Chúa Nguyễn vào Nam lập nghiệp do ai chỉ đường ?

Trong lúc cơ nghiệp và tính mạng bị đe dọa, chúa Nguyễn được một người tư vấn vào Nam xây dựng cơ đồ.

Chúa Nguyễn vào Nam lập nghiệp do ai chỉ đường ?
Chua Nguyen vao Nam lap nghiep do ai chi duong ?

Nguyễn Hoàng (1252-1613) là vị chúa đầu tiên, người khai sáng vương nghiệp của dòng họ Nguyễn ở Đàng Trong.

Chua Nguyen vao Nam lap nghiep do ai chi duong ?-Hinh-2

Nguyễn Hoàng vốn là quan đại thần của nhà Hậu Lê, vì sợ bị anh rể là Trịnh Kiểm hãm hại, buộc phải xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa (phần đất từ Đèo Ngang, Hà Tĩnh trở vào), ông còn được biết đến với biệt hiệu Chúa Tiên.

Chua Nguyen vao Nam lap nghiep do ai chi duong ?-Hinh-3

Theo Tộc phả họ Nguyễn ở làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa là quê hương của chúa Nguyễn. Nguyễn Hoàng vốn là hậu duệ của Định Quốc Công Nguyễn Bặc - khai quốc công thần của nhà Đinh. Đến thời Lê, cha của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Kim được phong chức Hữu vệ điện tiền tướng quân, tước An Thành hầu.

Chua Nguyen vao Nam lap nghiep do ai chi duong ?-Hinh-4

Sau khi cha qua đời, anh trai là Nguyễn Uông bị anh rể Trịnh Kiểm hại chết, Nguyễn Hoàng sợ bị sát hại nên đến nhà Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm xin kế sách và được khuyên vào Nam xây dựng cơ nghiệp với câu nói nổi tiếng: Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân - một dãy Hoàng Sơn có thể dung thân muôn đời. Câu nói đã mở ra cơ đồ hàng trăm năm của dòng họ Nguyễn.

Chua Nguyen vao Nam lap nghiep do ai chi duong ?-Hinh-5

Năm 1558, Nguyễn Hoàng đem theo gia đình, một số quân lính, cùng ít đồng hương ở Tống Sơn vào Đàng Trong. Sau khi vào đến Ái Tử (Quảng Trị), Nguyễn Hoàng cho hạ trại tại đây.

Chua Nguyen vao Nam lap nghiep do ai chi duong ?-Hinh-6

Ngay sau khi đến vùng đất mới, Nguyễn Hoàng lo thu phục lòng người. Ngay trong những ngày đầu tiên, ông bố cáo thiên hạ chiêu hiền đãi sĩ, ra lệnh giảm thuế cho dân, chú trọng khai hoang để đưa dân tới những vùng đất mới sinh sống.

Chua Nguyen vao Nam lap nghiep do ai chi duong ?-Hinh-7

Năm 1601, Nguyễn Hoàng cho xây dựng chùa Thiên Mụ. Đây là công trình độc đáo, gắn với huyền thoại về bà trời. Đến nay, chùa Thiên Mụ vẫn đứng vững ở Huế, trở thành một trong những biểu tượng của thành phố du lịch nổi tiếng này.

Chua Nguyen vao Nam lap nghiep do ai chi duong ?-Hinh-8

Năm 1613, chúa Tiên Nguyễn Hoàng ốm nặng, ông cho gọi con trai thứ 6 là thế tử Nguyễn Phúc Nguyên và các đại thần vào căn dặn rồi qua đời, thọ 89 tuổi. Về sau, ông được truy tôn miếu hiệu: Thái tổ Gia Dũ Hoàng Đế.

Bí mật phủ chúa Nguyễn: Những sự thật không có trong chính sử

Những chi tiết thú vị về đời sống thường nhật cũng như những dịp đặc biệt trong phủ Chúa, điều mà chính sử chỉ nói đến qua loa bằng những dòng sử biên niên khô khan và cứng nhắc...

Bí mật phủ chúa Nguyễn: Những sự thật không có trong chính sử
Có lẽ Võ vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) là vị chúa Nguyễn đầu tiên sử dụng một người phương Tây làm thầy thuốc riêng cho mình. Người đó là Jean Koffler, giáo sĩ, sinh ở Prague (Tiệp Khắc) ngày 19/6/1711, lớn lên tu học theo các giáo sĩ dòng Tên (Jésuite). Năm 1739, Koffler sang Macao và năm sau, đến Đàng Trong rồi ở lại đây suốt 14 năm, trong đó có 7 năm phục vụ trong phủ Chúa, trước khi chịu chung số phận với nhiều giáo sĩ khác, bị tống giam và bị trục xuất khỏi Đàng Trong vào năm 1755.
Bi mat phu chua Nguyen: Nhung su that khong co trong chinh su
Chúa Nguyễn Hoàng (triều Nguyễn) có công khai phá, mở rộng bờ cõi đất nước xuống phía Nam. 
Mười một năm sau, tức năm 1766, Koffler lại bị tống giam ở Lisbonne (Bồ Đào Nha), ông sử dụng thời gian ở trong tù để ghi lại những hồi ức về khoảng thời gian khá dài đã sống ở Việt Nam. Tác phẩm này được một giáo sĩ thuộc Hội truyền giáo quốc ngoại là V. Barbier dịch ra tiếng Pháp dưới nhan đề Description historique de la Cochinchine (Miêu tả lịch sử xứ Đàng Trong).

Cách tuyển voi oai hùng trong sử Việt thời chúa Nguyễn

Nhà Nguyễn được coi là có một trong những hệ thống tượng binh mạnh mẽ bậc nhất thời bấy giờ. Vậy làm sao họ chọn và đào tạo được những con voi chiến như vậy?

Cách tuyển voi oai hùng trong sử Việt thời chúa Nguyễn
Trong cuộc chiến tranh với vua Lê, chúa Trịnh (Đàng Ngoài), một mặt các chúa Nguyễn (Đàng Trong) tìm sự giúp đỡ của các giáo sĩ phương Tây, mặt khác chủ động củng cố lực lượng quân đội.

Giải mã bí ẩn về người đầu tiên xây dựng triều Nguyễn ở Đàng Trong

22 tuổi đã dẫn đầu hạm đội phá tan chiến thuyền của người Nhật Bản và được chúa Nguyễn Hoàng ngợi khen “anh kiệt”. Trong 22 năm ở ngôi chúa, ông đã xây dựng vương triều độc lập ở Đàng Trong, mở mang ngoại thương, được dân chúng yêu quý gọi là chúa Sãi.

Giải mã bí ẩn về người đầu tiên xây dựng triều Nguyễn ở Đàng Trong
Nguyễn Phúc (Phước) Nguyên là chúa Nguyễn thứ hai của chính quyền Đàng Trong. Ông sinh năm 1563, là con thứ sáu của chúa Tiên Nguyễn Hoàng, đồng thời là người đầu tiên trong dòng dõi chúa Nguyễn mang họ Nguyễn Phúc. Nguyễn Phúc Nguyên luôn được chúa Nguyễn Hoàng ngợi khen “anh kiệt”. Năm 22 tuổi, ông dẫn một hạm đội phá tan hai chiến thuyền của người Nhật Bản vào đánh phá ở Cửa Việt (Quảng Trị). Năm 29 tuổi, ông được cử trấn thủ dinh Quảng Nam. Năm 1613, chúa Nguyễn Hoàng lâm bệnh nặng và qua đời, Phúc Nguyên được kế vị. Trong thời gian ở ngôi chúa, ông đã xây dựng một vương triều độc lập ở Đàng Trong, từng bước ly khai và tách hoàn toàn khỏi chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài. Ông được dân chúng yêu quý và gọi là chúa Sãi. 
Giai ma bi an ve nguoi dau tien xay dung trieu Nguyen o Dang Trong
Chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Ảnh minh họa. 
Theo Lịch sử Việt Nam, lên kế vị năm 1613 thì đến năm 1614, Nguyễn Phúc Nguyên cho cải tổ bộ máy hành chính, tự bổ dụng tất cả quan lại, thải hồi hết thuộc tướng của họ Trịnh, chia đất Thuận Quảng thành nhiều dinh và bắt đầu đặt Tam ty. Trụ sở chính quyền đặt tại chính dinh (Dinh Cát), gồm ba cơ quan chính là ba ty chính, sau đặt thêm hai ty phụ. Dưới dinh là phủ, huyện hay châu. Năm 1615, Nguyễn Phúc Nguyên bắt đầu quy định về chức vụ của quan lại ở phủ, huyện. Ngoài ra, chúa Sãi còn chú trọng sửa thành lũy, đặt quan ải, vỗ về quân dân, trong ngoài đâu cũng vui phục. Năm 1620, hai người em của chúa Sãi là Nguyễn Phúc Hiệp và Nguyễn Phúc Trạch gửi mật thư xin họ Trịnh phát binh, tự mình làm nội ứng, hẹn khi nào việc họ Trịnh xong thì chia Đàng Trong cho trấn giữ. Chúa Trịnh khi đó là Trịnh Tráng đã điều tướng Nguyễn Khải, phối hợp với hai nội ứng Hiệp và Trạch, đem 5.000 quân vào đóng ở cửa Nhật Lệ (thuộc huyện Phong Lộc) để đợi đánh quân Nguyễn. Nguyễn Phúc Nguyên sai tướng dẹp được hai người em, quân Trịnh phải rút. Thấy chúa Trịnh vô cớ nổi binh, Nguyễn Phúc Nguyên mới tỏ rõ thái độ đối lập với họ Trịnh, cắt đứt quan hệ lệ thuộc và không nộp thuế hàng năm cho chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài. Sự kiện này mở đầu cho thời kỳ xung đột đạt đến điểm cao độ, dẫn đến cuộc nội chiến tương tàn kéo dài từ năm 1627 đến năm 1672 giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn.

Tin mới