Chứng khoán hôm nay 24/3: Cổ phiếu HNG, ACV và TDM được khuyến nghị

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/3.
 

HNG sẽ tiếp tục kiểm tra tại vùng hỗ trợ 12.000-13.000 đồng/cp

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC): Cổ phiếu HNG của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đang kiểm tra lại độ vững chắc của ngưỡng đáy 12.000 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu cũng đã vượt ngưỡng trung bình 20 phiên trong các phiên giao dịch gần nhất.

Chỉ báo RSI đang và chỉ báo MACD đều ủng hộ xu hướng tích lũy ngắn hạn. Đường giá cổ phiếu vẫn nằm dưới dải mây Ichimoku, cho thấy động lực tăng giá trung hạn chưa hình thành.

HNG nhiều khả năng sẽ tiếp tục kiểm tra lại vùng hỗ trợ 12.000-13.000 đồng/cp trong giai đoạn tới trước khi có dấu hiệu hồi phục trong trung hạn.

Mua TDM với giá mục tiêu 30.900 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Khuyến nghị mua TDM của CTCP Nước Thủ Dầu Một với giá mục tiêu 30.900 đồng/cp, tương ứng với tổng mức sinh lời 41,3% (lợi suất cổ tức 4,9%).

VCSC dự phóng tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) giai đoạn 2019-2020 đạt 18,0% cho doanh thu và 19,7% EPS của công ty mẹ, được dẫn dắt bởi công suất tăng gấp đôi và hiệu suất hoạt động tăng tại nhà máy Dĩ An (từ 100.000 lên 200.000 m3/ngày) và nhà máy Bàu Bàng (từ 15.000 lên 30.000 m3/ngày) ngoài việc tăng mức thuế nước.

VCSC dự phóng mức tăng 50% trong tỷ lệ DPS (cổ tức/cp) từ 1.000 đồng năm 2019 lên 1.500 đồng năm 2024 (giả định vốn XDCB hạn chế trong ngắn hạn).  

TDM có 38,5% cổ phần tại CTCP Nước – Môi trường Bình Dương (BWE), cũng là khách hàng duy nhất của TDM. TDM sử dụng phân phối chi phí vốn để ghi nhận cổ tức từ BWE.

VCSC dự phóng CAGR EPS của BWE 23,5% trong giai đoạn 2019-2024 trong bối cảnh mở rộng công suất phân phối thêm 61% đạt 700.000 m3/ngày trong năm 2021.

VCSC ước tính EPS hợp nhất của TDM (sử dụng phân phối vốn CSH) sẽ cao hơn khoảng 60% so với EPS của công ty mẹ.

Chung khoan hom nay 24/3: Co phieu  HNG, ACV va TDM duoc khuyen nghi
 

Mua ACV với giá mục tiêu 76.700 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Tổng CT Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) đã công bố giảm 7 loại phí dịch vụ hàng không thuộc thẩm quyền của công ty, không chịu sự quản lý bởi Bộ Tài chính và Bộ Giao thông Vận tải.

Các mức giảm phí này bao gồm giảm 50% phí dịch vụ Dịch vụ dẫn tàu bay; giảm 10% dịch vụ thang ống, thuê băng chuyền, xử lý hành lý tự động, thuê quầy, phục vụ mặt đất; giảm 100% dịch vụ thuê văn phòng đại diện hãng: đối với các hãng hàng không dừng bay, giảm 30% cho các hãng vẫn duy trì bay. Các mức giảm phí này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/03/2020 đến ngày 31/08/2020.  

Các mức phí này chủ yếu bao gồm trong doanh thu hàng không khác, chiếm khoảng 19% tổng doanh thu hàng không của ACV năm 2019. Trong khi đó, phí dịch vụ hành khách (PSC) là yếu tố đóng góp chính cho tổng doanh thu hàng không (chiếm 67% năm 2019), được quản lý bởi Bộ Tài chính và Bộ Giao thông Vận tải.
Ngoài ra, ACV cũng chia sẻ công ty hiện đang thực hiện nghiên cứu giảm phí cho dịch vụ phi hàng không, sẽ phụ thuộc vào diễn biến hình dịch COVID-19. VCSC lưu ý rằng doanh thu phi hàng không chỉ chiếm 20% tổng doanh thu của ACV trong khi doanh thu hàng không chiếm 80% tổng doanh thu 2019. 
VCSC cho rằng các khoản giảm phí dịch vụ này sẽ có tác động không đáng kể đến lợi nhuận của ACV. Tuy nhiên, khi diễn biến bùng phát dịch COVID-19 hiện đang kéo dài hơn giả định cơ sở của VCSC là đạt đỉnh vào cuối quý 1/2020 – và khi nhiều chuyến bay quốc tế đã bị hủy bỏ cũng như tạm thời ngừng cấp visa cho tất cả người nước ngoài – VCSC có khả năng điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận 2020 của ACV, dù cần đánh giá chi tiết hơn.
VCSC hiện đang có khuyến nghị MUA dành cho ACV với giá mục tiêu 76.700 đồng/cp, tương ứng với tổng mức sinh lời dự phóng 78,8%, bao gồm lợi suất cổ tức 2,1%

Cổ phiếu ngân hàng và bất động sản đỏ sàn, VN-Index bay gần 43 điểm phiên sáng

(Vietnamdaily) - Tính đến hiện tại, thông tin số ca nhiễm Covid-19 đã cán mốc 116 người đã tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư, từ đó dẫn đến động thái bán tháo trong phiên sáng 23/3.
 

Kết phiên sáng 23/3, VN-Index nới rộng đà giảm đến 42,73 điểm (-6,02%) xuống 667 điểm. HNX-Index giảm 4,07 điểm (-4%) xuống 97,72 điểm.

Các cổ phiếu lớn như VCB, BID, CTG, TCB, VPB, HDB, VRE, VHM... đều đồng loạt giảm sàn.

Mì gói hai con tôm Miliket đạt hơn 622 tỷ doanh thu năm 2019

(Vietnamdaily) - Lợi nhuận năm 2019 có giảm nhẹ 4% nhưng Công ty sở hữu thương hiệu mì gói hai con tôm – Miliket sẽ được hưởng lợi trong đại dịch Covid-19 do nhu cầu mua sắm và trữ đồ của người dân?
 

CTCP Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket (UPCoM: CMN) – chủ của thương hiệu nổi tiếng mì gói bình dân hai con tôm, thương hiệu này nhắm vào phân khúc giá rẻ, bình dân, đặc biệt là khu vực nông thôn. Nhưng cũng từng có giai đoạn mì tôm Miliket trở thành món đồ ăn xa xỉ với nhiều người, khi chúng chỉ được bán tại các cửa hàng tạp hóa quốc doanh.

Miliket là một trong 13 nhà máy đầu tiên được xây dựng để phát triển ngành công nghiệp nhẹ tại Việt Nam, tiền thân là hai xí nghiệp: Chế biến lương thực thực phẩm Colusa (1972) và Lương thực thực phẩm Miliket (1995).