Chứng khoán hôm nay 20/3: IDJ, CII, TLG được khuyến nghị mua vào

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 20/3.
 

IDJ tiềm năng sẽ tiếp cận trở lại ngưỡng kháng cự 20.000 đồng/cp

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC): Cổ phiếu IDJ của CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam thời gian vừa qua đã ở trong trạng thái điều chỉnh sau khi lập đỉnh tại vùng giá 20.000 đồng/cp nhưng hiện tại đang có sự hồi phục và vẫn giữ được đà tăng trung hạn của mình.

Thanh khoản cổ phiếu những phiên gần đây vẫn giữ giá trị ổn định. Các chỉ báo kỹ thuật hiện chưa có sự đồng nhất về trạng thái.

Tuy vậy, đường EMA12 vẫn đang ở trên đường EMA26 đồng thời chỉ báo RSI cũng đã trở lại khu vực trên giá trị 50.000 đồng/cp nên cổ phiếu có thể tiếp tục tăng giá trong những phiên tới.

Theo đánh giá của BSC, IDJ tiềm năng sẽ tiếp cận trở lại ngưỡng kháng cự 20.000 đồng/cp và cần tìm thêm động lực để vượt qua vùng cản tâm lý này.

Chung khoan hom nay 20/3: IDJ, CII, TLG duoc khuyen nghi mua vao
 

Mua cho CII với giá mục tiêu 27.200 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Ngày 18/3, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (CII) công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua kế hoạch mua lại tối đa 14,7 triệu cổ phiếu quỹ (tương ứng khoảng 6% lượng cổ phiếu đang lưu hành).

Theo thông báo này, Công ty chia sẻ rằng kế hoạch mua lại với mục đích bảo vệ giá trị của các cổ đông hiện hữu trong bối cảnh giá cổ phiếu của CII giảm mạnh – dù các dự án chính của công ty cho thấy tiến độ tích cực trong thời gian gần đây.

Thời gian thực hiện giao dịch này sẽ được công bố sau khi CII nhận được phê duyệt từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC). Theo CII, giá mua lại tối đa là 25.000 đồng/cp (cao hơn khoảng 20% so với giá thị trường hiện tại).

VCSC ước tính tổng lượng cổ phiếu quỹ mua lại này có giá trị khoảng 300-375 tỷ đồng. Trước đợt mua lại này, CII sở hữu 35,3 triệu cổ phiếu quỹ với chi phí trung bình khoảng 24.000 đồng/cp.

VCSC hiện có khuyến nghị mua cho CII với giá mục tiêu 27.200 đồng/cp, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 44,8%, bao gồm lợi suất cổ tức 15,2%.

Khuyến nghị mua cho TLG với giá mục tiêu 61.100 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Ngày 18/3, CTCP Tập đoàn Thiên Long (TLG) công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua kế hoạch mua lại 1,5 triệu cổ phiếu quỹ (tương ứng 1,93% lượng cổ phiếu lưu hành). Trước kế hoạch mua lại này, TLG không sở hữu bất kỳ cổ phiếu quỹ nào.

Thời gian giao dịch dự kiến diễn ra trong quý 2/2020 thông qua phương pháp giao dịch khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận. Giá mua lại tối đa cho lượng cổ phiếu quỹ này là 55.000 đồng/cp (tương ứng với mức cao hơn 48% so với giá thị trường trung bình trong 1 tháng qua là 37.100 đồng/cp).

VCSC ước tính tổng lượng cổ phiếu quỹ mua lại này có giá trị đạt 48 tỷ đồng, dựa theo giá thị trường hiện tại là 31.800 đồng/cp.

VCSC hiện có khuyến nghị mua cho TLG với giá mục tiêu 61.100 đồng/cp, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 98,4%, bao gồm lợi suất cổ tức 6,3%.

Loạt lãnh đạo MWG đăng ký mua cổ phiếu để cứu giá giảm sâu 38%

(Vietnamdaily) - Một loạt lãnh đạo của CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HoSE: MWG) vừa thông báo đăng ký mua vào cổ phiếu MWG sau khi giá cổ phiếu giảm sâu từ vùng đỉnh tháng 10/2019. 
 

Cụ thể, bà Lý Trần Kim Ngân, Kế toán trưởng đăng ký mua vào 50.000 cổ phiếu MWG, nâng số lượng nắm giữ lên 286.176 cổ phiếu (chiếm tỷ lệ 0,0631%).

Ông Đặng Minh Lượm, Thành viên Hội đồng quản trị đăng ký mua vào 290.000 cổ phiếu, nâng số lượng nắm giữ sau khi giao dịch thành công lên gần 1,4 triệu cổ phiếu (chiếm tỷ lệ 0,3056%).

BIDV 'đại hạ giá' khách sạn CenDeluxe và 2 trung tâm hội nghị của 'bông hồng vàng' Thuận Thảo

(Vietnamdaily) - Ngày 10/4 tới, khối tài sản gồm khách sạn CenDeluxe và 2 Trung tâm hội nghị của Thuận Thảo sẽ tiếp tục được đưa ra đấu giá với mức khởi điểm giảm phân nửa so với trước đó, chỉ còn hơn 343 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài (BIDV Phú Tài) vừa có thông báo thông tin bán đấu giá tài sản.

Đơn vị tổ chức đấu giá là Công ty Đấu giá hợp danh Việt Tín sẽ bán đấu giá tài sản thi hành án của CTCP Thuận Thảo (GTT). Đây là số tài sản bị kê biên xử lý theo quyết định ngày 22/3/2018 của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên.

Theo đó, tài sản bị kê biên gồm công trình xây dựng, tài sản khác gắn liền với đất của Nhà nước cho thuê gồm Khách sạn 5 sao CenDeluxe 17 tầng, công trình xây dựng Khu trung tâm hội nghị, dịch vụ du lịch Thuận Thảo và công trình xây dựng Khu mở rộng Trung tâm hội nghị Thuận Thảo (Khu Land).

Trong đó, Khu trung tâm hội nghị, triển lãm và dịch vụ du lịch Thuận Thảo có diện tích đất 36.768 m2, thời hạn sử dụng đến ngày 13/02/2057. Công trình này có tổng kinh phí đầu tư gần 75 tỷ đồng với các hạng mục chính gồm hội trường đa ngôn ngữ, trung tâm hội chợ triển lãm có sức chứa 500 gian hàng và khoảng 2.000 người, khu cafe, bar cao cấp, dịch vụ massage-spa, khu ẩm thực phố nướng, hệ thống bể bơi, sân quần vợt cùng các phòng karaoke cao cấp. 

Còn Khu Land có tổng diện tích 45.734 m2, trong đó diện tích 15.655 m2 thuộc xã Bình Ngọc và diện tích 30.079,4 m2 thuộc xã Hòa An.

Tất cả các tài sản bán đấu giá nêu trên có địa chỉ là xã Bình Ngọc và xã Hòa An, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Giá khởi điểm của khối tài sản này là hơn 343,78 tỷ đồng, giảm phân nửa so vớ mức giá đưa ra hồi tháng 7/2019 tới 650 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá trên sẽ không bao gồm quyền sử dụng đất. 

BIDV 'dai ha gia' khach san CenDeluxe va 2 trung tam hoi nghi cua 'bong hong vang' Thuan Thao
Khách sạn CenDeluxe Hotel

Lỗ liên tục 5 năm liên tiếp, vốn âm gần ngàn tỷ

Được biết, Thuận Thảo và khách sạn 5 sao CenDeluxe là những tên tuổi nổi tiếng của tỉnh Phú Yên gắn liền với Chủ tịch Võ Thị Thanh.

Năm 2008, Thuận Thảo bắt đầu bước đi vào lĩnh vực này với dự án xây dựng khu Thuận Thảo Land và khách sạn 5 sao CenDeluxe 17 tầng với tổng vốn đầu tư 500 tỷ đồng.

CenDeluxe Hotel về sau được coi là nguyên nhân chính gây nên tình trạng sử dụng vốn vay quá lớn và kéo tỷ suất lợi nhuận của Thuận Thảo trong giai đoạn xây dựng xuống mức rất thấp.

Ngoài ra, Thuận Thảo còn là chủ đầu tư của dự án như Resort & Spa Golden Beach…

Chính việc mở rộng, đầu tư sang các dự án bất động sản đúng giai đoạn khủng hoảng kinh tế đã đẩy Thuận Thảo sa lầy vào thua lỗ.

Cụ thể, Thuận Thảo chìm trong thua lỗ từ năm 2014 với mức lỗ mỗi năm hàng trăm tỷ đồng. Gần đây nhất, năm 2019, Thuận Thảo báo lỗ 166 tỷ đồng, nâng lỗ luỹ kế lên tới 1.436 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu âm 989 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn 1.658 tỷ đồng.

Chính vì thế, không chỉ khối tài sản nói trên, nhiều tài sản, khoản nợ có liên quan tới Thuận Thảo của nữ doanh nhân này cũng từng được ngân hàng và các công ty đấu giá rao bán.

Đơn cử như cuối năm 2018, khoản nợ của công ty con của GTT là CTCP Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 95 khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV (chi nhánh Phú Tài) cũng được rao bán với mức khởi điểm ban đầu hơn 1.200 tỷ đồng. 

Khoản nợ này có tổng dư nợ gốc và lãi vay tính đến 30/6/2018 gần 2.400 tỷ đồng, được đảm bảo bằng trụ sở doanh nghiệp, hai khu đất tổng diện tích 22 hecta tại huyện Bình Chánh và 5,2 triệu cổ phiếu GTT.

Tuy nhiên, sau 5 lần rao bán không thành, khoản nợ này đã được “đại hạ giá” xuống còn 761 tỷ đồng, nhưng trong lần đấu giá gần nhất vẫn không có ai mua.

Tin mới