Xem toàn bộ ảnh
Sỹ quan Quân đội Đức huấn luyện kỹ năng chiến đấu cho các học sinh cấp 3. Vào giai đoạn cuối chiến tranh, phát xít Đức huy động cả trẻ em vào nhiệm vụ chiến đấu ngoài tiền tuyến, bảo vệ đất nước. Nguồn ảnh: Theatlantic. |
Trong khi đó quân Đồng Minh đang tận dụng mọi vũ khí mình có trong tay để đè bẹp mọi sức chống đỡ của những người lính Đức cuối cùng. Nguồn ảnh: Theatlantic. |
Bức ảnh nổi tiếng về người lính Đức với khuôn mặt mệt mỏi ở phòng tuyến Bỉ. Phòng tuyến Bỉ là chiến thắng cuối cùng của phát xít Đức trong thế chiến hai khi quân phát xít đã phá tan mục tiêu hạ gục nước Đức trước Noel năm 1944 của Đồng Minh. Nguồn ảnh: Theatlantic. |
Một người lính Mỹ thuộc Sư đoàn dù 82 ở mặt trận Bỉ. Trong trận này phía Mỹ đã bị bao vây và cắt đứt đường tiếp vận giữa mùa đông và thất bại thảm hại. Nguồn ảnh: Theatlantic. |
Lính Liên Xô vượt con sông trên phòng tuyến Baltic vào tháng 1 năm 1945, đến tận lúc này quân Liên Xô vẫn sử dụng những khẩu súng máy Maxim cồng kềnh. Nguồn ảnh: Theatlantic. |
Máy bay vận tải C-47 của Mỹ mang theo hàng tiếp viện đến mặt trận Bỉ vào tháng 1 năm 1945. Nguồn ảnh: Theatlantic. |
Những người lính Đức đầu hàng quân Mỹ ở mặt trận Bỉ. Sau khi Đức rút lui có rất nhiều lính đã đào ngũ đầu hàng Mỹ vì họ không muốn bị Liên Xô bắt làm tù binh. Nguồn ảnh: Theatlantic. |
Bức ảnh lịch sử tại hội nghị Yalta, từ trái qua phải, Thủ tướng Anh Winston Churchill, Tổng thống Mỹ Roosevelt và lãnh đạo Liên Xô Stalin. Ảnh chụp 4/2/1945. Nguồn ảnh: Theatlantic. |
Trong lúc hội nghị Yalta diễn ra thì ngoài mặt trận chiến sự vẫn diễn ra cực kỳ ác liệt, Quân đội Đức bị dồn vào đường cùng điên cuồng chống phía Đồng Minh. Nguồn ảnh: Theatlantic. |
Thậm chí phía Đức còn phá đập, phá đê trên đường rút lui để tạo ra những vùng trắng ngập đầy nước nhằm cản bước tiến như vũ bão của quân Đồng Minh. Nguồn ảnh: Theatlantic. |
Bức ảnh nổi tiếng về một binh lính Đức 16 tuổi bật khóc khi bị lính Mỹ bắt làm tù binh. Nguồn ảnh: Theatlantic. |
Các oanh tạc cơ của Mỹ biến nhiều thành phố ở Đức thành bình địa với tổng cộng hơn 3900 tấn bom được trút xuống chỉ tính trong 6 tháng cuối cùng của cuộc chiến. Nguồn ảnh: Theatlantic. |
Lính Mỹ thuộc sư đoàn số 3 tiến vào Coblenz, Đức, nằm ở dia đường là một chỉ huy đại đội bị lính bắn tỉa hạ gục trước đó không lâu. Nguồn ảnh: Theatlantic. |
Quân Mỹ chen chúc trên những chiếc tàu há mồm tiến qua sông Rhine, phía bờ bên kia lính Đức đang điên cuồng nã súng máy về phía họ. Nguồn ảnh: Theatlantic. |
Một lính Mỹ thiệt mạng với một tay ôm cò súng, một tay cầm lựu đạn. Nguồn ảnh: Theatlantic. |
Thành phố Cologne tan nát bởi bom và pháo kích của quân Đồng Minh, dòng sông Rhine chảy qua thành phố chính là phòng tuyến cuối cùng của quân Đức. Nguồn ảnh: Theatlantic. |
Rất nhiều sỹ quan cao cấp của Đức đã chọn cách tự tử để bảo toàn danh dự. Ảnh: Chỉ huy lực lượng phòng vệ dân sự Đức uống thuốc độc tự tử, bên cạnh là ảnh của Hitler. Leipzig, 19/4/1945. Nguồn ảnh: Theatlantic. |
Một lính Mỹ đang canh giữ các tù binh Đức, khi cuộc chiến đi về hồi kết lượng tù binh nhiều đến nỗi không thể canh giữ nổi, một binh sỹ Mỹ với một khẩu M1 Carbine có 8 viên trong băng đạn có khi phải canh giữ tới 1 đại đội Đức đã đầu hàng. Nguồn ảnh: Theatlantic. |
Những sỹ quan Mỹ và Liên Xô gặp nhau bên bờ sông Elbe, ảnh chụp vào tháng 4 năm 1945. Nguồn ảnh: Theatlantic. |
Những binh lính Đức đã đầu hàng trong một trại tù tạm thời, phía Liên Xô yêu cầu Mỹ và Đồng Minh trao cho họ tất cả các đơn vị của Đức đã từng tham chiến ở Liên Xô để họ "tự xử lý". Nguồn ảnh: Theatlantic. |
Những bước tiến cuối cùng cực kỳ vất vả của binh lính Liên Xô khi họ tiến vào Berlin, từng ngôi nhà, từng con hẻm đều được lính Đức biến thành một phòng tuyến nhằm cầm cự chờ phía Mỹ và Đồng Minh, phần lớn binh sỹ Đức đều muốn đầu hàng Mỹ chứ không muốn đầu hàng Liên Xô. Nguồn ảnh: Theatlantic. |
Ngày 2/5/1945 lá cờ búa liềm của Liên Xô tung bay trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức. Nguồn ảnh: Theatlantic. |