Chứng khoán ngày 26/5: Cổ phiếu nào nên chú ý?

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 26/5.

Khuyến nghị mua PPC với giá mục tiêu 30.600 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Duy trì khuyến nghị MUA dành cho CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) với giá mục tiêu 30.600 đồng/cp nhờ lợi suất cổ tức hấp dẫn khoảng 7%-9% và cho rằng giá hiện tại chưa phản ánh đầy đủ giá trị của các khoản đầu tư của PPC vào HND và QTP.

VCSC điều chỉnh giảm giá mục tiêu 1% chủ yếu do định giá HND giảm 9% (xem thêm Báo cáo cập nhật HND ngày 5/5/2021), trong khi định giá đối với mảng kinh doanh phát điện của PPC và QTP tăng 2% chủ yếu nhờ tỷ lệ WACC giảm 0,5 điểm % và tác động của cập nhật mô hình định giá từ cuối năm 2021 đến giữa năm 2022.

VCSC nâng dự báo LNST năm 2021 lên 8% khi tăng dự báo thu nhập từ cổ tức lên 33%, phù hợp với cổ tức tiền mặt năm 2020 đã được ĐHCĐ của HND và QTP thông qua, bị ảnh hưởng phần nào do việc điều chỉnh giảm 19% lợi nhuận từ mảng phát điện tính riêng của PPC (LN từ HĐKD) chủ yếu bởi giảm 7% dự báo sản lượng bán năm 2021.

VCSC điều chỉnh giảm 3% dự báo tổng LNST 2022-2030 khi hạ dự phóng cổ tức tiền mặt của HND sau khi chia mức cổ tức kỷ lục cho năm tài chính 2020.

Ngược lại, dự báo LNST này lại được hỗ trợ 1 phần từ việc tăng giá PPA cố định của PPC từ năm 2028 do công ty có thể chuyển chi phí đầu tư cho dự án nâng cấp môi trường sang cho EVN.

PPC hiện đang giao dịch với P/E báo cáo năm 2021 là 10,5 lần - thấp hơn 24% so với P/E trượt trung vị 4 năm của nhóm công ty cùng ngành trong khu vực.

Chung khoan ngay 26/5: Co phieu nao nen chu y?
 Cổ phiếu nào được khuyến nghị phiên 26/5.

VCSC dự báo DPS (cổ tức/cổ phiếu) lần lượt là 2.000, 2.500 và 2.500 đồng cho các năm 2021, 2022 và 2023, do tình hình tài chính vững mạnh của PPC với tỷ lệ tiền mặt ròng/vốn CSH đạt trên 20%.

Rủi ro: Các vấn đề kỹ thuật; lợi nhuận thấp hơn dự kiến từ khối lượng điện ngoài hợp đồng.

Chốt lãi CTS tại mức 20.000 đồng/cp

CTCK BIDV (BSC): CTS đang ở trong trạng thái tăng giá trở lại sau khi có giai đoạn điều chỉnh ngắn hạn vào nửa cuối tháng 4. Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây đang có chiều hướng tăng dần.

Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Chỉ báo động lượng RSI ở trên giá trị 50 đồng thời đường EMA12 vừa cắt lên trên đường EMA26 nên cổ phiếu tiềm năng sẽ duy trì đà tăng trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của CTS nằm tại khu vực xung quanh 17. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 20, cắt lỗ nếu ngưỡng 16.5 bị xuyên thủng.

Khuyến nghị mua REE với giá mục tiêu 75.000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Nâng giá mục tiêu thêm 10% lên 75.000 đồng/cp và duy trì khuyến nghị MUA đối với CTCP Cơ điện lạnh (REE) chủ yếu nhờ điều chỉnh tăng 1% đối với tổng LNST giai đoạn 2021-2025, tỷ lệ WACC giả định giảm 0,4 điểm % và tác động của việc cập nhật mô hình định giá mục tiêu từ cuối năm 2021 đến giữa năm 2022.

VCSC nâng LNST năm 2021 lên 3% chủ yếu nhờ thu nhập từ cổ tức cao hơn từ Nhiệt điện Phả Lại (xem thêm trong Báo cáo cập nhật PPC ngày 07/05/2021) và lợi nhuận cao hơn từ Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (HSX: VSH), bù đắp cho dự báo sản lượng thấp hơn tại Thủy điện Miền Trung (HSX: CHP) do sự cố kỹ thuật dẫn đến ngừng hoạt động vào tháng 1/2021.

VCSC nâng dự báo tổng LNST giai đoạn 2022-2025 lên 1% khi nâng giá PPA cố định cho nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum (UPKT) thuộc VSH, một phần bị ảnh hưởng bởi dự báo lợi nhuận cổ tức thấp hơn từ PPC trong các năm sau 2021 và mảng văn phòng cho thuê (do giả định diện tích cho thuê - NFA của Etown 6 giảm).

VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS 16% giai đoạn 2020-2025 được thúc đẩy bởi sự đóng góp từ UPKT (220 MW) vào năm 2021, 104 MW từ các dự án điện gió vào năm 2022, 500 MWp công suất mặt trời lắp mái nhà vào năm 2025 và tòa nhà Etown 6 vào năm 2023.

VCSC cho rằng định giá của REE là hấp dẫn với P/E dự phóng năm 2021 là 9,1 lần so với CAGR EPS dự kiến 16% trong giai đoạn 2020-2025F (tương ứng PEG là 0,6) và P/B là 1,3 lần, dựa trên dự báo. REE cũng tỏ ra hấp dẫn với EV/EBITDA dự phóng lần lượt là 10,4 lần/7,6 lần vào các năm 2021/2022 – giảm mạnh so với mức 16 lần ở các năm trước.

Yếu tố hỗ trợ: Sản lượng cao hơn từ danh mục thủy điện; nước và bất động sản phân khúc M&A. Rủi ro: Sự cố kỹ thuật của các nhà máy điện.

VN-Index sẽ vượt ngưỡng 1.300 điểm trong phiên hôm nay, 25/5?

(Vietnamdaily) - Đa phần các công ty chứng khoán đưa ra nhận định tích cực cho phiên giao dịch 25/5 sau khi VN-Index gần chạm ngưỡng 1.300 điểm vào cuối phiên trước đó.

Phiên 24/5, chỉ số VN-Index giao dịch theo chiều hướng tích cực, đóng cửa tăng hơn 14 điểm, mức gần cao nhất trong ngày. Thanh khoản HoSE ở mức hơn 715 triệu cổ phiếu (tăng 2%), giá trị hơn 23.600 tỷ đồng.

Độ rộng thị trường nghiêng về số mã tăng giá (259 mã tăng/158 mã giảm). Về phía nhà đầu tư nước ngoài, họ bán ròng hơn 645 tỷ đồng trên HoSE, tập trung chủ yếu vào FUEVFVND, CTG, và HPG.

Trước thềm niêm yết, Lê Bảo Minh thoát lỗ ngoạn mục nhờ hoạt động khác

(Vietnamdaily) - Năm 2020, Lê Bảo Minh tiếp tục ghi nhận lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh, nhờ hoạt động khác đã giúp công ty thoát lỗ ngoạn mục.

Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 của CTCP Lê Bảo Minh cho thấy, doanh thu thuần sụt giảm 28% so năm 2019, về mức 1.695 tỷ đồng.

Giá vốn chiếm 1.677 tỷ đồng nên lãi gộp còn 18 tỷ đồng, lao dốc 62,5%; tương ứng tỷ suất lãi gộp biên còn 1,06%, trong khi năm trước là 2,03%.