Chung cư Xuân Mai Complex của Xuân Mai Corp bị 'tuýt còi'

Thanh tra Bộ Xây dựng vừa ban hành kết luận thanh tra chỉ ra nhiều vi phạm của chủ đầu tư dự án chung cư Xuân Mai Complex.

“Hô biến” tầng kỹ thuật thành nơi làm việc
Thanh tra Bộ Xây dựng vừa ban hành kết luận thanh tra chỉ ra nhiều vi phạm của chủ đầu tư dự án toà nhà F,G,H,K,L (tên thương mại Xuân Mai Complex) thuộc tổ hợp chung cư cao tầng khu hỗn hợp nhà ở HH02 (Khu đô thị Dương Nội, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, TP.Hà Nội).
Dự án do Công ty CP đầu tư và xây dựng Xuân Mai (Xuân Mai Corp) làm chủ đầu tư, đã vi phạm đối với việc sử dụng không gian sở hữu chung.
Cụ thể, tại hồ sơ bản vẽ thiết kế kèm theo Giấy phép xây dựng được Sở Xây dựng Hà Nội cấp, tầng kỹ thuật tại các tòa nhà F, G, H, K, L là không gian kỹ thuật không bố trí, ngăn chia thành phòng.
Chung cu Xuan Mai Complex cua Xuan Mai Corp bi 'tuyt coi'
 Khu chung cư Xuân Mai Complex. 
Thế nhưng, thời điểm kiểm tra vào tháng 12/2020, tầng kỹ thuật tại các tòa nhà này đã được chủ đầu tư ngăn chia không gian tầng kỹ thuật thành một số phòng (mục đích để làm phòng làm việc ban điều hành, kho chứa vật tư, phòng làm việc các tổ đội trong quá trình thi công dự án).
Theo kết luận, việc sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung là thực hiện chưa đúng theo quy định Luật Nhà ở năm 2014. Trách nhiệm để xảy ra vi phạm thuộc chủ đầu tư dự án. Chủ đầu tư đã nhận thức được trách nhiệm và chủ động khắc phục khi làm việc với đoàn thanh tra.
Không thành lập ban quản trị, nhiều sai sót về phí bảo trì
Ngoài ra, Thanh tra Bộ Xây dựng cũng phát hiện nhiều thiếu sót của chủ đầu tư liên quan đến phí bảo trì, sở hữu chung tại chung cư trên.
Theo đó, Xuân Mai Corp chậm mở tài khoản kinh phí bảo trì. Từ thời điểm bắt đầu thu kinh phí bảo trì đến ngày 7/12/2020, chủ đầu tư chưa mở tài khoản kinh phí bảo trì là thực hiện chưa đúng nội dung hợp đồng mua bán căn hộ theo quy định Luật Nhà ở năm 2014.
Chủ đầu tư cũng chưa thành lập Ban quản trị theo quy định.
Theo Thanh tra, từ điểm thanh tra tháng 12/2020, công trình đã bàn giao đưa vào sử dụng 24 tháng, có trên 88% căn hộ được bàn giao nhưng chủ đầu tư chưa tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu để bầu Ban quản trị và không báo cáo đến UBND phường Yên Nghĩa là thực hiện không đúng Điều 13 Thông tư 02 năm 2016 của Bộ Xây dựng.
Trước vi phạm trên, đoàn thanh thanh tra đã lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt 15 triệu đồng đối với Xuân Mai Corp về hành vi không thành lập Ban quản trị nhà chung cư theo quy định.

Xuân Mai Complex là tổ hợp chung cư nằm ở phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông, Hà Nội), có tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng do Xuân Mai Corp làm chủ đầu tư.

Dự án xây dựng với quy mô 5 tòa nhà (F,G,H,K,L) cao 25 tầng nổi gồm 1704 căn hộ, trong đó tầng 1 bố trí thương mại, dịch vụ công cộng phục vụ cho khu nhà ở, từ tầng 2-25 bố trí các căn hộ , 2 tầng hầm bố trí để đỗ xe và các khu kỹ thuật. Dự án được bàn giao đưa vào sử dụng từ cuối năm 2018.

Công trình 49 Bát Đàn phá vỡ quy hoạch phố cổ Hà Nội như thế nào?

Công trình số 49 Bát Đàn (Hà Nội) xây dựng, sửa chữa đã vươn lên thành 4 tầng, 2 tum, phần tum xây tràn gần như thành tầng và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Theo quy chế Quản lý quy hoạch - Kiến trúc khu phố cổ Hà Nội (Ban hành kèm theo Quyết định số 6398/QĐ-UBND ngày 24/10/2013 của UBND TP Hà Nội) quy định, các công trình xây dựng thuộc các tuyến phố cổ mặt ngoài chỉ được phép xây dựng 3 tầng, mặt trong là 4 tầng, chiều cao tối đa 16m, mật độ xây dựng là 60% - 70%.

Xử lý công trình 49 Bát Đàn vi phạm trật tự thế nào?

(VietnamDaily) - Theo luật sư Hoàng Tùng, công trình số 49 Bát Đàn (Hoàn Kiếm, Hà Nội) vi phạm trật tự xây dựng “phá vỡ” quy hoạch phố cổ cần xử phạt nghiêm theo quy định. Đồng thời, chính quyền phường cũng phải chịu trách nhiệm nếu có hành vi thiếu trách nhiệm hoặc cố tình “nhắm mắt làm ngơ” bỏ qua vi phạm.

Liên quan đến sự việc công trình 49 Bát Đàn (phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) xây dựng, sửa chữa thành 4 tầng, 2 tum, phần tum xây tràn gần như thành tầng “phá vỡ” quy hoạch phố cổ Hà Nội, trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Hoàng Tùng - Trưởng văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP Hà Nội) nhấn mạnh, tại Điều 89 Luật xây dựng năm 2014 đã quy định rất rõ, trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của luật này (ngoại trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này).
Đối chiếu với khoản 2 Điều luật nêu trên, luật sư Tùng khẳng định công trình ở phố cổ Hà Nội phải xin cấp giấy phép khi xây dựng. Trường hợp công trình không có giấy phép xây dựng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 15 nghị định 139/2017. Ngoài ra, buộc dụng biện pháp phải khắc phục hậu quả.