Chứng khoán lao dốc: Nguồn cơn nào khiến nhóm ngân hàng chìm trong sắc đỏ, TCB và VPB nằm sàn?

(Vietnamdaily) - Thị trường chứng khoán Việt Nam và các thị trường châu Á chìm trong sắc đỏ khi kết phiên 24/2.

VN-Index kết phiên 24/2 lùi về mức 903,34 điểm, giảm đến 29,75 điểm, tương đường giảm 3,19%; chỉ số HNX-Index giảm về mức 104,18 điểm, giảm 3,91 điểm, tương ứng giảm 3,62%.

Trên cả thị trường, có tất cả 418 mã giảm giá, 99 mã giảm sàn, 980 mã đứng giá, 110 mã tăng giá và 28 mã tăng trần.

Chung khoan lao doc: Nguon con nao khien nhom ngan hang chim trong sac do, TCB va VPB nam san?
 Nhóm ngân hàng và các nhóm ngành khác chìm trong sắc đỏ phiên 24/2.

Áp lực bán tháo ở các cổ phiếu nhóm ngân hàng đã khiến nhóm này chìm trong sắc đỏ, BID giảm đến 6,5%, CTG giảm hơn 5,6%, anh cả VCB giảm hơn 2%.

Đáng kể, TCB và VPB lại nằm sàn khi kết phiên 24/2, theo đó TCB lao dốc về mức 21.500 đồng/cp, VPB lao về mốc 26.800 đồng/cp.

SHB chính là mã cổ phiếu duy nhất thuộc nhóm ngân hàng đi ngược lại diễn biến chung của thị trường, theo đó SHB nhảy vọt gần 3% sau nhiều phiên giảm và đứng giá, kết phiên 24/2, SHB có giá 7.100 đồng/cp.

Hầu như các cổ phiếu ngân hàng đều nằm trong nhóm tác động tiêu cực đến VN-Index. Đứng đầu là BID, sau đó lần lượt là VCB, TCB, CTG, VPB…

Không những ngân hàng, hàng loạt bluechips như BVH, FPT, MSN, VIC, VNM, VJC, MWG… đều giảm sâu khiến thị trường chìm trong sắc đỏ.

Ở phiên sáng, VN-Index có lúc mất gần 30 điểm, cơn bán tháo tiếp tục được đẩy mạnh khiến các chỉ số thị trường tiếp tục sụt giảm và rơi về những vùng sâu hơn.

Với giá trị vốn hoá toàn thị trường khoảng 180 tỷ USD, chứng khoán đã "bốc hơi" hơn 6,2 tỷ USD ngày hôm nay.

Chung khoan lao doc: Nguon con nao khien nhom ngan hang chim trong sac do, TCB va VPB nam san?-Hinh-2
 Top những cổ phiếu ảnh hưởng mạnh đến thị trường phiên 24/2.

Không chỉ ở Việt Nam, mà các thị trường trên thế giới cũng bị bán tháo mạnh và chìm trong sắc đỏ. Tại châu Á, chỉ số chung của Úc, New Zealand mất hơn 1%, KOSPI của Hàn Quốc lùi hơn 3%, còn ở châu Âu, chỉ số ở Nga, London, Paris, Frankfurt rớt gần 1% giá trị.

Do đâu thị trường đỏ lửa?

Theo giới phân tích, đà giảm đầu phiên hôm nay là sự cộng hưởng với thị trường châu Á trước lo ngại về diễn biến phức tạp của dịch viêm phổi, đặc biệt là với ổ dịch mới tại Hàn Quốc.

Tâm lý hoảng loạn của nhà đầu tư xảy ra ngay từ đầu phiên giao dịch 24/2 do những lo ngại dịch bệnh bùng phát ở một số nước đặc biệt là Hàn Quốc đây là nước đóng góp đáng kể dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Năm 2019, vốn đầu tư nước ngoài đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 38,02 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giải ngân vốn đầu tư đạt 20,38 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Có 125 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 7,92 tỷ USD, chiếm 20,8% tổng vốn đầu tư.

Tại Việt Nam, chắc hẳn ít ai không biết đến các thương hiệu như Samsung, LG, Posco, Hyundai, Lotte… Các dự án này đã tác động lớn tới kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng vào thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam.

Do vậy, khi thông tin không mấy tích cực là Hàn Quốc trở thành ổ dịch virus corona lớn thứ 2 thế giới 7 người chết, 763 trường hợp nhiễm bệnh được lan truyền trong những ngày cuối tuần 22-23/2, ngay lập tức thị trường chứng khoán Việt Nam đã phản ứng tiêu cực.

Vì sao khối ngoại tháo chạy khỏi các cổ phiếu lớn?

(Vietnamdaily) - Ngày 16/12, dù thị trường đã có nhịp phục hồi trong khoảng thời gian cuối phiên nhưng cũng không thể giữ vững trước sức ép trong phiên ATC. 
 

Đóng cửa, VN-Index giảm 4,71 điểm, hay 0,49%, dừng tại 961,47 điểm, trong khi đó HNX-Index tăng 0,28%, dừng tại 103,22 điểm.

Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua với 282 mã tăng và 256 mã giảm điểm. Số mã tăng, giảm trong rổ VN30 khá cân bằng khi cả rổ có 13 mã tăng, 14 mã giảm và 3 mã đứng giá.

Cổ phiếu dược bấp bênh trong dịch corona, kinh doanh 2019 không khởi sắc

(Vietnamdaily) - Trong cơn dịch bệnh từ virus corona, thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục suy giảm thì nhóm cổ phiếu ngành dược nổi lên là điểm sáng. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu này đã đổ đèo, chìm trong sắc đỏ trong phiên 5 và 6/2.
 

Việc tăng giá cổ phiếu ngành dược có thể bắt nguồn từ tâm lý của nhà đầu tư chớ không xem xét về vấn đề kinh doanh. Cụ thể, trong năm 2019, hầu hết các doanh nghiệp lớn trong ngành báo lãi giảm, còn một số doanh nghiệp khác báo lãi tăng nhưng không quá bứt phá.

Hàng loạt doanh nghiệp dược báo lãi giảm

Tin mới