Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng: Đội ngũ trí thức KH&CN có nhiệm vụ rất lớn lao

Khẳng định vai trò to lớn của trí thức đối với sự phát triển của đất nước, Chủ tịch Phan Xuân Dũng gửi lời chúc mừng tới 135 trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu được tôn vinh.

Sáng 28/8, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế (TP Hà Nội), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp hội Việt Nam) long trọng tổ chức Lễ tôn vinh trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu năm 2024.
Báo Tri thức và Cuộc sống xin trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc Lễ tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu năm 2024 của TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Chu tich VUSTA Phan Xuan Dung: Doi ngu tri thuc KH&CN co nhiem vu rat lon laoCác trí thức được vinh danh tại Lễ tôn vinh trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu năm 2024.
Kính thưa Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam;
Kính thưa các đồng chí Ủy viên Trung ương, các vị đại biểu đại diện cho các cơ quan, bộ ngành Trung ương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Kính thưa các nhà khoa học; các quý vị đại biểu.
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, cha ông ta luôn quý trọng hiền tài và đội ngũ trí thức, coi hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu. Ngay từ khi mới thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã nói: “Nước nhà cần phải kiến thiết, kiến thiết cần phải có nhân tài”.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu thế phát triển của KH&CN của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thì quan điểm của Đảng ta về phát triển đất nước là “phải bằng và dựa vào KH&CN”, “phát triển KH&CN là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Theo đó, nhiệm vụ trao cho đội ngũ trí thức KH&CN nước nhà là hết sức to lớn.
Từ khi ra đời vào ngày 29/7/1983 đến nay, Liên hiệp Hội Việt Nam đã khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng, là hạt nhân tập hợp, đoàn kết, phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam trong nước và nước ngoài, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển tiềm lực KH&CN quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tình hình tư tưởng chính trị, giữ vững quốc phòng, an ninh đất nước.
Là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tập hợp được đông đảo đội ngũ trí thức KH&CN trong và ngoài nước từ 1,8 triệu trí thức năm 2015 đã tập hợp được trên 2,2 triệu trí thức vào 2020, chiếm 32,5% đội ngũ trí thức cả nước, đã có 156 hội thành viên gồm 63 Liên hiệp Hội địa phương và 93 Hội ngành toàn quốc, gần 600 tổ chức KH&CN trực thuộc.
Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Là một bộ phận trong lực lượng cách mạng, trí thức có nhiệm vụ thi đua phụng sự Tổ quốc, phụng sự Nhân dân”, đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam luôn mang trên mình nhiệt huyết cách mạng, khát vọng vươn lên, đưa KH&CN trở thành động lực, là quốc sách hàng đầu để phát triển đất nước; phát triển đất nước phải dựa và bằng KH&CN.
Hôm nay, đội ngũ trí thức KH&CN cả nước rất vinh dự và tự hào được đón Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam cùng các Đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham dự Lễ tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu lần thứ 5 do Liên hiệp hội Việt Nam tổ chức.
Đây là sự quan tâm, nguồn động viên vô cùng to lớn của Đảng và Nhà nước, của cá nhân Đồng chí Chủ tịch Quốc hội và các Đồng chí Lãnh đạo các cơ quan bộ ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với đội ngũ trí thức KH&CN nước nhà, với Liên hiệp Hội Việt Nam.
Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, đội ngũ trí thức KH&CN của cách mạng Việt Nam một lòng đi theo Đảng, theo Bác kính yêu, phấn đấu liên tục và đã có nhiều cống hiến, phát huy sức mạnh đoàn kết trong liên minh công - nông - trí vì sự nghiệp của Đất nước, của Dân tộc và Nhân dân.
Với tinh thần đó, tôi xin trân trọng khai mạc Lễ tôn vinh Trí thức KH&CN tiêu biểu năm 2024.
Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, địa phương; và các quý vị đại biểu.
Xin chúc mừng các nhà khoa học tiêu biểu được lựa chọn tôn vinh đợt này!
Chúc Lễ tôn vinh của chúng ta thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thực hiện: Mai Loan

Chủ tịch Phan Xuân Dũng dự Hội nghị Cơ học toàn quốc

Nhân dịp 45 năm thành lập Viện Cơ học, Viện Cơ học phối hợp với Viện Vật lý và Hội Cơ học Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Cơ học toàn quốc vào ngày 9/4 tại Hà Nội. TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA đã đến dự.

Hội nghị Cơ học toàn quốc được tổ chức thường kỳ 5 năm, là diễn đàn của đội ngũ những người làm công tác nghiên cứu và ứng dụng cơ học vào các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ nhằm mục đích trao đổi, thảo luận và trình bày các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tế trong lĩnh vực cơ học. Đặc biệt, thông qua hội nghị sẽ lựa chọn những bài báo chất lượng cao và thông qua quá trình bình duyệt nghiêm ngặt trước khi bài báo được đăng trên một số tạp chí ISI uy tín.

Chủ tịch Phan Xuân Dũng: Kỳ họp thứ 7 thể hiện sự tôn trọng trí thức

Chủ tịch Phan Xuân Dũng cho hay, VUSTA đã góp một vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các luật tại kỳ họp này. Điều đó thể hiện, đất nước ta rất tôn trọng trí thức KH&CN.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra trọng thể tại Thủ đô Hà Nội theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội và được chia làm 2 đợt (đợt 1, từ ngày 20/5-8/6 và đợt 2, từ ngày 17-29/6). Theo chương trình, sáng nay (29/6), Kỳ họp sẽ tiến hành phiên bế mạc.
Đóng góp quan trọng của VUSTA trong hoàn thiện các dự án luật

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Sáng ngời trí tuệ lớn, nhân cách lớn

“Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo kiệt xuất, một trí tuệ, bản lĩnh, nhân cách lớn. Những giá trị mà Tổng Bí thư để lại sẽ là nguồn cảm hứng cho các thế hệ tương lai”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn nhìn nhận.

Tong Bi thu Nguyen Phu Trong: Sang ngoi tri tue lon, nhan cach lon
Tong Bi thu Nguyen Phu Trong: Sang ngoi tri tue lon, nhan cach lon-Hinh-2

Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội khẳng định, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người chiến sĩ cộng sản, nhà lãnh đạo kiệt xuất, trí tuệ, bản lĩnh, một nhân cách lớn. Những giá trị, phẩm chất và đóng góp to lớn mà Tổng Bí thư để lại sẽ tiếp tục sống mãi và là nguồn cảm hứng cho các thế hệ tương lai.

 
Tong Bi thu Nguyen Phu Trong: Sang ngoi tri tue lon, nhan cach lon-Hinh-3

- Chiều 19/7, đất nước ta đón nhận tin buồn khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần. Xin đại biểu chia sẻ cảm xúc của mình trước thông tin này?

Tôi và tôi tin cả trăm triệu người dân Việt Nam đều vô cùng đau buồn trước thông tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần. Đây là mất mát rất lớn đối với đất nước và Nhân dân Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhân cách lớn, đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, cũng như trong việc đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng.

Sự ra đi của Tổng Bí thư là tổn thất lớn lao cho đất nước. Hy vọng rằng đất nước chúng ta sẽ vượt qua đau thương, mất mát này, tiếp tục phát huy những giá trị và thành quả mà Tổng Bí thư để lại, đoàn kết vượt qua giai đoạn khó khăn.

Tong Bi thu Nguyen Phu Trong: Sang ngoi tri tue lon, nhan cach lon-Hinh-5Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Nhân dân thôn Kon Rờ Bàng 2, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum chiều 13/4/2017. Ảnh:Kontum.gov.vn

- Là đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, từng có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc Tổng Bí thư, những ấn tượng của Tổng Bí thư đối với ông như thế nào?

Dù không có quá nhiều cơ hội được tiếp xúc lâu với Tổng Bí thư, nhưng qua những lần gặp gỡ, tôi thực sự cảm phục Tổng Bí thư ở nhiều phẩm chất tốt đẹp, đạo đức đặc biệt, tiêu biểu của con người Việt Nam.

Đầu tiên, dễ cảm nhận nhất là sự tận tâm và trách nhiệm tiêu biểu của một người cách mạng. Tổng Bí thư luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với công việc và nhiệm vụ được giao, cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp phát triển đất nước và Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn được biết đến với tinh thần kiên định, quyết đoán trong việc thực hiện các chính sách và trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Chính sự kiên định này giúp Tổng Bí thư dẫn dắt đất nước qua nhiều thử thách và nhận được sự tin yêu của toàn Đảng và toàn dân.

Phẩm chất liêm khiết và chính trực cũng là điều vô cùng đáng quý của Tổng Bí thư. Ông luôn sống giản dị, không màng quyền lợi cá nhân và luôn đề cao giá trị liêm khiết, trong sạch.

Tôi thực sự cảm động khi thấy hình ảnh Tổng Bí thư bình dị như bao người dân bình thường khác, ngồi gói bánh chưng dịp Tết cùng gia đình. Đây là phẩm chất quan trọng đối với một lãnh đạo, đặc biệt trong bối cảnh đất nước hiện nay.

Không chỉ vậy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn là biểu trưng của trí tuệ và sự hiểu biết sâu rộng. Với một nền tảng học thuật vững chắc và kiến thức sâu rộng về lý luận chính trị, văn hóa và lịch sử đất nước, Tổng Bí thư đã đóng góp nhiều công trình nghiên cứu có giá trị và đã áp dụng những hiểu biết đó vào công tác lãnh đạo.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn tiêu biểu cho tinh thần đổi mới. Bên cạnh kiên định lý tưởng, Tổng Bí thư luôn cổ vũ cho những cải cách, đổi mới cần thiết để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giúp đất nước hội nhập quốc tế.

Đặc biệt hơn cả, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tấm gương trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với Nhân dân, từ đó có những quyết sách phù hợp, kịp thời. Điều này thể hiện rất rõ qua những đợt tiếp xúc cử tri và dịp Tết.

Tong Bi thu Nguyen Phu Trong: Sang ngoi tri tue lon, nhan cach lon-Hinh-4
Vừa là người con Hà Nội và từng là Bí thư Thành ủy Hà Nội, Tổng Bí thư đặc biệt coi trọng vai trò văn hóa của Hà Nội - trái tim của cả nước. Ông từng nhấn mạnh: “Hà Nội là Thủ đô, mà Thủ đô là đô thị đứng đầu, chỉ có một, Hà Nội là trung tâm chính trị, trung tâm văn hóa của cả nước.

Do đó, người Hà Nội làm sao phải phát huy được truyền thống hào hoa, thanh lịch, văn hiến và anh hùng, Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người; tập trung xây dựng môi trường văn hóa, xây dựng con người, xây dựng môi trường hòa bình ổn định là chức năng rất cơ bản của Thủ đô” và “Hà Nội phải thực sự phát triển, gương mẫu đi đầu, làm gương cho cả nước”.

Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là mất mát lớn của đất nước, nhất là trong giai đoạn chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng. Nhưng tôi tin rằng, những giá trị và phẩm chất mà Tổng Bí thư để lại sẽ tiếp tục sống mãi và là nguồn cảm hứng cho các thế hệ tương lai.

Tong Bi thu Nguyen Phu Trong: Sang ngoi tri tue lon, nhan cach lon-Hinh-5

- Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt quan tâm và có nhiều chỉ đạo sâu sắc về vấn đề phát triển nền văn hóa đất nước. Là Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội hiện tại, cũng là chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực văn hóa, ông suy nghĩ thế nào về những đóng góp của Tổng Bí thư đối với nền văn hóa nước nhà?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ là nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà còn là người có tầm ảnh hưởng sâu rộng, mang tính dẫn dắt và định hướng cho lĩnh vực văn hóa. Sẽ không quá khi nói rằng, ông là một nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam, với những đóng góp quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời thúc đẩy hội nhập với thế giới.

Mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và từ các phương tiện truyền thông mới tác động rất lớn đến đời sống văn hóa ở nước ta, kéo theo nhiều nguy cơ về: Chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, lối sống hưởng thụ, văn hóa ngoại lai lấn át, các giá trị truyền thống bị phai nhạt, thương mại hóa văn hóa văn nghệ quá đà không tính đến lợi ích lâu dài… đã gây xói mòn những giá trị văn hóa dân tộc, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển đạo đức cộng đồng, cá nhân.

Tất cả đòi hỏi một định hướng phát triển văn hóa đúng đắn, rõ ràng để làm hệ điều tiết, dẫn dắt sự phát triển văn hóa, cũng như sự phát triển chung của đất nước.

Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện và vai trò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở những vị trí quan trọng của đất nước thực sự rất có ý nghĩa đối với sự phát triển văn hóa nước ta.

Là một học giả có sự hiểu biết sâu rộng về lý luận chính trị và văn hóa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã viết nhiều bài báo, tác phẩm nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng và văn hóa dân tộc.

Những tác phẩm này không chỉ thể hiện kiến thức uyên thâm, mà còn cho thấy sự trăn trở về con đường phát triển đất nước, làm sao để vừa giữ gìn được truyền thống dân tộc, vừa hội nhập, phát triển hiện đại.

Tong Bi thu Nguyen Phu Trong: Sang ngoi tri tue lon, nhan cach lon-Hinh-6
Tôi thấy rằng, những tư tưởng sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa và truyền thống đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí thư luôn hướng đến việc bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cách mạng trong công tác lãnh đạo chính trị. Tình yêu dành cho văn hóa thấm đẫm trong từng chỉ đạo, bài viết, câu nói của Tổng Bí thư.

Tinh thần “văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”, hay “văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc dân tộc. Văn hóa còn, dân tộc còn” đã thể hiện sâu sắc nhất mong muốn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về vai trò dẫn dắt, điều tiết sự phát triển đất nước của văn hóa, cũng như ý nghĩa của việc giữ gìn những giá trị của văn hóa dân tộc.

Một trong những dấu mốc son cho sự phát triển văn hóa nước nhà là Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021. Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu lên nhiều thông điệp và thực sự truyền cảm hứng cho đội ngũ cán bộ văn hóa, văn nghệ sĩ đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp chấn hưng văn hóa nước nhà.

Hệ thống quan điểm về phát triển văn hóa và xây dựng con người của Tổng Bí thư được đúc kết trong các bài viết, bài phát biểu, thư…, được tập hợp trong cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, chắc chắn sẽ là kim chỉ nam cho hoạt động chỉ đạo, lãnh đạo, phát triển văn hóa trong giai đoạn sắp tới.

Tong Bi thu Nguyen Phu Trong: Sang ngoi tri tue lon, nhan cach lon-Hinh-8Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các văn nghệ sĩ và đại biểu tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 2021. Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng sản.

- Ông có thể chia sẻ kỷ niệm đáng nhớ nhất với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở lĩnh vực này?

Một kỷ niệm mà tôi nhớ và ấn tượng nhất là khi nói chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về văn hóa đất nước trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XV, đó là Tổng Bí thư nói rất nhiều đến việc phải chấn hưng văn hóa nước nhà, để những giá trị văn hóa của đất nước được bảo tồn, phát huy hơn nữa trong bối cảnh mới.

Tổng Bí thư rất trăn trở việc thiếu vắng những tác phẩm văn học, nghệ thuật thể hiện được tầm vóc của sự nghiệp Đổi mới đất nước. Đó là những trăn trở rất đáng suy nghĩ đối với những người làm công tác văn hóa.

Đúng là so với những thành tựu đất nước đã đạt được trong chính trị, kinh tế, xã hội, lĩnh vực văn hóa còn cần phải nỗ lực rất nhiều không chỉ để xứng đáng với công sức các thế hệ đi trước đã dày công vun đắp, tạo dựng nền móng cho xã hội hôm nay, mà còn xứng đáng với những thành tựu như Tổng Bí thư từng nói: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như hiện nay”.

Trong khi đó, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, hệ điều tiết cho sự phát triển của đất nước. Thế hệ chúng ta hôm nay cần quyết tâm, hành động nhiều hơn để thực hiện thành công những căn dặn của Tổng Bí thư đối với công cuộc chấn hưng văn hóa nước nhà.

Trân trọng cảm ơn PGS.TS Bùi Hoài Sơn!
Mai Loan (thực hiện)

Nhân dân quyết tâm thực hiện di sản Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga nói, di sản lớn nhất Tổng Bí Nguyễn Phú Trọng thư để lại là chính cuộc đời Ông. Trí tuệ, nhân cách, lối sống… của Tổng Bí thư là ngọn đuốc soi đường thắp sáng niềm tin cho Nhân dân.

Trò chuyện với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, chia sẻ những tình cảm, nhận định của mình về di sản mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại cho Nhân dân.

Nhan dan quyet tam thuc hien “di san” Tong Bi thu Nguyen Phu Trong de laiTrí tuệ, nhân cách, lối sống… của Tổng Bí thư như ngọn đuốc soi đường, thắp sáng niềm tin cho Nhân dân. Ảnh: Chính phủ.

Đi tiếp con đường Tổng Bí thư một đời tâm huyết

- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói tại một hội nghị: “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất. Thế nào là danh dự? Cao hơn tất cả, vật chất không là gì. Cái còn mãi với thời gian là danh dự, trọng liêm, trọng chính, trọng đức. Còn vật chất chỉ là phù vân, nó quý thì quý thật nhưng ông cha ta đã tổng kết, danh thơm thì còn mãi. Đừng ham chức tước, địa vị, vật chất, tiền tài lôi kéo đủ thứ, nhất là chúng ta có quyền lực trong tay, lắm kẻ mơn trớn, xu nịnh”. Đại biểu có suy nghĩ gì về lời dặn dò này?

Tôi nhớ đến câu ca dao rất quen thuộc của Việt Nam: “Trăm năm bia đá thì mòn, nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Trong cuộc sống, vật chất luôn có sự hấp dẫn với con người và cũng phải có vật chất, con người mới tồn tại được. Tuy nhiên, nếu quá chú trọng vật chất, quyền lợi, thậm chí vì nó mà bỏ qua đạo đức, trách nhiệm thì lại là điều cần phê phán.

Nhan dan quyet tam thuc hien “di san” Tong Bi thu Nguyen Phu Trong de lai-Hinh-2Chiếc xe Toyota Crown BKS 80B - 2089 gắn bó với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 18 năm. Có lần, Văn phòng Trung ương Đảng đề xuất thay xe cho Tổng Bí thư vì nó đã cũ, nhưng Ông không đồng ý và nói: "Xe vẫn đi tốt". Ảnh: Tiến Tuấn.

Ông cha ta cũng còn có một câu rất thấm thía: “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”, chỉ việc tạo dựng danh tiếng, thanh danh khó hơn rất nhiều so với việc làm mất uy tín, danh dự. Và đối với việc bị mất uy tín, danh dự, giá trị vật chất đánh đổi thật nhỏ bé.

Lời nhắc nhở của Tổng Bí thư cũng giống như lời đúc kết của cha ông, đó là so với danh dự, phẩm chất đạo đức của một con người, tất cả mọi vật chất không những chỉ như “phù vân”, mà còn rất rẻ mạt. Chính bởi vậy, chúng ta cần phải chú trọng gìn giữ thứ tài sản lớn nhất của mỗi người, đó chính là nhân cách đạo đức, phẩm giá.
- Bà có sự liên tưởng nào giữa lời dặn dò trên của Tổng Bí thư với công cuộc “đốt lò” vĩ đại?
Không chỉ bây giờ, mà từ xưa, cha ông ta đã rất nỗ lực trong việc phòng, chống tham nhũng. Sử sách còn ghi lại rất nhiều vụ án, trong đó, các quan tham cũng bị xử lý một cách đích đáng. Đơn cử việc Bác Hồ nghiêm khắc xử lý vụ án Trần Dụ Châu với mức án cao nhất.
Nhan dan quyet tam thuc hien “di san” Tong Bi thu Nguyen Phu Trong de lai-Hinh-3Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo Quốc hội, Nhà nước và Chính phủ chụp ảnh lưu niệm với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Hải Dương. Ảnh: NVCC.
Thực tế, khi có chức tước, con người dễ bị cám dỗ về vật chất, quyền lực. Nếu không chiến thắng được bản thân, việc sa ngã rất dễ xảy ra. Bởi vậy, công cuộc chống tham nhũng luôn diễn ra ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào, và với mọi quốc gia.
Trong giai đoạn vừa qua, hình ảnh “lò bác Trọng” trở nên quen thuộc, Tổng Bí thư cũng được ví như “Người đốt lò vĩ đại”. Rất nhiều đại án được phơi bày, xử lý, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, tạo niềm tin cho Nhân dân. Quan trọng hơn nữa, nó còn là lời cảnh tỉnh đối với những người đang nắm giữ chức vụ.
Ý nghĩa của việc chống tham nhũng, theo tôi, không chỉ dừng lại ở chỗ chúng ta phát hiện, xử lý bao nhiêu trường hợp tham nhũng, mà từ đây, chúng ta có thể ngăn ngừa tham nhũng một cách hiệu quả.
Những nỗ lực mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm để trong sạch bộ máy cũng thể hiện rất rõ quan điểm của Ông trong lời dặn dò về danh dự ở trên.
Ánh sáng thắp từ những điều giản dị

Chủ tịch Phan Xuân Dũng: Chúng ta chắc chắn sẽ có những phát triển bứt phá

Ngày 15/5, tại Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng đã có bài phát biểu. Tri thức và Cuộc sống xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Phan Xuân Dũng.

Kính thưa đồng chí Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính;
 Thưa các các đồng chí lãnh đạo đại diện các cơ quan bộ, ngành TW;

Tin mới