“Chưa thể khẳng định 4 thanh gỗ đình Cựu Quán là gỗ sưa“

(Kiến Thức) - Nguồn tin từ UBND huyện Hoài Đức cho biết, hiện chưa thể khẳng định 4 thanh gỗ được dỡ ra từ đình Cựu Quán có phải là gỗ sưa hay không.

Một đại diện UBND huyện Hoài Đức (Hà Nội) vừa cho biết, đơn vị này đã có báo cáo chi tiết những nội dung liên quan đến sự việc xảy ra tại thôn Cựu Quán lên UBND thành phố Hà Nội và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch. Tuy nhiên, đến lúc này vẫn chưa thể khẳng định 4 thanh gỗ được dỡ ra từ đình có phải là gỗ sưa hay không.
Người dân tập trung ở trước đình Cựu Quán đòi gỗ sưa.
Người dân tập trung ở trước đình Cựu Quán đòi gỗ sưa.
Ông Đỗ Văn Thúy - Trưởng Phòng Văn hóa thông tin huyện Hoài Đức, Hà Nội, cho biết: “Chúng tôi thực hiện đúng chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, huyện đã gửi văn bản báo cáo lại chi tiết sự việc diễn ra hồi đầu tháng 3. UBND huyện Hoài Đức vẫn tiếp tục chỉ đạo công an huyện tích cực điều tra để thu hồi bốn thanh gỗ đã bị dỡ đi. Ngoài ra, huyện Hoài Đức cũng đã đưa ra phương án tu bổ đình thôn Cựu Quán”.
“Người dân thôn Cựu Quán đã thống nhất sẽ thay thế bốn thanh gỗ bị mất bằng gỗ lim hoặc gỗ xoan. Hệ thống mái vảy của đình sẽ được sửa chữa và làm mới. Phần mái nối giữa Đại bái và Hậu cung được làm lại như nguyên trạng,” ông Đỗ Văn Thúy khẳng định.
Nói về thông tin 4 thanh gỗ sưa bị tháo dỡ, ông Thúy lý giải: “Tất cả mới chỉ là lời đồn đại của người dân, nên chưa có đủ căn cứ để khẳng định. Khi nào cơ quan công an tìm được lại 4 thanh gỗ mới có thể nói nó thuộc loại nào”.
Còn ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cũng cho biết: “Sau khi nhận được thông tin đình Cựu Quán nằm trong danh mục kiểm kê bảo vệ, bị tháo dỡ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo tiến hành kiểm kê hiện vật trong đình để tránh tình trạng thất thoát. Sở thống nhất việc khôi phục nguyên trạng đình Cựu Quán”.

Cảnh hoang tàn ngôi đình “chảy máu” vì gỗ sưa

(Kiến Thức) - Để có chi phí tu bổ đình, người ta đã bàn nhau dỡ mái đình để lấy gỗ sưa đem bán. Chuyện lạ đời này khiến hàng nghìn người dân phẫn nộ...

Đình làng Cựu Quán (xã Đức Thượng, Hoài Đức, Hà Nội) thờ Lục vị Đại vương có lịch sử lâu đời. Vào những ngày rằm hay mồng một, người dân đến dâng hương tưởng niệm. Thế nhưng, vào tối ngày 2/3, mái đình làng bị phá dỡ, trong đó có 4 thanh gỗ sưa quý bỗng nhiên mất tích. Việc phá đình để lấy gỗ sưa khiến hàng nghìn người dân xã Đức Thượng bức xúc.
 
Đình làng Cựu Quán (xã Đức Thượng, Hoài Đức, Hà Nội) thờ Lục vị Đại vương có lịch sử lâu đời. Vào những ngày rằm hay mồng một, người dân đến dâng hương tưởng niệm. 
Thế nhưng, vào tối ngày 2/3, mái đình làng bị phá dỡ, trong đó có 4 thanh gỗ sưa quý bỗng nhiên mất tích. Việc phá đình để lấy gỗ sưa khiến hàng nghìn người dân xã Đức Thượng bức xúc.
Họ đã liên tục đến trước khuôn viên đình để bày tỏ sự bất bình. Theo người dân, nhóm người tự tiện tham gia vào việc bán gỗ sưa gồm 6 người: Ni sư Thích Nữ Diệu Bản, trụ trì chùa Cựu Quán; ông Nguyễn Phú Lực, Trường thôn; ông Nguyễn Ích Chắt, trưởng Ban khánh tiết; ông Nguyễn Ích Bạ, phó Ban khánh tiết và ông Nguyễn Hữu Thắng, người trông coi đình cùng một số người khác…Khi sự việc được phát giác thì bốn thanh gỗ sưa quý đã bị di chuyển đi nơi khác.
 Họ đã liên tục đến trước khuôn viên đình để bày tỏ sự bất bình.
Theo người dân, nhóm người tự tiện tham gia vào việc bán gỗ sưa gồm 6 người: Ni sư Thích Nữ Diệu Bản, trụ trì chùa Cựu Quán; ông Nguyễn Phú Lực, Trường thôn; ông Nguyễn Ích Chắt, trưởng Ban khánh tiết; ông Nguyễn Ích Bạ, phó Ban khánh tiết và ông Nguyễn Hữu Thắng, người trông coi đình cùng một số người khác…Khi sự việc được phát giác thì bốn thanh gỗ sưa quý đã bị di chuyển đi nơi khác.

Dỡ đình mua bán gỗ sưa: Những tiết lộ bất ngờ

(Kiến Thức) - Việc mua bán gỗ sưa nhằm mở rộng khuôn viên đình hay có khuất tất gì khác? Một số người cho biết, đây không phải lần đầu chùa Cựu mua bán gỗ sưa.

Đến thời điểm này, người dân thôn Cựu Quán, xã Đức Thượng (Hoài Đức, Hà Nội) vẫn bức xúc bởi việc một số người trong đó có trưởng thôn, trưởng, phó ban khánh tiết đình Cựu Quán…đã tự ý tháo dỡ mái đình, bán 4 thanh gỗ sưa quý với tổng trọng lượng là 127,5kg với giá 10 triệu đồng/kg cho sư thầy Thích Diệu Bản, để rồi sau đó, những thanh gỗ sưa bị những người lạ mặt đến ép sư Bản bán lại, rồi mang thanh những thanh gỗ quý đi mất. Việc mua bán 4 thanh gỗ sưa này theo những người liên quan là để lấy tiền tu sửa, mở rộng khuôn viên đình.
Mua bán gỗ sưa để lấy tiền mở rộng khuôn viên đình Cựu Quán?
 Mua bán gỗ sưa để lấy tiền mở rộng khuôn viên đình Cựu Quán?

Tin mới