Chứng khoán ngày 22/3: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 22/3.

Khuyến nghị mua NT2 với giá 33.000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Nâng giá mục tiêu cho CTCP Nhiệt điện Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) thêm 6% lên 33.000 đồng/cổ phiếu và duy trì khuyến nghị MUA khi tăng dự báo DPS thêm 17% lên 3.500 đồng/mỗi năm giai đoạn 2023-2027. Nhìn chung, VCSC duy trì dự báo tổng LNST điều chỉnh cho giai đoạn 2023-2027.

Dự báo LNST điều chỉnh năm 2023 sẽ tăng 21% YoY với sự cạnh tranh ít hơn từ thủy điện, điều này sẽ hỗ trợ tăng trưởng sản lượng 10% YoY sau khi sản lượng phục hồi mạnh 27% YoY vào năm 2022. Ngoài ra, VCSC dự báo giá thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) cao hơn sẽ bù đắp cho giá khí cao hơn. Giá CGM trong 2T 2023 đạt 1.692 đồng/kWh (+21% YoY).

Với bảng cân đối kế toán không có nợ vay, VCSC dự báo NT2 sẽ ghi nhận lợi suất cổ tức cao hơn (12,1% cho năm 2023). Tính đến ngày 31/12/2022, NT2 có khoảng 1,4 nghìn tỷ đồng tiền mặt tại quỹ sẵn sàng chi trả cổ tức. VCSC dự báo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (CFO) trung bình 5 năm tới đạt 1,7 nghìn tỷ đồng và dòng tiền tự do cho công ty (FCFF) trung bình 5 năm đạt 1,4 nghìn tỷ đồng.

Dự báo DPS mới của VCSC đồng nghĩa với việc tỷ lệ chi trả cổ tức trên lợi nhuận trung bình 110% trong vòng 3 năm tới, mà VCSC cho rằng điều này là phù hợp do NT2 có số dư tiền mặt tại quỹ dồi dào và nhu cầu tiền mặt của công ty mẹ để tài trợ cho dự án nhiệt điện LNG Nhơn Trạch 3 & 4.

Lợi suất cổ tức dự kiến năm 2023 theo mức giá mục tiêu là 10,6% - cao hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi 12 tháng khoảng 7%-8%. Ngoài ra, NT2 đang giao dịch với EV/EBITDA dự kiến năm 2023 là 5,9 lần – thấp hơn nhiều so với EV/EBITDA trung bình 4 năm của các công ty cùng ngành trong khu vực là 9,3 lần.

Yếu tố hỗ trợ: Mức chi trả cổ tức cao hơn so với giả định. Rủi ro: Thanh toán chậm trễ hơn từ Công ty mua bán điện của EVN.

Chung khoan ngay 22/3: Co phieu nao duoc khuyen nghi?
 CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 22/3?

Khuyến nghị mua PVD với giá mục tiêu 25.000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Tăng giá mục tiêu cho Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVD) thêm 20% lên 25.000 đồng/cổ phiếu và nâng khuyến nghị từ KHẢ QUAN lên MUA.

Giá mục tiêu cao hơn đến từ dự báo LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo giai đoạn 2023-2027 cao hơn 12%, chủ yếu được thúc đẩy bởi giả định giá thuê ngày của giàn khoan tự nâng (JU) cao hơn 4%. P/B tương ứng với giá mục tiêu là 1,0 lần.

VCSC tăng dự báo giá thuê ngày trung bình của giàn JU trong giai đoạn 2023-2027 thêm 4% do thị trường giàn JU thắt chặt hơn dự kiến và tác động tích cực có độ trễ của giá dầu cao đối với giá thuê ngày. VCSC duy trì giả định giá dầu Brent trung bình là 90 USD/thùng cho năm 2023 và 75 USD/thùng cho giai đoạn 2024-2027.

VCSC kỳ vọng LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi năm 2023 sẽ tăng khoảng 3 lần YoY do giá thuê ngày giàn JU trung bình tăng 20% YoY và đội giàn khoan JU của PVD hoạt động với 96% công suất (so với 85% vào năm 2022).

VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo năm 2023 và 2024 lần lượt đạt 12,1 triệu USD và 48,9 triệu USD, tương ứng 11% và 43% của mức đỉnh năm 2014 của PVD. Các giả định về giá thuê ngày đối với PVD là 78.000 USD và 95.000 USD cho năm 2023 và 2024 — lần lượt tương ứng 50% và 60% của mức đỉnh năm 2014 (khoảng 155.000 USD) và mức chiết khấu 38% và 27% so với giá thuê ngày trong khu vực.

PVD có vẻ hấp dẫn với P/B năm 2023 là 0,8 lần và P/E là 44,4 lần (PEG là 0,5 dựa trên CAGR EPS giai đoạn 2023-2026 là 100%). VCSC tin rằng tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ của PVD phù hợp với mức P/E cao của công ty.

Yếu tố hỗ trợ: Giá thuê ngày JU của PVD phục hồi nhanh hơn dự kiến. Rủi ro: Giá dầu giảm mạnh ảnh hưởng đến tâm lý thị trường đối với PVD; suy thoái toàn cầu ảnh hưởng giá thuê ngày; chi phí hoạt động/chi phí tài chính cao hơn dự kiến.

Khuyến nghị khả quan PNJ với giá mục tiêu 95.000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): PNJ đã công bố KQKD sơ bộ 2T 2023 với doanh thu thuần đạt 7 nghìn tỷ đồng (-1,3% YoY) và LNST đạt 556 tỷ đồng (+6,4% YoY), lần lượt hoàn thành 19% và 27% dự báo cả năm tương ứng.

KQKD trên cho thấy doanh thu thuần đạt 2,8 nghìn tỷ đồng (-20,7% YoY) và LNST đạt 254 tỷ đồng (+0,7% YoY) vào tháng 2/2023. Doanh thu trong tháng giảm chủ yếu do doanh thu vàng miếng giảm 55% YoY do Ngày Thần Tài năm 2023 diễn ra vào tháng Giêng, trong khi sự kiện này diễn ra vào tháng 2 năm ngoái.

Mặt khác, doanh thu bán lẻ (57% tổng doanh thu trong 2T 2023) đạt 1,9 nghìn tỷ đồng (+1,6% YoY) trong tháng 2/2023 và 4 nghìn tỷ đồng (-0,2% YoY) trong 2T 2023.

Doanh thu bán buôn (9% tổng doanh thu trong 2T 2023) giảm 13% YoY trong khi doanh thu vàng miếng (33% tổng doanh thu trong 2T 2023) đi ngang YoY trong 2T 2023.

Biên lợi nhuận gộp của PNJ cải thiện 1,7 điểm phần trăm YoY trong 2T 2023 (19,4% trong 2T 2023 so với 17,7% trong 2T 2022) do biên lợi nhuận gộp cải thiện 4,4 điểm phần trăm trong tháng 2/2023, mà VCSC cho rằng một phần nhờ đóng góp tương đối thấp hơn từ mảng vàng miếng vốn có biên lợi nhuận thấp vào tháng 2/2023.

Trong khi đó, biên lợi nhuận gộp của doanh thu bán lẻ cải thiện nhẹ so với cùng kỳ năm trước trong 2T 2023. VCSC kỳ vọng biên lợi nhuận gộp của PNJ sẽ tiếp tục cải thiện nhờ giảm chi phí đầu vào (mà VCSC kỳ vọng sẽ hỗ trợ biên lợi nhuận gộp của doanh thu bán lẻ) và đóng góp bình thường hóa từ doanh thu vàng miếng sau Ngày Thần tài vào tháng 1/2023.

Số lượng cửa hàng của PNJ tăng 4 cửa hàng so với năm 2022 lên 368 cửa hàng vào cuối tháng 2/2023. Trong 2T 2023, PNJ đã mở thêm 4 cửa hàng vàng mới.

VCSC hiện đang có khuyến nghị KHẢ QUAN đối với PNJ với giá mục tiêu là 95.000 đồng/cổ phiếu.

Người Việt ‘lao’ vào chứng khoán… Tiền đâu nhiều thế?

Song song với việc người dân rút tiền tiết kiệm ra khỏi ngân hàng thì số lượng nhà đầu tư F0 trên thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh.

Hàng nghìn người đua nhau mở tài khoản mới, tăng bơm tiền làm bùng nổ thị trường chứng khoán.
Người dân không mặn mà gửi tiền ngân hàng vì lãi suất thấp
Theo số liệu mới công bố của Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của người dân tại các ngân hàng đã giảm hai tháng liên tiếp trong bối cảnh lãi suất huy động duy trì ở mức rất thấp.
Từ tháng 3/2021 đến nay, tiền gửi của người dân tăng trưởng èo uột, không có tháng nào tăng trên 0,5%, thậm chí là có nhiều tháng sụt giảm. Đây là diễn biến chưa từng thấy ở những năm trước đây.
Từ cuối quý 3/2021, tổng tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đạt hơn 10,55 triệu tỷ đồng, tăng hơn 530.000 tỷ so với đầu năm, tương đương tăng 5,3%. Mức tăng trưởng này chủ yếu nhờ khách hàng doanh nghiệp khi tiền gửi của nhóm khách hàng này tăng hơn 380.000 tỷ, tương đương tăng 7,8%. Trong khi đó, tiền gửi của khách hàng cá nhân tăng yếu, chỉ tăng thêm hơn 150.000 tỷ, tương đương tăng 2,9%.
Đáng chú ý, tiền gửi của cá nhân đã giảm hai tháng liên tiếp tháng 8, tháng 9/2021. Tiền gửi này trong tháng 9 sụt giảm tới gần 1.500 tỷ đồng xuống còn hơn 5.291 triệu tỷ đồng. Trước đó, trong tháng 8, tiền gửi của cá nhân cũng đã giảm gần 1.000 tỷ đồng.
Nguoi Viet ‘lao’ vao chung khoan… Tien dau nhieu the?
 
Theo giới chuyên môn, việc tiền gửi cá nhân sụt giảm mạnh trong hai tháng này có thể do đúng vào thời điểm làn sóng COVID-19 bùng phát mạnh. Khó khăn chung của nền kinh tế khiến cho thu nhập của nhiều người bị ảnh hưởng, đồng thời giãn cách xã hội cũng khiến khách hàng khó đến ngân hàng để gửi tiết kiệm. Nhiều người có tiền nhàn rỗi cũng không còn mặn mà gửi ngân hàng vì lãi suất quá thấp.
Tại buổi họp báo gần đây, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhìn nhận, nếu huy động với lãi suất quá thấp thì người dân sẽ không gửi tiền ngân hàng, chuyển sang mua nhà, đầu tư chứng khoán. Và điều này có thể dẫn đến bất ổn cho nền kinh tế.
“Các ngân hàng chủ yếu vay từ người dân để cho vay trở lại nền kinh tế. Do đó, các tổ chức tín dụng phải duy trì được nguồn vốn đầu vào, ổn định lãi suất, đảm bảo lợi ích người gửi tiền mới có thể huy động”, Phó Thống đốc nhấn mạnh.
Song song với việc người dân rút tiền tiết kiệm ra khỏi ngân hàng thì số lượng nhà đầu tư F0 (người tham gia lần đầu) trên thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh. Nhiều người đua nhau mở tài khoản mới, bơm tiền, làm bùng nổ thị trường chứng khoán.
Sự gia nhập ồ ạt của nhà đầu tư F0… bùng nổ thị trường chứng khoán
Thông tin từ Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) cho biết số lượng tài khoản chứng khoán đến ngày 31/12 đã tăng lên 4.310.211 tài khoản. Xô đổ kỷ lục vừa thiết lập khi lần đầu số tài khoản mở mới trong tháng 11 vượt mức 200.000 tài khoản, đã có 226.886 tài khoản được mở mới tháng cuối năm.
Động lực lớn nhất vẫn đến từ nhóm cá nhân trong nước. Số lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới tháng 12 đạt 226.390 tài khoản, tăng hơn 2,29% so với tháng 11. Đây cũng là tháng thứ 10 liên tiếp số lượng tài khoản cá nhân trong nước mở mới duy trì trên 100.000 đơn vị. Trong 11 tháng năm 2021, cá nhân mở mới gần 1,54 triệu tài khoản, gấp hơn 3,88 lần so với cả năm 2020.
Trong khi số lượng tài khoản các các cá nhân trong nước tiếp tục tăng và xác lâp các kỷ lục mới, số lượng mở mới của tổ chức trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài không quá nổi bật. Các tổ chức trong nước mở thêm 190 tài khoản trong tháng 12, nâng tổng số tài khoản trên sàn chứng khoán lên con số 12.977.
Thị trường đón thêm gần 300 tài khoản nhà đầu tư cá nhân nước ngoài và 8 tài khoản tổ chức nước ngoài, đều khiêm tốn hơn tháng liền trước. Tổng số tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài tại thời điểm 30/11 đạt 39.600 tài khoản.
Nguoi Viet ‘lao’ vao chung khoan… Tien dau nhieu the?-Hinh-2
 
Thị trường chứng khoán không chỉ hấp thụ dòng vốn tiết kiệm mà còn thể hiện trên dư nợ cho vay của các công ty chứng khoán. Tính đến hết quý 3/2021, có đến 60 công ty chứng khoán hàng đầu có dư nợ cho vay đạt gần 154.000 tỷ đồng, cao kỷ lục trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Khép lại phiên cuối năm (31/12/2021), chỉ số VN-Index tăng 12,31 điểm (tương đương 0,83%) lên mức 1.498,28 điểm, mức kết năm cao nhất từ trước đến nay, với thanh khoản ở mức 31.000 tỷ đồng. So với đầu năm 2021, VN-Index tăng hơn 35% và lọt top 7 chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất trên thế giới.
Số lượng tài khoản ngày càng gia tăng, ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Chứng khoán KIS Việt Nam cho rằng đây là thông tin tích cực.
“Thứ nhất tỷ lệ nhà đầu tư đang có tài khoản, đã đầu tư chứng khoán trên tổng dân số Việt Nam tạm tính khoảng 4-5%, so với tỷ lệ ở các quốc gia lân cận vẫn là thấp (10-20%). Ở các nước phát triển đã dao động 30-50%/tổng dân số. Tôi tin xu hướng này còn tiếp diễn trong thời gian tới vì đây là kênh đầu tư chính thống, được pháp luật bảo vệ, thông tin minh bạch…
Với nhà đầu tư mở mới chắc chắn dòng tiền đổ vào thị trường còn lớn. Như đã đề cập, thống kê sơ bộ có khoảng 90.000 tỷ đồng tiền mặt đang nằm sẵn trong các công ty chứng khoán.
Với lượng mở mới tiếp tục trong những tháng cuối năm thì lượng tiền đổ vào thị trường sẽ khoảng vài chục nghìn tỷ. Với dòng tiền hoàn toàn mới và tích cực là điều tốt cho thị trường chứng khoán, cho những nhà đầu tư đang tham gia trên thị trường” - ông Phương cho hay.
Chứng khoán “nóng sốt”, liệu có tốt?
Nhiều chuyên gia nhắc đến dòng vốn này như là chất xúc tác đưa nhiều người tiếp cận với thị trường chứng khoán hơn. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã và đang được tiếp sức bằng dòng vốn “rẻ” to lớn chưa từng thấy trong lịch sử, hấp thụ hết lượng bán ròng của khối ngoại. Điều này là yếu tố chính giúp duy trì đà tăng nhất quán của thị trường từ đầu năm đến nay.
Trong thời gian gần đây dòng tiền trên thị trường đổ dồn vào các cổ phiếu nhỏ có xu hướng đầu cơ rất nhiều. Thực tế cho thấy diễn biến của dòng vốn trong thời gian tới sẽ tương đối khó lường khi rủi ro về lạm phát, bong bóng tài sản và nợ.
Về vấn đề này, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cũng cảnh báo rằng, trong khi các ngành sản xuất kinh doanh trì trệ, thì việc thị trường chứng khoán, bất động sản “sốt nóng” là tín hiệu không tốt. Trong khi, gốc của nền kinh tế là sản xuất kinh doanh, cho nên dòng tiền đổ vào các lĩnh vực này quá lớn sẽ làm giảm nguồn lực để phát triển kinh tế nói chung.
Bài học từ các cuộc khủng hoảng tài chính trước đây, đến nay trong cơn suy thoái vì dịch bệnh, nhiều người không khỏi nghi ngại nguy cơ bong bóng tài sản một lần nữa xuất hiện. Điều khó khăn trong lúc này là diễn biến dịch còn phức tạp, bất định và mọi dự báo chỉ nằm trên lý thuyết, nếu không có sự điều tiết thận trọng có thể gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung.

Chứng khoán trong nước bứt phá gần 15 điểm

Cổ phiếu ngành dầu khí, dẫn đầu là GAS và PLX tiếp tục thăng hoa để góp phần đưa VN-Index tăng mạnh trong phiên chứng khoán sáng.

Bất chất những diễn biến leo thang về căng thẳng địa chính trị tại Ukraine, thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa phiên 23/3 đầy khả quan khi các chỉ số nhanh chóng có được sắc xanh.

Tâm lý nhà đầu tư ổn định càng giúp VN-Index mở rộng đà tăng về cuối phiên sáng. Chỉ số tạm dừng giữa ngày tăng đến 14,58 điểm (0,97%) lên 1.518,05 điểm.

Tin mới