Chức quan “nguy hiểm” trong lịch sử Trung Quốc đặc biệt ra sao?

Dù được đảm nhiệm chức vị "dưới một người, trên vạn người", nhưng nhiều người trong số họ không có được kết cục tốt đẹp.

Từ cổ chí kim, Thừa tướng được coi là chức quan dưới một người trên vạn người, là cánh tay đắc lực của Thiên tử. Nhưng ít ai biết rằng, chức quan này vốn ẩn chứa không ít nguy hiểm, chỉ cần một chút bất cẩn cũng có thể mang họa sát thân.

Khi đảm nhiệm chức vị của Thừa tướng, dù có làm tốt công việc hay không, tính mạng của những người này vẫn luôn ở tình thế "ngàn cân treo sợi tóc".

Nếu làm không tốt, kết cục mà họ phải chịu dù không cần nói cũng có thể khiến người đời hình dung ra được. Nhưng cho dù làm việc tốt, lập công đầu, họ cũng dễ dàng bị Hoàng đế nghi ngờ rồi tìm cách đẩy vào cửa tử.

Trong lịch sử Trung Hoa, có rất nhiều vị Thừa tướng từng lao lực cả đời vì giang sơn đại nghiệp của Hoàng đế, nhưng cuối cùng lại bị chính tay nhà vua thanh trừng không thương tiếc.

Kết cục bi thảm của những vị Thừa tướng nổi tiếng Trung Quốc dưới đây sẽ giúp hậu thế phần nào nhìn ra sự nguy hiểm của chức quan dưới một người, trên vạn người này.

Chuc quan “nguy hiem” trong lich su Trung Quoc dac biet ra sao?

Lịch sử Trung Quốc từng ghi nhận sự xuất hiện của không ít Thừa tướng, Tể tướng kiệt xuất, nhưng không ít người trong số họ lại phải chịu những kết cục bi thảm. (Tranh minh họa: Nguồn Qulishi.com).

"Lời nguyền" Thừa tướng dưới thời Hán Vũ Đế

Thời đại trị vì của Hán Vũ Đế từng ghi nhận không ít thảm án liên quan tới các vị Thừa tướng. Đậu Anh, Điền Phần và Công Tôn Hạ đều là nạn nhân bị trừ khử dưới tay nhà vua.

Sinh thời Điền Phần là cậu ruột của Hán Vũ Đế. Ông và Đậu Anh cùng được nhà vua cắt cử làm Thừa tướng.

Có xuất thân từ ngoại thích (dòng họ bên ngoại của Hoàng đế), lại thường xuyên được Thái hậu hết lòng bảo vệ, Điền Phần dần dần đã trở thành "cái gai" trong mắt nhà vua. Nhưng cũng bởi Thái hậu luôn tìm cách bênh vực ông nên Hán Vũ Đế chưa tìm được thời cơ động thủ.

Đúng lúc đó, một sự việc tình cờ xảy ra đã giúp Hoàng đế loại trừ được mối lo luôn canh cánh trong lòng về vị Thừa tướng này.

Năm Nguyên Quang thứ ba, bạn thân của Thừa tướng Đậu Anh là Quán Phu vì ăn nói lỗ mãng trong hôn lễ của Điền Phần nên đã bị ông tìm cách dồn vào chỗ chết. Điền Phần lợi dụng quyền thế hãm hại Quán Phu, còn tìm cách kéo cả Đậu Anh vào cuộc.

Trước tình thế nước sôi lửa bỏng, Đậu Anh buộc phải lấy di chiếu của Tiên đế để giải vây cho bằng hữu.

Thời Hiếu Cảnh, Đậu Anh từng được ban cho di chiếu: "Nếu có việc gì bất lợi có thể tùy tiện tâu lên nhà vua". Để cứu tri kỷ, ông đã liều mình sử dụng "quyền" này để dâng tấu trình lên Hán Vũ Đế.

Tuy nhiên, di chiếu này không có bản sao trong cung, chỉ có một bản được cất riêng ở tư gia của Đậu Anh, lại niêm phong bằng ấn của bậc gia thần. Triều đình nhân cơ hội này khép Đậu Anh vào tội danh giả mạo chiếu thư, hành hình ở chợ Vị Thành.

Cho tới ngày nay, hậu thế vẫn thường dùng thành ngữ "lưu ngôn phi ngữ" để chỉ những lời gièm pha hại người, cũng là để nhắc lại nỗi oan ức ngàn thu của Thừa tướng Đậu Anh.

Về phần Thừa tướng Điền Phần, sau khi hãm hại thành công Quán Phu và Đậu Anh, 3 tháng sau khi Đậu Thừa tướng bị hành hình, Điền Phần cũng hóa điên mà qua đời.

Sau màn thanh trừng đẫm máu này, Hán Vũ Đế tiếp tục bổ nhiệm Công Tôn Hạ làm Thừa tướng. Tận mắt chứng kiến kết cục bi thảm của hai người "tiền nhiệm", Công Tôn Hạ từng xin trao trả ấn tín mà khóc rằng:

"Thần chỉ là kẻ kiến thức nông cạn, chỉ biết dựa vào chút tài bắn cung, cưỡi ngựa, chinh chiến mới có thể làm quan, thực sự không cách nào đảm nhiệm nổi chức vị Thừa tướng này".

Hán Vũ Đế lúc đầu cùng dùng lời ngon tiếng ngọt, nhưng sau đó nổi giận, buộc Công Tôn Hạ phải nhận lấy chức quan nguy hiểm này.

Sau buổi tan chầu hôm đó, Công Tôn Hạ chỉ biết thở dài mà than rằng: "Sau này dễ mang họa". Quả nhiên, 11 năm sau đó, gia tộc Công Tôn phải chịu thảm án tru di.

Chuc quan “nguy hiem” trong lich su Trung Quoc dac biet ra sao?-Hinh-2

Chém đầu, tru di đều là những kết cục bi thảm của các vị Thừa tướng dưới thời Hán Vũ Đế. Tranh minh họa.

Tể tướng khét tiếng Minh triều cũng bị Hoàng đế thẳng tay triệt hạ!

Nhắc tới số phận bi thảm của những vị Thừa tướng trong lịch sử Trung Hoa, hậu thế cũng khó có thể quên cái tên "khét tiếng" Minh triều – Tể tướng Hồ Duy Dung.

Sinh thời, Hồ Duy Dung xử lý công việc luôn hết sức dè chừng, kính cẩn, tìm mọi cách chiều lòng Hoàng đế.

Chu Nguyên Chương bề ngoài tỏ ra rất mực tin dung Hồ Duy Dung. Chẳng mấy chốc, phe cánh "Hồ đảng" do Hồ Duy Dung cầm đầu đã chiếm thế thượng phong trong triều đình.

Nhưng kỳ thực, vị Hoàng đế khai quốc Minh triều vốn chỉ mượn tay Hồ Duy Dung để trừ khử những bề tôi có sức uy hiếp đối với mình, sau đó mới tìm cách đưa "Hồ đảng" lên đoạn đầu đài.

Sau này, Hồ Duy Dung bị khép vào tội danh mưu phản. Tuy nhiên việc Hồ Duy Dung suýt chút nữa giết Chu Nguyên Chương kỳ thực chỉ là cách nói phóng đại nhằm đẩy họ Hồ này vào tội chết.

Trên thực tế, lực lượng Cẩm y vệ bên người Hoàng đế vốn toàn những cao thủ chẳng thể coi thường. Hơn nữa, "Hồ đảng" tưởng là phe cánh quyền khuynh thiên hạ, nhưng vẫn luôn bị Hoàng đế thao túng trong lòng bàn tay.

Vụ án Hồ Duy Dung mưu phản đã khiến những "khai quốc công thần" cốt cán của nhà Minh như Lý Thiện Trường, Tống Liêm, Lam Ngọc đều phải chịu án liên đới.

Trong vụ thanh trừng phe cánh Tể tướng lần này, Chu Nguyên Chương thành công "giăng lưới to, bắt cá lớn", ung dung trừ khử tất cả những mối lo, một mình hưởng thụ quyền lực từ giang sơn, ngôi báu được đánh đổi bằng xương máu của công thần.

Chuc quan “nguy hiem” trong lich su Trung Quoc dac biet ra sao?-Hinh-3

Từ một chức quan hạ cấp tại địa phương, Hồ Duy Dung đã dùng tiền bạc và thủ đoạn để leo lên chức Tể tướng Minh triều. Nhưng dù ở vị trí "dưới một người, trên vạn người", vị Tể tướng khét tiếng này vẫn không tránh khỏi kết cục bị Hoàng đế thanh trừng.

Nhìn vào những bi kịch Thừa tướng, Tể tướng trong lịch sử Trung Hoa, hậu thế không khỏi lắc đầu ngán ngẩm và đặt ra câu hỏi: Phải chăng người có tài tốt nhất nên tự tạo dựng đại nghiệp cho riêng mình? Thế nhưng, chuyện đại sự vốn dễ nói chứ chẳng hề dễ làm.

Nhớ lại Hàn Tín năm xưa cũng từng bị Lưu Bang chèn ép nên tìm cách mưu phản để gây dựng sự nghiệp của riêng mình. Sau đó, kết cục mà ông phải chịu cũng chẳng tốt đẹp hơn những người "an phận" làm Thừa tướng là bao…

Uy danh của Tiêu Hà lớn đến nổi muốn tự bôi nhọ cũng không thành

Nhằm làm dịu nghi ngờ của Lưu Bang, Tiêu Hà tự hủy hoại danh tiếng bằng cách chiếm đất đai của dân, nhưng ông được mến mộ đến nỗi người dân vui mừng khi bị lấy đất.

Tiêu Hà bắt đầu nghiệp quan trường từ triều đại nhà Tần (221-206 TCN) với chức quan nhỏ. Nhờ biết cách xử lý mọi chuyện rạch ròi và công bằng, nên ông không ngừng được đề bạt lên chức vị cao hơn.

Tiêu Hà được ban quyền đeo gươm và đi giày lúc thượng triều

Thần đồng giúp nước Tần đoạt 5 thành không tốn một binh sĩ

Triệu Vương nghe xong hết đỗi vui mừng, lấy bản đồ cắt 5 thành trì cho nước Tần, giao cho Cam La mang về dâng cho Tần Vương, đồng thời còn tặng vàng bạc châu báu...

"Thần đồng" chính trị khi mới 12 tuổi

Cam La sống vào thời kỳ Chiến Quốc, là cháu của Cam Mậu, một danh thần nổi tiếng nhà Tần. Cam La được mệnh danh là bậc thần đồng chính trị khi mới 12 tuổi. Cam La tư chất thông minh hơn người, ngay từ khi còn nhỏ đã làm môn hạ dưới chướng Lã Bất Vi, Thừa tướng nước Tần.

Tin mới