Chưa có luật quy định lấy tiền nhà nước đền bù tai bến y khoa

(Kiến Thức) - Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, hiện chưa có luật nào quy định lấy tiền nhà nước đền bù cho các ca tai biến y khoa.

Chưa có luật quy định lấy tiền nhà nước đền bù tai bến y khoa
Trong điều trị khám chữa bệnh, rủi ro y khoa là điều khó tránh khỏi và không ai mong muốn. Tuy nhiên, việc gia tăng tỷ lệ tai biến y khoa tại Việt Nam thời gian qua, đang khiến dư luận hết sức quan tâm và lo lắng.
Theo GS.TS Bùi Đức Phú – Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế từng chia sẻ trong buổi Toạ đàm “Giảm thiểu các tai biến trong y khoa” năm 2013, tình trạng bệnh viện quá tải hiện nay chính là một trong số những nguyên nhân dẫn tới các tai biến trong y khoa.
Chua co luat quy dinh lay tien nha nuoc den bu tai ben y khoa
 GS.TS Bùi Đức Phú – Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế
“Việc hai đến ba bệnh nhân nằm điều trị trên một gường bệnh ở nhiều bệnh viện hiện nay sẽ gây áp lực rất lớn đến chất lượng khám chữa bệnh. Bởi với việc quá tải bệnh viện thì thời gian khám chữa bệnh của bác sĩ đối với bênh nhân sẽ bị rút ngắn, kiến thức y khoa không đạt yêu cầu. Không những thế việc quá tải bệnh viện còn dẫn đến tình trạng ô nhiễm trong bệnh viện, việc không kiểm soát được tình trạng nhiễm khuẩn đó cũng chính là một trong nhưng tai biến trong y khoa”, ông Phú cho biết.
Đồng thời GS. Phú cũng nhấn mạnh thêm: “Việc quá tải tại các bệnh sẽ rất khó để các nhân viên y tế, bác sĩ làm đúng theo các quy trình khám chữa bệnh của Bộ Y tế, điều đó cũng sẽ dẫn đến việc xảy ra tai biến trong y khoa”.
Bác sĩ Phạm Cầm Kỳ – Giám đốc BV Sản Nhi – Ninh Bình hồi đó cũng cho biết, nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng xảy ra tai biến trong y khoa đó chính là do chất lượng đào tạo bác sĩ hiện nay. Vị bác sĩ này so sánh: “Nếu như ở các nước tiên tiến trên thế giới, việc đào tạo bác sĩ phải diễn ra 10 đến 15 năm, thì ở Việt Nam chỉ đào tạo có 6 năm, như thế liệu có đảm bảo chất lương?”.
Chua co luat quy dinh lay tien nha nuoc den bu tai ben y khoa-Hinh-2
 Bác sĩ Phạm Cầm Kỳ – Giám đốc BV Sản Nhi – Ninh Bình
Cũng liên quan đến chất lượng bác sĩ trong khám chữa bệnh, ông Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: “Trong khám chữa bệnh khó có thể đòi hỏi các bác sĩ chữa được tất cả các loại bệnh. Bác sĩ phải là người biết người, biết ta, khám chữa bệnh theo đúng chuyên môn của mình thì tai biến y khoa sẽ giảm”.
Nói về trình tự giải quyết khi xảy ra tai biến, Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết: “Vấn đề này đã được Bộ Y tế quy định rõ. Khi xảy ra tai biến chính bệnh viện đó sẽ phải thành lập Hội đồng chuyên môn, để xem lỗi ở đâu và xử lý theo đúng quy định. Nếu chưa thoả đáng thì tiếp tục kiến nghị lập hội đồng chuyên môn trên Sở, Bộ để giải quyết và tìm ra nguyên nhân dẫn đến tai biến”.
Tuy nhiên, ông Tiến cho rằng, hiện nay khi xảy ra bất kể tai biến y khoa nào ở Bệnh viện, người nhà thường đổ lỗi và buộc tội cho cá nhân. Đó là việc không nên, vì nhiều vụ tai biến lỗi chưa hẳn đã xuất phát từ phía bác sĩ. Vì thế, trách nhiệm của bệnh viện là phải tìm ra được những lỗi tai biến để đề phòng cho những trường hợp sau.
Một vấn đề được các bác sĩ khác mời tranh luận rất gay gắt đó chính là: Sau tai biến, tiền đến bù cho bệnh nhân trích từ đâu ra? Về vấn đề này, các vị khách mời đồng loạt phản đối, vì đó không phải là tiền đến bù mà chỉ là tiền hỗ trợ .
“Đó không phải là tiền đền bù, mà là tiền hỗ trợ bệnh nhân. Tiền này do các bác sĩ trong bệnh viện đóng quỹ, mục đích chính của quỹ này là nhằm hỗ trợ cho các bệnh nhân nghèo, chứ không phải nhằm hỗ trợ cho các ca tai biến”, GS. Bùi Đức Phú khẳng định.
Nói về vấn đề này, Thứ trưởng Tiến cũng khẳng định: “Đại đa số các bệnh viện đều có quỹ, do các bác sĩ nộp chứ hiện nay chưa có luật nào quy định lấy tiền nhà nước đền bù cho các ca tai biến y khoa”.

Những nghi án “đầu độc” thực phẩm hoang mang dư luận

(Kiến Thức)  -Trong tuần qua, nhiều nghi án liên quan đến việc "đầu độc" thực phẩm bị cơ quan chức năng và người dân phát hiện gây hoang mang dư luận.

Những nghi án “đầu độc” thực phẩm hoang mang dư luận
Trứng gà làm từ cao su
Đoạn video phát hiện trứng gà non làm bằng cao su được quay bởi tác giả Trần Quang Khải trong những ngày vừa qua, ghi lại cảnh thực nghiệm kiểm tra một bát bún miến được cho là có nguồn gốc từ phố Chùa Hà (Hầ Nội) khiến dư luận hết sức hoang mang.

Vaccine Quinvaxem an toàn khi xảy ra hơn 100 ca phản ứng/tháng

Hơn 100 ca phản ứng với Vaccine Quinvaxem sau tiêm chủng ở Hà Nội trong hơn một tháng qua. Vậy nó có thực sự an toàn.

 Vaccine Quinvaxem an toàn khi xảy ra hơn 100 ca phản ứng/tháng
Từ khi vaccine này được sử dụng lại trên toàn quốc, riêng tại Hà Nội đã có 113 ca bị phản ứng chỉ trong vòng 1 tháng.
Tỉ lệ phản ứng sau tiêm vẫn thấp hơn thế giới

Trứng thối thúc đẩy tế bào ung thư đại tràng tăng trưởng

(Kiến Thức) - Các nhà nghiên cứu từ Đại học Y khoa Texas (Mỹ) cho hay, khí sulfua hydro thúc đẩy quá trình trao đổi chất của bệnh ung thư đại tràng (ruột kết).

Trứng thối thúc đẩy tế bào ung thư đại tràng tăng trưởng
Khí sulfua hydro phát ra từ trứng thối đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của bệnh ung thư đại tràng (ruột kết).
 Khí sulfua hydro phát ra từ trứng thối đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của bệnh ung thư đại tràng (ruột kết).
Theo kết quả nghiên cứu gần đây, khí sulfua hydro bốc ra từ trứng thối đóng vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất của bệnh ung thư ruột kết. Theo nghiên cứu này, các tế bào ung thư ruột kết thực tế sống dựa vào khí hydrogen sulfide. Khí sulfua hydro phát ra từ trứng thối giúp các tế bào ung thư tồn tại và phát triển lan rộng.

Tin mới