngôi nhà bị ngập của họ trên bờ sông Brahmaputra ở huyện Kurigram.
Can canh dan Bangladesh
 Ít nhất 4.589 cây xanh đã bị quật đổ trong trận lốc Bulbul ở vùng Sundarbans.
Can canh dan Bangladesh
 Người dân sống trong ngôi nhà tạm bợ ở Dacope, Khulna.
Can canh dan Bangladesh
 Các trận bão lũ và lốc xoáy đã khiến nhiều người dân ở khu Sundarbans mất nhà cửa.

Tin mới