Chứng khoán ngày 1/11: Soi báo cáo tài chính của VPB, VCB và MBB

Các công ty chứng khoán đã đưa ra những khuyến nghị gì cho cổ phiếu VPB, VCB và MBB trong phiên ngày 1/11?

VPB (Khuyến nghị Nắm giữ): Tín dụng yếu, chi phí dự phòng tăng mạnh kéo giảm lợi nhuận
Chứng khoán MBS: Thu nhập lãi thuần giảm 14.9% do biên lãi ròng (NIM) thu hẹp xuống mức 5% (Q3/2022: 7.4%, Q2/2023: 5.3%) mặc dù tín dụng tăng 27.2% svck. Thu nhập ngoài lãi cùng giảm 21.5% svck, kéo thu nhập hoạt động giảm 16.4% svck. Chi phí dự phòng giảm 8.7%, kéo LNST xuống mức 2,428 tỷ đồng (-30.9% svck).
Luỹ kế 9T2023, thu nhập hoạt động giảm 19.2% svck trong đó thu nhập ngoài lãi giảm 35.1% svck chủ yếu do năm 2022, VPB ghi nhận khoản thu bất thường hơn 5,700 tỷ đồng trong Q1/2022. Cuối tháng 9, tín dụng tăng 17.1% so với đầu năm, tăng nhẹ so với mức 26.7% cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, chi phí trích lập dự phòng tăng 17.7% kéo LNST giảm 58.6% xuống mức 6,530 tỷ đồng, đạt 51.5% so với dự báo năm 2023 của chúng tôi cũng như 32.7% kế hoạch của ngân hàng.
Chất lượng tài sản có sự cải thiện so với các quý trước
Tại thời điểm cuối Q3/2023, tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 của VPB ở mức lần lượt 5.7% và 8.0%, cải thiện đáng kể so với Q1/2023: 6.2% và 8.2%, Q2/2023: 7.4% và 8.2%. Trong đó, nợ xấu của FE Credit ước tính ở mức 17.7% tại cuối Q3/2023, giảm đáng kể so với cuối Q1/2023: 22.6% và Q2/2023: 28.4%. Tỷ lệ bao nợ xấu (LLR) của ngân hàng đạt mức 42.7%, tăng nhẹ so với Q2/2023: 37.7%. 
Chúng tôi điều chỉnh LNST 2023-24 của VPB giảm 22.6%-19.8% so với dự báo trước do KQKD 9T2023 chỉ đạt 66.2% so với dự báo. LNST của ngân hàng dự kiến giảm 25.2% trong năm 2023 và tăng mạnh 40.4% trong năm 2024. Chúng tôi hạ giá mục tiêu xuống mức 19,200 đồng do (i) điều chỉnh giảm lợi nhuận dự phóng 2023 - 24; (ii) điều chỉnh giảm P/B mục tiêu về mức 1.1x so với 1.2x theo báo cáo gần nhất. Chúng tôi duy trì khuyến nghị NẮM GIỮ đối với VPB.
Ngày 21/10/2023, VPB đã hoàn tất thương vụ phát hành riêng lẻ 15% vốn điều lệ cho SMBC với giá trị 35,900 tỷ đồng. Toàn bộ số cổ phiếu phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 5 năm tới. CAR của ngân hàng được nâng lên mức xấp xỉ 19% theo Moody’s, cao nhất toàn ngành.
Chung khoan ngay 1/11: Soi bao cao tai chinh cua VPB, VCB va MBB
 
VCB (Khuyến nghị Mua): Lợi nhuận tăng nhờ giảm dự phòng  
Chứng khoán Yuanta: VCB công bố LNST của CĐCT mẹ (PATMI) trong Q3/2023 đạt 7,3 nghìn tỷ đồng (-2% QoQ / nhưng +20% YoY). Mức tăng YoY chủ yếu là do giảm trích lập dự phòng. PATMI 9T2023 đạt 23,7 nghìn tỷ đồng (+19% YoY), hoàn thành 66% dự báo của chúng tôi. 
Tăng trưởng cho vay chỉ đạt 3,9% trong 9T2023, thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành là 6,9%, trong khi tăng trưởng huy động đạt +8,5%.
Thu nhập lãi ròng trong Q3/2023 đạt 12,6 nghìn tỷ đồng (-10% QoQ/-8% YoY). Chúng tôi ước tính tỷ lệ NIM tính trên bình quân tổng tài sản là 2,93% (-23 điểm cơ bản QoQ /-43 điểm cơ bản YoY).
Thu nhập từ phí ròng trong Q3/2023 giảm -45% QoQ /-19% YoY xuống còn 891 tỷ đồng. Thu nhập từ phí ròng trong 9T2023 giảm -12% YoY xuống 3,9 nghìn tỷ đồng. Số liệu chi tiết không được công bố, nhưng chúng tôi cho rằng sự sụt giảm phần lớn là do doanh thu từ banca giảm.
Thu nhập khác trong Q3/2023 đạt 521 tỷ đồng (+102% QoQ/+34% YoY). Chúng tôi cho rằng mức tăng này chủ yếu do thu từ xử lý nợ xấu.
Chi phí hoạt động Q3/2023 giảm -7% QoQ /-18% YoY xuống còn 5,2 nghìn tỷ đồng. VCB cắt giảm chi phí quản lý -29% QoQ /-46% YoY xuống còn 1,2 nghìn tỷ đồng trong Q3/2023. Chi phí hoạt động trong 9T2023 ở mức 16,2 nghìn tỷ đồng (-3% YoY) và chúng tôi ước tính tỷ lệ CIR điều chỉnh của VCB (không bao gồm thu nhập ròng khác) là 32% (-3 điểm phần trăm YoY).
Trích lập dự phòng là yếu tố thúc đẩy lợi nhuận chính trong Q3/2023. VCB giảm đáng kể trích lập dự phòng -41% QoQ /-46% YoY xuống còn 1,5 nghìn tỷ đồng trong Q3/2023. Dự phòng trong 9T2023 giảm -22% YoY xuống còn 6,1 nghìn tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu trong Q3/2023 của VCB tăng lên 1,21% (+38 điểm cơ bản QoQ /+41 điểm cơ bản YoY) và tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) giảm xuống 270% (-116 điểm phần trăm QoQ /-132 điểm phần trăm YoY) trong Q3/2023.
Tín hiệu tích cực: Tỷ lệ CASA của VCB tăng lên 31,3% tại thời điểm cuối Q3/2023 (+1,3 điểm phần trăm QoQ/ nhưng -3,6 điểm phần trăm YoY).
MBB: Tối ưu hóa chi phí G&A và chi phí tín dụng hỗ trợ lợi nhuận
Chứng khoán Vietcap: Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB) đã công bố kết quả kinh doanh hợp nhất 9 tháng đầu năm 2023 (9T 2023) với LNTT đạt 20,0 nghìn tỷ đồng (+10,0% YoY), hoàn thành 76% dự báo năm tài chính 2023 của chúng tôi và tương ứng LNTT quý 3/2023 đạt 7,3 nghìn tỷ đồng (+15,7% YoY; +17,0% QoQ). Nhìn chung, lợi nhuận của MBB phù hợp với dự báo cả năm của chúng tôi.
Tăng trưởng tín dụng hợp nhất 9T 2023 đạt 13,7% so với hạn mức tín dụng hiện tại là 24,5%. Tăng trưởng tín dụng đến từ (1) tăng trưởng cho vay đạt 16,4% và (2) dư nợ trái phiếu doanh nghiệp của MBB giảm 13,2% so với quý 4/2022. Tính đến quý 3/2023, trái phiếu doanh nghiệp chiếm 7,1% tổng dư nợ tín dụng của MBB (so với 9,2% vào quý 4/2022).
Tăng trưởng tiền gửi 9T 2023 đạt 8,1%. Tỷ lệ CASA quý 3/2023 giảm 1,1 điểm % QoQ xuống 36,0%, vẫn là mức cao nhất trong danh mục theo dõi của chúng tôi.
NIM 9T 2023 đạt 5,31%, thấp hơn mức dự báo cả năm của chúng tôi là 5,55%. NIM quý 3/2023 đạt 5,03% (-1 điểm cơ bản QoQ & -74 điểm cơ bản YoY). Lợi suất tài sản sinh lãi (IEA) và chi phí vốn giảm lần lượt 40 điểm cơ bản QoQ và 41 điểm cơ bản QoQ trong quý 3/2023.
Thu nhập ngoài lãi (NOII) 9T 2023 đạt 6,0 nghìn tỷ đồng (-19,0% YoY), hoàn thành 75% dự báo cả năm của chúng tôi. NOII quý 3/2023 đạt 2,3 nghìn tỷ đồng, tăng 15,7 % YoY và 8,4% QoQ.
Tỷ lệ chi phí (CIR) hợp nhất 9T 2023 tăng 2 điểm % YoY lên 31,0% so với dự báo cả năm của chúng tôi là 31,5%. Chi phí HĐKD (OPEX) 9T 2023 đã hoàn thành 70,0% dự báo cả năm của chúng tôi và thấp hơn kỳ vọng của chúng tôi do chi phí nhân viên giảm 7,3% YoY.
Trong quý 3/2023, tỷ lệ nợ xấu hợp nhất tăng 45 điểm cơ bản QoQ đạt 1,89% (so với dự báo cả năm của chúng tôi là 1,63%) trong khi tỷ lệ nợ nhóm 2 giảm 62 điểm cơ bản xuống 2,97% (so với dự báo cả năm của chúng tôi là 2,50%).
Chi phí tín dụng quy năm trong 9T 2023 đạt 1,20% (so với 1,75% vào năm 2022) và tỷ lệ xử lý nợ bằng dự phòng trên tổng dư nợ 9T 2023 đạt 1,04% (so với 0,96% vào năm 2022). Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) quý 3/2023 của MBB vẫn ở mức cao so với các ngân hàng khác là 122,0% (so với 238,0% và 156,1% lần lượt vào năm 2022 và quý 2/2023).

Bộ Tài chính: Giám sát chặt tổ chức kinh doanh chứng khoán

Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị giám sát chặt chẽ công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp kiểm toán để đảm bảo kỷ luật trên thị trường.

Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị chức năng nghiên cứu và triển khai kịp thời các giải pháp để hỗ trợ thị trường chứng khoán ổn định. Đồng thời, Bộ cũng chỉ đạo các đơn vị giám sát chặt chẽ, triển khai các kế hoạch thanh, kiểm tra các công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp kiểm toán để đảm bảo kỷ cương, kỷ luật trên thị trường.

Bộ Tài chính cho biết, sẽ khẩn trương thực hiện và rà soát vướng mắc, bất cập quy định pháp luật chứng khoán, từ Luật Chứng khoán tới các văn bản hướng dẫn; đồng thời, tiếp tục triển khai Đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán theo đúng kế hoạch, cũng như triển khai Chiến lượng phát triển thị trường chứng khoán 2021 – 2030 khi được Chính phủ phê duyệt,…

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã thực sự tạo đáy?

(Kiến Thức) - BSC nhận định VN-Index đang có nhiều cơ hội để vượt ngưỡng 1.000 điểm để bước tiếp ngưỡng kháng cự tiếp theo tại 1.050 điểm trong một vài tuần tới.

Đóng cửa phiên 28/11, VN-Index tăng 34,23 điểm (3,52%) lên 1.005,69 điểm, HNX-Index tăng 7,29 điểm (3,71%) lên 204,06 điểm, UPCoM-Index tăng 1,62 điểm (2,37%) đạt 70,03 điểm.
Phiên này là một phiên tăng có sự ủng hộ của nhiều yếu tố khi dòng tiền lan tỏa đều đã kéo VN-Index vượt qua mốc tâm lý 1.000 điểm. Như vậy sau 3 tuần kể từ khi rớt khỏi mốc này phiên 4/11 (đóng cửa tại mức 997,x điểm), VN-Index đã được kéo trở lại cao điểm này sau 2 phiên bứt phá kể từ cuối tuần trước. 

Thị trường về cơ bản hồi phục khá đúng dự báo của các công ty chứng khoán khi đã vượt được cả MA20 và mốc tâm lý 1.000 điểm trong cùng ngày. Do đó, VN-Index để ngỏ kỳ vọng đã tạo đáy và có thể sẽ test lại mốc 1.000 điểm trong một vài phiên tới.

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán BSC đưa ra một số chỉ tiêu nhận diện quá trình hình thành đáy của VN-Index trong thị trường giá giảm, trong đó có dấu hiệu của chỉ số định giá P/E. Từ việc quan sát diễn biến P/E một số thị trường chứng khoán khác khi tạo đáy, BSC thực hiện liên hệ với Việt Nam.

Tin mới