Chùa Giám ở Hải Dương đang lưu giữ bảo vật vô giá nào?

Những ngày vừa qua, thông tin Di tích quốc gia đặc biệt chùa Giám bị xuống cấp nghiêm trọng khiến giới nghiên cứu văn hóa, kiến trúc Việt Nam không khỏi quan ngại. Ngôi chùa này có tầm quan trọng như thế nào trong lịch sử nước Việt?

Giá trị lịch sử - văn hóa đặc biệt
Nằm trong cụm di tích đền Xưa - chùa Giám (thuộc xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương), chùa Giám là nơi thờ, tưởng niệm vị Thánh thuốc Nam - Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh. Chùa được xây dựng từ thời Lý và được danh y Tuệ Tĩnh trùng tu, tôn tạo vào thế kỷ 14. Đến cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18, chùa được xây dựng lại với quy mô lớn
Về tổng quan, chùa tọa lạc trên một khoảng đất rộng 2ha, mang phong cách nghệ thuật kiến trúc thời Lê Trung Hưng, được xây theo kiểu “nội công ngoại quốc”, gồm các công trình: Tam quan, Tiền đường, Tam bảo, nhà Tổ, hành lang, nhà tháp Cửu phẩm, nhà khách, nhà Tăng, vườn cây, Pháp sư, nghè Giám.
Cổng tam quan Chùa Giám có đề tên chữ hán "Quán Tự Tại". Bước qua cổng tam quan là sân gạch rồi đến hồ nước, hai bên là các hàng cây xanh. Rẽ bên trái là đến nghè Giám cạnh gốc đa cổ thụ. Vòng qua hòn non bộ là đến tiền đường.
Chua Giam o Hai Duong dang luu giu bao vat vo gia nao?
Khu tiền đường của chùa Giám. Ảnh: Vi Phong / Báo Tổ Quốc.
Khu chùa chính có tường vây kín và cửa ngách thông sang nhà Tăng. Tiền đường gồm 5 gian 2 dĩ, kết nối với hậu cung theo hình chuôi vồ. Bên gian hữu mạc có treo một quả chuông cổ.
Sau hậu cung là một cột hương bằng đá cổ. Đến ngôi nhà tháp Cửu phẩm xây trên nền cao, rộng gần 8m2 và cao trên 10m, gồm 3 tầng với 12 mái rất đẹp. Bộ khung nhà bằng gỗ, trên lợp ngói vẩy cá, các đầu đao uốn cong, phía dưới có các mảng gỗ được chạm khắc tinh xảo, bên trong đặt tòa Cửu phẩm Liên hoa nổi tiếng độc đáo.
Song song bên ngoài chính điện và nhà phẩm là 2 dãy hành lang tả hữu với mái cũng thấp, gồm 11 gian thờ tượng 18 vị La Hán chen lẫn các tấm bia đá cổ. Hậu đường rộng 7 gian, trong đó đặt các ban thờ Thiền Sư Tuệ Tĩnh, thờ Mẫu và thờ sư Tổ.
Bên hữu khu chùa chính có một vườn tháp mộ trầm mặc. Bên tả là sân cây cảnh với các dãy nhà Tăng, nhà khách, nhà thọ trai kề liền nhau thành hình thước thợ. Từ đây nhìn vào chùa chính chỉ thấy những phần mái cao và bức tường rất dài. Phần lớn diện tích của khuôn viên ngôi chùa Giám rộng lớn được che phủ bởi những tán lá cây xanh mát mẻ.
Nhìn chung, các kiến trúc sư, các nghệ nhân đã tạo trên mặt bằng của chùa sự liên hoàn của các hạng mục tôn lên vẻ tráng lệ cổ kính, ẩn chứa nhiều tầng trí tuệ văn hóa.
Ngược dòng thời gian, chùa Giám là nơi gắn với cuộc đời Tuệ Tĩnh từ khi ông còn nhỏ. Theo tư liệu lịch sử, Tuệ Tĩnh sinh vào khoảng năm 1330, mồ côi cha mẹ từ năm 6 tuổi, được sư thầy Hải Triều ở chùa Giám nuôi và cho đi học. Thời niên thiếu và những kiến thức đầu đời về y học của ông đã được nuôi dưỡng, gắn bó với ngôi chùa này.
Chùa Giám được xếp hạng Di tích quốc gia năm 1974, xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (cùng đền Xưa) vào năm 2017.
Tòa cửu phẩm liên hoa độc đáo
Được đặt trong nhà tháp Cửu phẩm, tòa tháp Cửu phẩm liên hoa có tuổi đời khoảng 300 năm, được sơn son thiếp vàng, trang trí hoa văn tinh xảo là một hiện vật lịch sử nổi bật của chùa Giám. Trên các tầng hoa sen của tòa Cửu phẩm có 144 pho tượng ở 54 lần cánh sen, tầng trên cùng có tượng A di đà. Đây là một trong ba tòa Cửu phẩm cổ xưa còn được lưu giữ, có giá trị đặc biệt về nghệ thuật điêu khắc và trang trí ở nước ta.
Chua Giam o Hai Duong dang luu giu bao vat vo gia nao?-Hinh-2
Tòa Cửu phẩm liên hoa của chùa Giám. Ảnh: Vi Phong / Báo Tổ Quốc.
Do được đặt trên ngõng đá tựa ổ bi, tòa Cửu phẩm có thể được quay một cách nhẹ nhàng vào ngày lễ Phật. Theo quan niệm của phái Phật giáo Tịnh Độ, cứ quay một vòng tháp Cửu Phẩm Liên Hoa thì lời trì tụng sẽ được nhân lên thành 3.542.400 lần, để người niệm mau đạt tới chính quả.
Năm 2016, tòa Cửu phẩm liên hoa của chùa Giám đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.
Chùa Giám xuống cấp nghiêm trọng
Theo phản ánh của Báo Giao thông, tại nhà tổ, 7 gian tiền đường, hai dãy hành lang... của chùa Giám đã bị tụt mái ngói tạo ra những khoảng trống. Mỗi khi mưa, nước trút thẳng xuống các ban, bệ, tượng thờ gây bong tróc.
Khu vực nhà phẩm, nơi đặt bảo vật quốc gia Cửu phẩm Liên Hoa phải gia cố bằng cột sắt chống đỡ. Công trình này hình vuông, có bốn mặt giống nhau, cao ba tầng, 12 mái, hệ thống xà kẻ góc hầu hết bằng gỗ lim. Phía bên trong, bảo vật quốc gia Cửu phẩm Liên Hoa không quay được nữa, lớp sơn son thiếp vàng đã phai mờ theo thời gian.
Các bức tượng La Hán nứt, hỏng nhiều chi tiết như chân tay, tai, đầu... có bức tượng đã gãy rời tay, phải gắn lại. Tường của các tòa tiền đường, nhà tổ, nhà phẩm đều xuống cấp, có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Ngoài ra, ở khu vực sân chùa có những đống gạch, khung thép để ngổn ngang.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã Định Sơn cho biết, trước tình trạng xuống cấp của di tích chùa Giám, địa phương đã khảo sát rồi dùng những cột sắt để chống sập một số công trình. Trong tháng 9 này, cơ quan chức năng sẽ họp để công bố phương án trùng tu những hạng mục xuống cấp của chùa Giám. Đây là ngôi chùa cổ, có lịch sử lâu đời nên việc tu bổ di tích phải hết sức thận trọng, cần phải đánh giá kỹ cái gì cần giữ lại, cái gì cần thay thế.

Lời giải cho ngôi chùa và tượng Phật "ngàn năm tuổi" dưới đáy biển

Câu hỏi bí ẩn về “ngôi chùa và tượng phật hơn 2000 năm tuổi” chìm sâu dưới đáy đại dương đã có lời giải.

Nếu ai thích thú và từng đến Bali thì hẳn đều biết nơi này không chỉ đẹp đến tê tái với những biển xanh, cát trắng mà còn là một vùng đất Phật với rất nhiều ngôi đền. Bali từng gây chấn động báo giới và các nhà nghiên cứu trong suốt một thời gian dài trước thông tin về một “ngôi chùa hơn 2000 năm tuổi” chìm sâu dưới đáy đại dương. Ngôi chùa ấy bây giờ ra sao?

Theo tư liệu ảnh chụp lại dưới lòng đại dương, ngôi chùa cổ này có rất nhiều nét kiến trúc phảng phất Borobudur, có điều trông “cũ kỹ” hơn. Khi mới phát hiện ra ngôi chùa với rất nhiều tượng phật, di tích kiến trúc, các nhà nghiên cứu căn cứ vào kiến trúc và kiểu dáng, suy đoán rằng ngôi chùa này có cùng niên đại với đền thờ Borobudur tức là vào thế kỷ 7-8sau công nguyên.

Ngôi chùa Tây Tạng 600 năm tuổi độc nhất ở Hà Nội

Chùa Long Quang nằm trên đường Kim Giang (thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội), là ngôi chùa Tây Tạng có tuổi đời hơn 600 năm duy nhất ở Hà Nội.

Chùa Long Quang là địa điểm quen thuộc của nhiều phật tử theo phái Mật Tông. Trong giáo lý nhà Phật, Mật Tông thuộc Bồ Tát thừa (8 hệ thống giúp người tu hành có thể đạt tới cảnh giới giác ngộ và giải thoát). Mật Tông theo nghĩa dễ hiểu nhất chính là tên gọi pháp môn bắt nguồn từ sự kết hợp giữa 2 tôn giáo lớn là Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại Thừa. Phái Mật Tông theo tiếng Phạm là “Mantra”, nghĩa là những lời nói chân thật.

Tin mới