Chứng khoán ngày 26/2: Cổ phiếu nào nên lựa chọn đầu tư?

(Kiến Thức) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 26/2.

Ngưỡng hỗ trợ của HVN nằm tại mốc 28.000 đồng/cp

CTCK BIDV (BSC): HVN đang ở trong trạng thái tăng giá sau khi đã có giai đoạn giảm mạnh trong nửa cuối tháng 1. Thanh khoản cổ phiếu hiện đang có chiều hướng tăng dần.

Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Phiên 25/2, đường EMA12 vừa cắt lên trên đường EMA26 đồng thời chỉ báo động lượng RSI đang ở trên giá trị 50 nên cổ phiếu có tiềm năng duy trì đà tăng trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của HVN nằm tại khu vực xung quanh 28. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 32, cắt lỗ nếu ngưỡng 27 bị xuyên thủng.

Khuyến nghị mua PNJ với mục tiêu 99.300 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Duy trì khuyến nghị mua khi cho rằng CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) sẽ ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ sau năm 2020 nhờ nhu cầu trang sức thời trang mạnh mẽ và vị thế dẫn đầu cải thiện của công ty sau khi các đối thủ nhỏ hơn gặp khó khăn do dịch COVID-19.

VCSC tăng giá mục tiêu thêm 4% khi tăng dự báo LNST giai đoạn 2022-2025 thêm 2% nhờ biên lợi nhuận gộp mảng bán lẻ cao hơn dự kiến; tuy nhiên, chúng tôi giảm dự báo LNST năm 2021 thêm 3% do làn sóng dịch COVID-19 thứ ba gần đây tại Việt Nam và các chi phí liên quan đến việc nâng cấp cửa hàng.

Dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) doanh thu mảng bán lẻ đạt 14% trong giai đoạn 2020-2023, được dẫn dắt bởi tăng trưởng doanh thu tại cửa hàng hiện hữu (SSSG) trong khoảng 5%-9% và dự phóng 30 cửa hàng vàng mới mỗi năm. kỳ vọng lợi nhuận tiếp tục được hỗ trợ bởi cơ cấu sản phẩm và hiệu quả hoạt động cải thiện.

Chung khoan ngay 26/2: Co phieu nao nen lua chon dau tu?
Lựa chọn cổ phiếu nào phiên 26/2?

Dự báo biên lợi nhuận gộp mảng bán lẻ sẽ tăng 1,1 điểm phần trăm YoY lên 31,9% trong năm 2021 sau khi chịu tác động tiêu cực do nhu cầu trang sức kim cương/đá quý thấp, vốn là sản phẩm có biên lợi nhuận cao trong quý 2-3/2020.

VCSC nhận thấy PEG 3 năm của PNJ ở mức 0,8 (dựa theo dự báo) là hấp dẫn. Rủi ro: dịch COVID-19 tái bùng phát có thể ảnh hưởng nhu cầu tiêu thụ cũng như hoạt động của cửa hàng; mở rộng cửa hàng chậm hơn dự kiến.

Khuyến nghị mua POW với mục tiêu 11.400 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Trong cuộc họp với cổ đông lớn nhất của Tổng CT Điện lực Dầu khí (POW) là PetroVietnam, Tổng giám đốc của POW chia sẻ LNTT sơ bộ 2 tháng năm 2021 của công ty đạt 410 tỷ đồng với doanh thu đạt 4,7 nghìn tỷ đồng (-3% YoY) và sản lượng điện thương phẩm đạt 2,8 tỷ kWh (-12% YoY).

POW đặt mục tiêu sản lượng điện thương phẩm cả năm 2021 ở mức tối thiểu 21,2 tỷ kWh, phù hợp với dự báo năm 2021 của VCSC là 21,8 tỷ kWh.

VCSC hiện có giá mục tiêu là 11.400 đồng/cp cho POW, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng -10%, dựa theo giá đóng cửa phiên 25/2.

Cổ phiếu chứng khoán lao dốc, VN-Index giảm gần 30 điểm phiên 26/1

(Kiến Thức) - Thị trường đỏ lửa ngay từ đầu phiên sáng, mở cửa phiên chiều dòng tiền bắt đầu nhập cuộc nhưng do hệ thống HoSE tiếp tục gặp lỗi khiến mức giảm vẫn ở mức cao.

Kết phiên 26/1, chỉ số VN-Index giảm mạnh gần 30 điểm về mức 1.136,12 điểm, HNX-Index giảm 1,73% về còn 227,82 điểm, UPCoM-Index cũng giảm 1,29% về mức 76,42 điểm. Thanh khoản thị trường đạt mức gần 20.000 tỷ đồng.
Rổ chỉ số VN30 vẫn còn chiến binh ROS tăng trần, tiếp sau đó là mức tăng của MBB và NVL, ngược lại sắc đỏ đến từ STB, TCH, CTG, EIB với mức giảm trên 6%, các cổ phiếu khác cũng giảm mạnh như VPB, SBT, SSI, BID,…

Dự đoán kịch bản chứng khoán Việt Nam năm 2021

(Kiến Thức) - Dù còn có thể nhiều tác động từ dịch COVID-19 nhưng chứng khoán Việt Nam vẫn được dự báo tăng và chỉ số VN-Index có thể đạt mức 1.250 điểm. 

 

Thời điểm đầu năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có lúc giảm điểm khá sâu, nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khá nhiều. Tuy nhiên, sau đó thị trường đã phục hồi và tăng trưởng ngoạn mục vào những tháng cuối năm 2020.

Tin mới