Chứng khoán ngày 13/6: VTP, GAS và VNM có nên đầu tư?

(Vietnamdaily) - Các công ty chứng khoán đã đưa ra những khuyến nghị gì cho cổ phiếu VTP, GAS và VNM trong phiên ngày 13/6?

VTP (Khuyến nghị Phù hợp thị trường): Giá nhiên liệu giảm giúp biên lợi nhuận tăng

Chứng khoán VietCap (VCSC): Chúng tôi nâng giá mục tiêu cho Tổng CTCP Bưu chính Viettel (VTP) thêm 3,6% lên 34.600 đồng/cổ phiếu nhưng điều chỉnh khuyến nghị từ KHẢ QUAN xuống PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG do giá cổ phiếu của công ty đã tăng 28% trong 2 tháng qua và tăng 43% so với đầu năm.

Giá mục tiêu cao hơn của chúng tôi chủ yếu nhờ dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2025 cao hơn 0,1% (tương ứng là 1,2%/-0,8%/0,2% cho năm 2023/24/25), đến từ dự báo lợi nhuận gộp giai đoạn 2023F-25 cao hơn 14% so với báo cáo trước đó của chúng tôi cho mảng dịch vụ nhờ chi phí nhiên liệu dự kiến giảm bù đắp cho dự báo chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp (SG&A) cao hơn 29% của dự báo trước đó chúng tôi do chi phí lao động cao hơn dự kiến.

\Trong năm 2023, chúng tôi dự báo doanh thu đạt 18,6 nghìn tỷ đồng (-14% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 370 tỷ đồng (+44% YoY). Chúng tôi kỳ vọng doanh thu sẽ bị ảnh hưởng bởi doanh thu giao dịch giảm 37% YoY trong khi lợi nhuận phục hồi từ mức cơ sở thấp và được hỗ trợ bởi biên lợi nhuận gộp cao hơn từ mảng dịch vụ.

Rủi ro: Cuộc chiến giá cả trong ngành chuyển phát nhanh kéo dài; đầu tư không hiệu quả vào các mảng kinh doanh mới; tác động tiêu cực đáng kể từ suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến tiêu dùng.

GAS (Khuyến nghị Mua): Triển vọng dài hạn tươi sáng

Chứng khoán KB: Trong 1Q2023, doanh thu giảm 20.5% YoY do giá cả các mặt hàng làm tham chiếu giá bán sản phẩm (FO, LPG) giảm mạnh. Sản lượng tiêu thụ giảm so với cùng kỳ do hoạt động sản xuất của nhóm khách hàng công nghiệp suy yếu. LNST chỉ giảm 2.2% YoY do lợi nhuận từ nhóm khách hàng nhà máy điện và đạm ổn định.

Chúng tôi kỳ vọng giá dầu sẽ hồi phục kể từ cuối 2Q2023 khi thế giới bước vào mùa cao điểm tiêu thụ mùa hè. Từ tháng 07/2023, khối OPEC+ sẽ cắt giảm tới 4.66 triệu thùng/ngày, tương đương với khoảng 4.6% nhu cầu tiêu thụ của thế giới. Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) dự báo tồn kho dầu thô thế giới có thể sẽ ghi nhận mức giảm liên tục từ 3Q tới cuối năm 2023 do hệ quả từ các quyết định cắt giảm sản lượng từ khối OPEC+.

Kho LNG Thị Vải giai đoạn 1 đã hoàn thành và được đưa vào hoạt động thử nghiệm trong cuối 2Q2023. Trong tháng 05/023, GAS đã chào mua lô LNG đầu tiên của Việt Nam và sẽ nhận hàng từ ngày 01/06 đến ngày 31/07. Chúng tôi ước tính khoảng 10- 15 USD/mmBTU sẽ là khoảng giá nhập khẩu LNG hợp lý để các dự án nhà máy điện khí có thể đạt hiệu quả kinh tế trong dài hạn. Tới 2Q2023, giá LNG trên thị trường châu Á và châu Âu đã sụt giảm mạnh xuống mức 11-13 USD/mmBTU do không còn tình trạng giành giật khí đốt giữa châu Âu và châu Á như trong năm 2022. Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cũng dự báo giá LNG châu Á sẽ giao động dưới mức 15 USD/mmBTU trong nửa sau năm 2023 và 2024.

Dựa trên định giá FCFF, triển vọng kinh doanh dài hạn cũng như xem xét các rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu GAS. Giá mục tiêu là 118,000 VNĐ/cổ phiếu với mức upside 25.9% so với giá tại ngày 09/06/2023.

VNM (Khuyến nghị Trung lập): Doanh thu nội địa tiếp tục suy yếu

Chứng khoán SSI: VNM công bố doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 13,9 nghìn tỷ đồng (+0,3% svck, -7,6% so với quý trước) và 1,9 nghìn tỷ đồng (-16,5% svck, +2% so với quý trước), thấp hơn kỳ vọng của chúng tôi. Doanh thu trong nước tiếp tục gặp thách thức do tâm lý người tiêu dùng yếu và cạnh tranh gay gắt. Trong năm 2023, công ty đặt kế hoạch đạt doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt là 63,4 nghìn tỷ đồng (+5,5% svck) và 8,6 nghìn tỷ đồng (+0,5% svck).

Chúng tôi cũng điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận năm 2023 để phản ánh điều kiện thị trường chung chưa có nhiều khởi sắc. Chúng tôi kỳ vọng doanh thu thuần và lợi nhuận ròng năm 2023 lần lượt đạt 63,8 nghìn tỷ đồng (+6,4% svck) và 9,2 nghìn tỷ đồng (+7,3% svck), thấp hơn 3% so với ước tính lợi nhuận ròng trước đây. Trong năm 2024, chúng tôi kỳ vọng doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 67,8 nghìn tỷ đồng (+6,3% svck) và 10,2 nghìn tỷ đồng (+11,3% svck).

Chúng tôi hạ giá mục tiêu 1 năm đối với cổ phiếu VNM xuống 74.700 đồng/cổ phiếu (từ 82.900 đồng/cổ phiếu) khi áp dụng P/E mục tiêu thấp hơn là 16x (từ 18x) để phản ánh thị phần của VNM đang giảm dần. Với tiềm năng tăng giá là 13,5%, chúng tôi duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu VNM.

Lãi suất huy động dự báo tiếp tục giảm trong thời gian tới

Kể từ đầu năm đến nay, sau những đợt cắt giảm lãi suất điều hành của NHNN, lãi suất tại các ngân hàng cũng điều chỉnh giảm mạnh từ 1-2,5 điểm % so với thời điểm cuối tháng 11/2022, hiện về mặt bằng mới dưới 8%/năm.

Như Techcombank, ngày 22/11 năm ngoái lãi suất tiền gửi tối đa lên 9,3%/năm dành cho khách hàng VIP1 gửi mới, với số tiền tối thiểu 3 tỷ đồng tại kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

Đối với khách hàng thông thường, lãi suất cao nhất dao động trong khoảng 8,7-9,1%/năm tùy theo số tiền gửi. Các kỳ hạn 6-11 tháng được áp dụng lãi suất cao nhất tới 9%/năm, dành cho khách hàng VIP1 gửi mới với số tiền tối thiểu 3 tỷ đồng. Với khách hàng thường, mức lãi suất áp dụng từ 8,4-8,8%/năm tùy theo số tiền gửi.

Thị trường chưa rõ xu hướng, nhà đầu tư cân nhắc bảo toàn lợi nhuận?

(Vietnamdaily) - VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư cân nhắc hiện thực hóa lợi nhuận một phần để quản trị tối đa rủi ro trong ngắn hạn, nhất là khi thị trường vẫn đang rung lắc, biến động chưa rõ xu hướng ở vùng kháng cự ngắn hạn.

Còn theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định cho tuần giao dịch từ 12-16/6, VN-Index ghi nhận áp lực bán và có dấu hiệu tạo đỉnh ngắn hạn trong tuần vừa qua sau khi tiếp cận khu vực điểm 1.115. Việc thanh khoản bán chủ động liên tục gia tăng vào những phiên cuối tuần đã khiến cho thị trường hụt hơi và không còn duy trì được nhịp tăng điểm, đảo chiều về quanh khu vực 1.100.

Về diễn biến cụ thể, VN-Index có được phiên giao dịch đầu tuần tăng điểm mở gap tích cực với sắc xanh lan tỏa ở tất cả các nhóm ngành giúp thị trường tiệm cận lại khu vực 1.100. Với sự hưng phấn và thanh khoản mua chủ động liên tục được cải thiện, VN-Index tiếp tục nối dài nhịp tăng lên vùng điểm 1.110. Tuy nhiên, áp lực chốt lời ngắn hạn liên tục xuất hiện sau đó đã khiến cho thị trường hụt hơi, đảo chiều và đóng cửa tuần tại 1.107.

Theo thống kê, trong tuần vừa qua, nổi bật nhất là nhóm cổ phiếu thép và xây dựng có được sắc xanh lần lượt là 3,5% và 1,5%. Trái ngược với dòng tiền khối nội, khối ngoại đã chấm dứt đà bán và mua ròng trong phiên cuối tuần với thanh khoản 144 tỷ, tập trung mua VND, SSI, HDG. Kết tuần, VN-Index tăng 16,69 điểm, tương đương với 1,53% so với tuần trước.

Trong nước, giai đoạn này NHNN tiếp tục kiên trì với định hướng kéo giảm mặt bằng lãi suất cho vay trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng, tình hình tài chính suy giảm, khó đáp ứng được điều kiện tín dụng. Trên thị trường quốc tế, tuần tới, thị trường dành sự chú ý đến cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed khi khả năng tăng lãi suất trong các kỳ họp tới đây còn đang bỏ ngỏ.

Về góc nhìn kỹ thuật, VCBS phân tích, VN-Index kết tuần tạo nến dạng hammer nhờ lực cầu về gần cuối phiên. Xét về khung đồ thị ngày, chỉ báo RSI có xu hướng tăng trở lại, tuy nhiên vẫn đang ở mức cao nên xác suất hình thành 2 đỉnh tạo phân kì âm đảo chiều ở vùng đỉnh vẫn cần được tính đến.

Theo lý thuyết Wyckoff, những phiên rung lắc tăng điểm mạnh ở vùng kháng cự vẫn có xác suất hình thành những phiên UTAD đảo chiều “Upthrust after distribution”.

VCBS vẫn giữ nguyên quan điểm, khuyến nghị các nhà đầu tư cân nhắc hiện thực hóa lợi nhuận một phần để quản trị tối đa rủi ro trong ngắn hạn, nhất là khi thị trường vẫn đang rung lắc, biến động chưa rõ xu hướng ở vùng kháng cự ngắn hạn.

Thi truong chua ro xu huong, nha dau tu can nhac bao toan loi nhuan?
 

VN-Index có thể hướng về mức 1.135 điểm