Chủ tịch Quốc hội: Tình hình Biển Đông đang phức tạp, khó lường

(Kiến Thức) - Kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khóa XIII vừa khai mạc lúc 9h tại Hội trường Bộ Quốc phòng với nhiều nội dung quan trọng được báo cáo trong ngày đầu làm việc. 

Tại phiên khai mạc, sau phần phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Quốc hội sẽ nghe Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2013; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2014.

Sau đó, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Dự kiến tổng thời gian làm việc là 28 ngày.

Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội.
Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội.  

Phát biểu khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh kỳ họp lần này diễn ra trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới phục hồi chậm, tuy nhiên kinh tế trong nước chuyển biến tích cực, lạm phát được kiềm chế, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng khá. Tuy vậy kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định, tái cơ cấu nền kinh tế chuyển biến chậm, đang xuất hiện khó khăn mới, cần có giải pháp đồng bộ, sử dụng hợp lý có hiệu quả các nguồn lực của đất nước.

Chủ tịch Quốc hội nói cần đoàn kết, nhất trí, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế-xã hội năm 2014.

Về lấy phiếu tín nhiệm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói cần xem xét sửa đổi, hoàn thiện để tiếp tục thực hiện chủ trương này.

Chủ tịch Quốc hội nói tình hình ở biển Đông đang diễn biến hết sức phức tạp và khó lường. Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép với tàu chiến và máy bay bảo vệ là vi phạm đặc biệt nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, bất chấp các thỏa thuận cấp cao giữa hai nước, đe dọa hòa bình và an ninh, đồng bào ta lo lắng và kiên quyét phản đối, cộng đồng quốc tế chia sẻ và bày tỏ tình đoàn kết với Việt Nam.

Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ nghe và thảo luận về tình hình biển đông, tinh thần là bằng mọi biện pháp bảo vệ chủ quyền với đường lối hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tập trung trí tuệ, phát huy dân chủ để kỳ họp thành công tốt đẹp.

Tiếp theo, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2013; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2014.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết trong tổng số 15 chỉ tiêu chủ yếu đề ra cho năm 2013 có 10 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, 3 chỉ tiêu xấp xi kế hoạch, 2 chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch là tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP, tỷ lệ giảm hộ nghèo...

Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ngay từ đầu năm 2014 Chính phủ đã có nghị quyết về những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu cho năm 2014, trong đó tập trung bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

Quốc hội Việt Nam có thêm chức danh Tổng thư ký

Dự thảo Luật quy định chức danh Tổng thư ký Quốc hội thay cho Đoàn thư ký kỳ họp hiện nay. Tổng thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu.

Theo Chủ nhiệm VP Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, mô hình này đã có từ trước, nay là tái lập lại, đây chính là hòa nhập sâu với thế giới. Mô hình này là chung của thế giới, còn nội hàm thì mỗi nước khác nhau.

Sáng nay, 15/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) họp cho ý kiến về dự thảo Luật tổ chức Quốc hội. Theo ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội thì Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 11/2013) có những sửa đổi, bổ sung quan trọng về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội nên yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật tổ chức Quốc hội cho phù hợp.

Dự thảo Luật quy định đại biểu Quốc hội không quá 500 người.
Dự thảo Luật quy định đại biểu Quốc hội không quá 500 người. 
Một số quy định của Luật hiện hành về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội còn quá chung, tính khả thi còn thấp, như việc trình dự án luật, kiến nghị về luật của đại biểu Quốc hội, việc đưa ra để cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng, việc bỏ phiếu tín nhiệm, việc tổ chức trưng cầu ý dân...

Dự thảo Luật quy định chức danh Tổng thư ký Quốc hội thay thế cho Đoàn thư ký kỳ họp hiện nay. Tổng thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu, giúp cho Tổng thư ký Quốc hội có các Ủy viên thư ký. Tổng thư ký Quốc hội là người phát ngôn của Quốc hội, có nhiệm vụ tham mưu dự kiến chương trình, kế hoạch và chỉ đạo tổ chức phục vụ các kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cuộc họp do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức, đồng thời là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội.

Theo ông Phan Trung Lý, việc lập chức danh Tổng thư ký Quốc hội thực chất là sắp xếp, bố trí lại công việc cho hợp lý hơn; tổ chức của Văn phòng Quốc hội không thay đổi, không kéo theo việc tăng tổ chức và nhân sự, bảo đảm gắn kết giữa các bộ phận của bộ máy giúp việc để phục vụ tốt hơn hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Mô hình này cũng tương tự như mô hình tổ chức bộ máy giúp việc nghị viện của nhiều nước trên thế giới.

Theo ông Nguyễn Đức Hiền - Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội, quy định Tổng thư ký là mới nhưng nội hàm chưa có gì cả, cần phải xem xét thêm. Tuy nhiên theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thì mô hình này đã có từ trước nay là tái lập lại, đây chính là hòa nhập sâu với thế giới. Mô hình này là chung của thế giới, còn nội hàm thì mỗi nước khác nhau.

Góp cho ý Điều 33 cho dự thảo Luật việc quy định công dân có thể tham dự các kỳ họp công khai của Quốc hội, ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội đặt câu hỏi liệu quy định trên là tiến bộ nhưng vấn đề liệu có thực hiện được không. Cũng cho ý kiến về Điều 33, ông Phùng Quốc Hiển - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội cho rằng dùng từ khách mời tham dự kỳ họp quốc hội là không phù hợp. "Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, thành viên Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước được mời dự các kỳ họp Quốc hội đều do Quốc hội bầu, dùng từ khách nghe xa lạ quá" - ông Hiển nêu quan điểm.

Về quy định công dân tham dự các kỳ họp công khai của Quốc hội, ông Hiển cho rằng tham dự là được quyền phát biểu, có ý kiến, nên dùng từ dự khán, để theo dõi như vậy sẽ phù hợp hơn.

Quốc hội Mỹ xem xét thỏa thuận hạt nhân với Việt Nam

Quốc hội Mỹ bắt đầu xem xét thỏa thuận hạt nhân với Việt Nam ngày 8/5.

Bước đi này diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama trình dự thảo thỏa thuận cho phép Mỹ chuyển giao các lò phản ứng hạt nhân và công nghệ cho Việt Nam. Theo báo National Journal (Mỹ), thời gian quốc hội Mỹ xem xét là 90 ngày làm việc.
Lễ ký Hiệp định hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ về sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân (Hiệp định 123) ngày 6/5. (Ảnh: TTXVN)
Lễ ký Hiệp định hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ về sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân (Hiệp định 123) ngày 6/5. (Ảnh: TTXVN)

Tin mới