Chứng khoán ngày 14/10: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 14/10.

Khuyến nghị kém khả quan cho DIG

CTCK Bản Việt (VCSC): Ngày 12/10/2022, Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIG) đã tổ chức thành công EGM lần thứ 2 khi kỳ EGM ngày 14/09/2022 tổ chức không thành công do không có đủ quyền biểu quyết tối thiểu từ các cổ đông tham dự.

Các cổ đông tham dự tại EGM ngày 12/10/2022 đại diện cho khoảng 47% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của DIG, đủ điều kiện để tiến hành EGM lần thứ 2.

Cổ đông đã thông qua phương án điều chỉnh phát hành tối đa 100 triệu cổ phiếu (tương ứng 16,4% tổng số cổ phiếu đang lưu hành) với giá phát hành 15.000 đồng/cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Tỷ lệ phát hành quyền dự kiến là 1.000:163,97 (cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu được mua tối đa 163,97 cổ phiếu mới).

Nếu đợt phát hành cổ phiếu này được đăng ký mua toàn bộ với giá phát hành 15.000 đồng/cổ phiếu, DIG có thể huy động tối đa 1,5 nghìn tỷ đồng (chỉ bằng 50% con số được thông qua tại ĐHCĐ thường niên vào tháng 4/2022) thông qua nguồn vốn chủ sở hữu để đầu tư vào dự án Long Tân. Kế hoạch phát hành này dự kiến sẽ thực hiện trong quý 1/2023 sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Các cổ đông cũng đã thông qua đề xuất của ban lãnh đạo về việc tăng tổng vốn đầu tư cho dự án Long Tân (331 ha tại tỉnh Đồng Nai) lên 15,7 nghìn tỷ đồng - cao hơn 24% so với kế hoạch đã thông qua tại ĐHCĐ năm 2021 - và kéo dài thời gian hoàn thành xây dựng hạ tầng toàn bộ dự án đến quý 4/2028 (so với quý 4/2026 đã được thông qua trong ĐHCĐ năm 2021). Do đó, VCSC cho rằng có khả năng điều chỉnh giảm đối với dự báo cho dự án này.

Ban lãnh đạo giữ nguyên kế hoạch LNTT năm 2022 sẽ tăng 48% YoY đạt 1,9 nghìn tỷ đồng, cao hơn 52% so với dự báo. Ban lãnh đạo chưa công bố kế hoạch cụ thể cho từng mảng kinh doanh nhằm đạt được kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận này.

Tuy nhiên, VCSC cho rằng chênh lệch giữa kế hoạch của công ty và dự báo là do chúng tôi dự báo ghi nhận lợi nhuận thoái vốn từ bán quỹ đất sẽ không đáng kể trong năm 2022.

VCSC hiện dự báo LNST sau lợi ích CĐTS của DIG sẽ đạt 998 tỷ đồng trong năm 2022 (đi ngang so với năm 2021), chủ yếu đến từ việc bàn giao tại các dự án Nam Vĩnh Yên, Gateway Vũng Tàu, Cap Saint Jacques (CSJ), Hiệp Phước và Vị Thanh.

VCSC hiện đang có khuyến nghị KÉM KHẢ QUAN cho DIG với giá mục tiêu là 33.500 đồng/cổ phiếu.

Chung khoan ngay 14/10: Co phieu nao duoc khuyen nghi?
 CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 14/10?

Khuyến nghị mua ACV với giá mục tiêu 88.000 đồng/cp

CTCK SSI: Trong kịch bản cơ sở, SSI giả định Trung Quốc sẽ nới lỏng và dần dỡ bỏ chính sách kiểm soát biên giới nghiêm ngặt và chính sách Zero- COVID vào quý I/2023, sau Đại hội Đảng Trung Quốc dự kiến diễn ra vào cuối tháng 10/2022. Đó sẽ là chất xúc tác lớn cho toàn ngành, để khôi phục cả lượng khách đi và đến.

Để lượng hành khách và doanh thu, lợi nhuận trở lại mức bình thường trước COVID, chúng tôi nghĩ rằng chúng ta cần đợi đến giữa năm 2024.

Về rủi ro lãi suất và tỷ giá, SSI thấy rủi ro này không đáng quan ngại đối với ACV. Cụ thể, Công ty hiện đang có khoản vay dài hạn 78 tỷ Yên (kỳ hạn 40 năm) với lãi suất cố định.

SSI cũng giả định rằng đồng Yên Nhật sẽ có xu hướng giảm giá so với VND trong 1-2 năm tới, do đó rủi ro lỗ tỷ giá là không cao. Tuy nhiên, trong các dự án sắp tới nói trên, rủi ro này có thể tăng lên do các khoản vay mới sẽ không còn là vốn vay ODA nữa mà là các khoản vay thương mại với lãi suất thả nổi và cao hơn. Do đó, SSI khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu ACV với giá mục tiêu 88.000 đồng/CP.

Khuyến nghị mua FPT với giá mục tiêu 96.700 đồng/cp

CTCK SSI: CTCP FPT (FPT) có vị thế tiền mặt ròng là 4,9 nghìn tỷ đồng, đây sẽ là một yếu tố hỗ trợ quan trọng trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lãi suất cho vay tăng. Đây cũng có thể là một lợi thế cạnh tranh khác của FPT so với các công ty khởi nghiệp với dòng tiền yếu hơn.

Hơn nữa, SSI tin rằng sự cạnh tranh từ các công ty công nghệ thông tin khởi nghiệp và quy mô nhỏ có thể được giảm bớt do việc huy động vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh gặp trở ngại trong môi trường lãi suất tăng.

FPT hiện giao dịch với P/E năm 2022 và 2023 lần lượt là 14,2 lần và 11,6 lần với mức tăng trưởng EPS lần lượt là 23% và 22%, tương đương với tỷ lệ PEG hấp dẫn là 0,6-0,5 lần. Hiện tại, mức giá mục tiêu 1 năm là 96.700 đồng/cổ phiếu, tương ứng với tiềm năng tăng giá là 36% và khuyến nghị khả quan.

Hiện tại SSI vẫn đang tiếp tục thận trọng theo dõi tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đối với mức chi tiêu cho công nghệ thông tin.

Chứng khoán ngày 13/10: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 13/10.

Khuyến nghị mua CTR với giá mục tiêu 89.800 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Tổng Công ty cổ phần Công trình Viettel (CTR) đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ 9 tháng đầu năm 2022 với doanh thu và LNTT tăng mạnh lần lượt 24,9% YoY và 28,5% YoY đạt 6,8 nghìn tỷ đồng và 400,6 tỷ đồng.

Chân dung 2 lãnh đạo doanh nghiệp sàn chứng khoán lọt Top 10 doanh nhân tiêu biểu 2022

(Vietnamdaily) - Ngày 12/10, hai vị Chủ tịch của Tập đoàn Công nghệ CMC (HoSE: CMG) Nguyễn Trung Chính và Tập đoàn Lộc Trời (UPCoM: LTG) Huỳnh Văn Thòn được vinh danh “Top 10 doanh nhân Việt Nam tiêu biểu nhất 2022”.

Chủ tịch CMC - "Cháy Mà Có"

Ông Nguyễn Trung Chính (SN 1963) tại Nam Định, là Kỹ sư Điện tử - Viễn Thông của Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 1987. Sau khi tốt nghiệp ông được nhận vào làm ở Viện Nghiên cứu công nghệ Quốc gia.