Chứng khoán ngày 15/6: Nên đầu tư cổ phiếu nào?

Các công ty chứng khoán đã đưa ra những khuyến nghị gì cho cổ phiếu PLX, HSG và PVD trong phiên ngày 15/6?

PLX (Khuyến nghị Khả quan): Trên đà hồi phục
Chứng khoán VNDirect (VNDS): KQKD Q1/23 phục hồi nhờ nguồn cung xăng dầu nội địa ổn định trở lại
Doanh thu Q1/23 đi ngang svck đạt 67.432 tỷ đồng (+0,6% svck). Tuy nhiên, LN gộp Q1/23 tăng mạnh 28,1% svck lên 3.559 tỷ đồng nhờ nguồn cung trong nước ổn định trở lại khi nhà máy lọc dầu (NMLD) Nghi Sơn hoạt động hết công suất, giúp PLX giảm thiểu các khoản chi phí đột biến liên quan đến việc tăng nguồn hàng nhập khẩu như trong Q1/22. Trong Q1/23, chi phí bán hàng tăng 22,2% svck lên 2.808 tỷ đồng do chi phí nhân viên cao hơn (+27% svck) và LN tài chính thuần tăng 520% svck lên 131 tỷ đồng chủ yếu nhờ lãi tỷ giá cao hơn. Kết quả, PLX ghi nhận LN ròng Q1/23 đạt 620 tỷ đồng, tăng trưởng 154,7% svck và hoàn thành 17% dự phóng cả năm của chúng tôi.
Thoái vốn thành công tại PGBank sẽ hỗ trợ cho KQKD năm 2023
Vào ngày 7/4 vừa qua, PLX đã bán đấu giá toàn bộ 120 triệu cổ phần PGBank (PGB), tương đương 40% tổng cổ phần của ngân hàng với giá 21.400 đ/cp. Thương vụ thành công đồng nghĩa với việc PLX đã thoái vốn hoàn toàn khỏi PGB và thu về 2.568 tỷ đồng. Chúng tôi ước tính PLX ghi nhận ~680 tỷ đồng doanh thu tài chính trong Q2/23, tương đương khoảng 14% LNTT của PLX trong năm 2023.
Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng kép LN ròng đạt 46,1% trong năm 2023-25
Chúng tôi kỳ vọng PLX sẽ phục hồi mạnh mẽ từ trong giai đoạn 2023-25 với mức tăng trưởng kép LN ròng đạt 46,1% nhờ: (1) thị trường xăng dầu trong nước ổn định trở lại từ năm 2023 nhờ việc NMLD Nghi Sơn vận hành hết công suất và việc điều chỉnh phụ phí kinh doanh xăng dầu kịp thời và đầy đủ của cơ quan quản lý, giúp hạn chế các chi phí kinh doanh xăng dầu đột biến như đã phát sinh trong năm 2022, và (2) tổng sản lượng tiêu thụ xăng dầu đạt tăng trưởng kép là 3% trong năm 2023-25.
Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu không đổi là 45.600 đồng
Chúng tôi tăng nhẹ dự phóng EPS năm 2023 lên 2,4%, nhưng hạ dự phóng EPS năm 2024-25 xuống 4,4%/4,2% do: (1) tăng LN tài chính năm 2023 nhờ khoản LN từ thương vụ thoái vốn PGB, và (2) giảm dự phóng LN từ liên doanh liên kết năm 2023-25 do không còn đóng góp của PGB kể từ Q2/23. Giá mục tiêu theo phương pháp DCF của chúng tôi giữ nguyên ở mức 45.600 đồng.
Sau một năm 2022 khó khăn chưa từng có đối với ngành phân phối xăng dầu, chúng tôi tin tưởng vào triển vọng phục hồi mạnh mẽ của PLX từ năm 2023 trở đi. Do đó, chúng tôi duy trì khuyến nghị Khả quan với PLX. Động lực tăng giá là sản lượng tiêu thụ xăng dầu cao hơn kỳ vọng. Rủi ro giảm giá chủ yếu đến từ sự gián đoạn nguồn cung xăng dầu trong nước do sự cố có thể tái diễn tại NMLD Nghi Sơn.
Chung khoan ngay 15/6: Nen dau tu co phieu nao?
 
HSG (Khuyến nghị Tăng tỷ trọng): Tỷ lệ hàng tồn kho đã về mức an toàn
Chứng khoán Mirae Asset: Trong niên độ tài chính (NĐTC) 1H23, Hoa Sen ghi nhận doanh thu và lợi nhuận ròng (LNR) giảm mạnh, lần lượt đạt 15,023 tỷ (-49.4% CK) và -429 tỷ (sv. 873 tỷ trong 1H22). Sản lượng tôn mạ và ống thép trong 1H23 của Hoa Sen lần lượt đạt 479,935 tấn (-39% CK) và 135,917 tấn (-24% CK), trong đó sản lượng tôn mạ xuất khẩu chiếm 43.3% tổng sản lượng tôn mạ của HSG. Tuy nhiên, chúng tôi nhìn nhận điểm sáng nhất của Hoa Sen là việc biên lợi nhuận gộp đã hồi phục rất mạnh, trở lại mức 12.8% trong 2Q23 nhờ hoàn nhập 530 tỷ dự phòng hàng tồn kho (HTK).
Tỷ lệ tồn kho đã hạ về mức an toàn, dự phóng lợi nhuận năm 2023 đạt 118 tỷ với trọng tâm là quay trở lại thị trường nội địa
Rủi ro của HSG đã tăng cao khi tỷ lệ HTK/TTS ở mức 61% trong 2Q22 trong bối cảnh nhu cầu thép trên thế giới suy giảm do ảnh hưởng của sự suy yếu kinh tế. Giai đoạn 4Q22 – 1Q23, HSG đã ghi nhận lỗ 1,567 tỷ đồng. Tín hiệu tích cực đã xuất hiện khi HRC ổn định ở mức USD500 – 650/tấn, qua đó giúp biên lợi nhuận gộp hồi phục lên mức 12.8% trong 2Q23 (sv -2.8% trong 4Q22) với tỷ lệ HTK/TTS đã hạ xuống mức 20.6% trong cuối 2Q23. Chúng tôi đánh giá HSG hầu như đã bán hết lượng HTK giá cao và không còn rủi ro trích lập trong giai đoạn 2H23 – 2024. Dự phóng HSG sẽ tiếp tục hoàn nhập 185 tỷ dự phòng HTK trong giai đoạn 2H23.
Trong NĐTC 2022, thị phần nội địa mảng tôn mạ của HSG giảm mạnh, từ 35.9% xuống 28.7%, theo chúng tôi, do biên LNG mảng xuất khẩu năm 2022 cao hơn nội địa là 3%p. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường xuất khẩu suy giảm nhu cầu, chúng tôi cho rằng HSG sẽ quay lại tập trung cho thị trường nội địa. Giai đoạn 2016-2021, thị trường nội địa là thị trường chính tạo ra lợi nhuận cho HSG nhờ thương hiệu, hệ thống phân phối lớn với biên lợi nhuận gộp nội địa luôn cao hơn thị trường xuất khẩu. Sản lượng dự phóng năm 2023 và 2024 lần lượt đạt 1.55 triệu tấn (-14.7% CK) và 1.73 triệu tấn (+11.6% CK). Chúng tôi dự phóng doanh thu thuần NĐTC 2023F / 2024F lần lượt 34,756 tỷ (-30% CK) / 40,323 (+16% CK). Dự phóng LNR của HSG trong NĐTC 2023F / 2024F lần lượt đạt 246 tỷ (-13.8% CK) / 1,070 tỷ (+335% CK).
Với cơ cấu tài chính lành mạnh khi tỷ lệ HTK/TTS ở mức chỉ 20% và không có dư nợ dài hạn, chúng tôi giữ khuyến nghị Tăng tỷ trọng với cổ phiếu HSG với giá mục tiêu VND19,400/cp (Upside: +12.8%).
PVD (Khuyến nghị Mua): Tăng trưởng mạnh mẽ
Chứng khoán BSC: Duy trì khuyến nghị MUA đối với PVD, và nâng giá mục tiêu cho năm 2023 lên 29,000 VND/CP (tương đương upside 21.6% so với giá đóng cửa ngày 13/06/2023 là 23,850 VND/CP) dựa trên phương pháp P/B và EV/EBITDA với tỷ trọng là 50% - 50%. Chúng tôi nâng giá mục tiêu của PVD dựa trên dự báo lợi nhuận tăng 20% so với báo cáo gần nhất.
Dự báo kết quả kinh doanh
BSC dự báo năm 2023, DTT và LNST của PVD lần lượt đạt 6,765 tỷ VND (+25% YoY) và 368 tỷ VND (cùng kỳ lỗ 151 tỷ VND), EPS FW = 432 VND/CP với giả định (1) Hiệu suất hoạt động các giàn khoan tự nâng đạt mức trung bình 99%, (2) Giá cho thuê giàn khoan trung bình năm 2023 tăng lên mức 78,000 USD/ngày (+38% YoY), và (3) Trích lập dự phòng phần còn lại (16 tỷ VND) với đối tác KrisEnergy.
Quan điểm đầu tư
Giá cho thuê giàn khoan tự nâng & hiệu suất sử dụng giàn duy trì ở mức cao (trên 100,000 USD/ngày với hiệu suất đạt trên 90%).
Triển vọng thị trường khoan trong nước hồi phục khả quan, nhờ các dự án dầu khí được tái khởi động.
Rủi ro: Giá dầu biến động mạnh ảnh hưởng tới giá thuê giàn và lợi nhuận của PVD. Các dự án thượng nguồn dầu khí bị chậm tiến độ.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã thực sự tạo đáy?

(Kiến Thức) - BSC nhận định VN-Index đang có nhiều cơ hội để vượt ngưỡng 1.000 điểm để bước tiếp ngưỡng kháng cự tiếp theo tại 1.050 điểm trong một vài tuần tới.

Đóng cửa phiên 28/11, VN-Index tăng 34,23 điểm (3,52%) lên 1.005,69 điểm, HNX-Index tăng 7,29 điểm (3,71%) lên 204,06 điểm, UPCoM-Index tăng 1,62 điểm (2,37%) đạt 70,03 điểm.
Phiên này là một phiên tăng có sự ủng hộ của nhiều yếu tố khi dòng tiền lan tỏa đều đã kéo VN-Index vượt qua mốc tâm lý 1.000 điểm. Như vậy sau 3 tuần kể từ khi rớt khỏi mốc này phiên 4/11 (đóng cửa tại mức 997,x điểm), VN-Index đã được kéo trở lại cao điểm này sau 2 phiên bứt phá kể từ cuối tuần trước. 

Thị trường về cơ bản hồi phục khá đúng dự báo của các công ty chứng khoán khi đã vượt được cả MA20 và mốc tâm lý 1.000 điểm trong cùng ngày. Do đó, VN-Index để ngỏ kỳ vọng đã tạo đáy và có thể sẽ test lại mốc 1.000 điểm trong một vài phiên tới.

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán BSC đưa ra một số chỉ tiêu nhận diện quá trình hình thành đáy của VN-Index trong thị trường giá giảm, trong đó có dấu hiệu của chỉ số định giá P/E. Từ việc quan sát diễn biến P/E một số thị trường chứng khoán khác khi tạo đáy, BSC thực hiện liên hệ với Việt Nam.

2022 - Năm "ác mộng" của chứng khoán Việt Nam

Hàng trăm cổ phiếu bị cuốn vào đà lao dốc mạnh khiến sự hưng phấn của năm 2021 bỗng trở thành cơn ác mộng với chứng sĩ trên thị trường.

Tiếp nối năm 2021 thăng hoa, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2022 ghi dấu một năm đầy biến động khi VN-Index lần đầu tiên trong lịch sử vượt ngưỡng 1.500 nhưng cũng có thời điểm nhúng xuống dưới 900, mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua.
Năm này đối mặt với nhiều rủi ro bên ngoài xuất hiện như tín hiệu Fed tăng lãi suất và Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Hay rủi ro xuất hiện như giao dịch bán chui gần 75 triệu cổ phiếu FLC của cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC - Trịnh Văn Quyết. Tín hiệu Fed tăng lãi suất và căng thẳng Nga - Ukraine diễn ra trong 3 tháng đầu năm, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn trụ vững và dao động trong vùng 1.450 - 1.550 điểm.

Tin mới