Chứng khoán ngày 27/10: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 27/10.

Khuyến nghị mua TDM với giá mục tiêu 47.700 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Nước Thủ Dầu Một (TDM) đã tổ chức thành công ĐHCĐ bất thường (EGM) vào ngày 25/10/2022, với 88,5% cổ đông thông qua kế hoạch phát hành thêm 10 triệu cổ phiếu (tương ứng 10% tổng số cổ phiếu lưu hành) trong giai đoạn quý 4/2022 – quý 1/2023 thông qua phương thức đấu giá.

Giá chào bán tối thiểu là 28.300 đồng/CP (thấp hơn 14% so với giá thị trường hiện tại), dựa theo giá đóng cửa trung bình 52 tuần trước ngày 05/9. Mục đích chính của số tiền huy động tối thiểu 283 tỷ đồng là để đầu tư vào CTCP Cấp thoát nước Cần Thơ (CTW – 143 tỷ đồng) và mở rộng tuyến ống cấp nước thô (140 tỷ đồng).

Trong dự báo trước đây, VCSC đã phản ánh việc phát hành cổ phiếu vào trong định giá, với giả định giá phát hành là 35.000 đồng/CP và vốn huy động đạt 350 tỷ đồng.

 Ngoài ra, ban lãnh đạo cho biết công ty GIWACO (công ty liên doanh của BWE và TDM) có kế hoạch mở rộng công suất từ 20.000 m3/ngày lên 40.000 m3/ngày, hiện đang trên đà đưa vào vận hành trong tháng 11/2022.

GIWACO sẽ mở rộng mạng lưới phân phối ra ngoài huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai sang các huyện khác như Long Khánh, Vĩnh Cửu, Cẩm Mỹ và Định Quán. GIWACO cũng đặt mục tiêu nâng sản lượng nước lên gấp đôi YoY đạt khoảng 2 triệu m3 trong năm 2022 và bắt đầu mang lại lợi nhuận sau năm 2024.

VCSC hiện có khuyến nghị KHẢ QUAN cho TDM với giá mục tiêu là 47.700 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng là 46% (bao gồm lợi suất cổ tức là 4%).

Chung khoan ngay 27/10: Co phieu nao duoc khuyen nghi?
 CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 27/10?

Khuyến nghị mua BMP với giá mục tiêu 40.000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) báo cáo KQKD quý 3/2022 tăng trưởng mạnh với doanh thu đạt 1,5 nghìn tỷ đồng (-4% QoQ & +183% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 175 tỷ đồng (+21% QoQ) so với lỗ ròng 26 tỷ đồng vào quý 3/2021.

VCSC lưu ý rằng quý 3/2021 là mức cơ sở so sánh thấp do tác động tiêu cực đáng kể từ dịch COVID-19 đối với hoạt động và doanh số bán hàng của BMP.

KQKD quý 3/2022 của BMP tăng mạnh chủ yếu nhờ biên lợi nhuận gộp tăng trưởng mạnh hơn dự kiến đạt 28,3% - mức tăng trưởng theo quý cao nhất kể từ năm 2016 đến nay - so với mức 25,1% trong quý 2/2022 do giá nhựa nguyên liệu đầu vào có xu hướng giảm trong hầu hết 9 tháng đầu năm 2022. Tính đến hiện tại, giá hạt nhựa PVC tiêu chuẩn đã giảm 42% kể từ mức cao nhất so với đầu năm ghi nhận vào tháng 4.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, BMP ghi nhận doanh thu đạt 4,4 nghìn tỷ đồng (+41% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 448 tỷ đồng (+349% YoY). Các kết quả này lần lượt hoàn thành 78% và 82% dự báo cả năm 2022.

Do KQKD 9 tháng đầu năm 2022 của BMP cao hơn kỳ vọng - đặc biệt về biên lợi nhuận gộp - chúng tôi nhận thấy khả năng tăng dự báo của VCSC cho BMP như đã nêu trong Báo cáo cập nhật gần nhất ngày 28/07/2022.

Khuyến nghị mua PNJ với giá mục tiêu 144.000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): VCSC đã tham dự cuộc họp gặp gỡ NĐT của CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) diễn ra ngày 25/10, trong đó ban lãnh đạo đã chia sẻ KQKD 9 tháng 2022 (9T 2022) khả quan và thảo luận về triển vọng kinh doanh của công ty.

Những ghi nhận chính từ buổi họp củng cố quan điểm lạc quan về triển vọng tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ của PNJ trong năm 2022 và tăng trưởng lợi nhuận ổn định sau năm 2022 được hỗ trợ bởi cơ sở khách hàng có thu nhập trung bình cao, vị thế thống lĩnh thị trường và dư địa tăng trưởng lớn bên ngoài thị trường TP. HCM.

Ban lãnh đạo chưa nhận thấy bất kỳ tác động lớn nào từ áp lực lạm phát đối với hoạt động kinh doanh của PNJ trong KQKD quý 3/2022. Ngoài ra, kết quả lợi nhuận tính đến ngày 20/10 vẫn duy trì ấn tượng, theo ban lãnh đạo.

Tuy nhiên, ban lãnh đạo cho rằng lợi nhuận năm 2023 của PNJ sẽ gặp phải những thách thức từ kinh tế vĩ mô, bao gồm việc giảm chi tiêu ở tầng lớp khách hàng trung cao do những biến động gần đây trên thị trường vốn.

Tuy nhiên, ban lãnh đạo cho rằng doanh số bán hàng tại cửa hàng hiện hữu (SSSG) sẽ tăng trưởng dương trong năm 2023 và dự báo lợi nhuận ròng của PNJ sẽ tăng gấp đôi trong vòng 4-5 năm đạt khoảng 4 nghìn tỷ đồng.

Ban lãnh đạo cho rằng khả năng sinh lời vẫn còn nhiều dư địa để cải thiện, điều này nằm ở việc tăng cường hiệu quả hoạt động và sản xuất các sản phẩm bán lẻ có biên lợi nhuận cao.

Ban lãnh đạo duy trì quan điểm tích cực đối với mục tiêu mở rộng chuỗi cửa hàng thêm 35 cửa hàng vàng mới trong năm 2022. Tính đến cuối tháng 9/2022, PNJ đã mở mới 21 cửa hàng vàng. Công ty dự kiến đẩy nhanh tiến độ mở rộng cửa hàng trong quý 4/2022 để tận dụng cơ hội bán hàng trong dịp nghỉ lễ trong quý 4/2022 – quý 1/2023.

Trong năm 2023, PNJ dự kiến mở mới từ 30 đến 35 cửa hàng trong kịch bản cơ sở – với tiềm năng mở mới 40 cửa hàng. Ban lãnh đạo duy trì quan điểm cho rằng việc mở rộng chuỗi cửa hàng phục vụ cho mục đích tận dụng dư địa tăng trưởng dài hạn chứ không chỉ là tăng trưởng trong 1 năm.

Quá trình số hóa của PNJ duy trì đúng tiến độ. Ban lãnh đạo cho rằng hệ thống ERP cốt lõi được ra mắt trong năm 2019 đã giúp ổn định HĐKD và đã được tận dụng hiệu quả.

Ngoài sự vận hành ổn định của các module ERP, PNJ đã tiếp tục đầu tư vào việc chuyển toàn bộ hệ thống ERP sang điện toán đám mây để thích ứng với tiềm năng tăng trưởng của công ty.

Ngoài ra, PNJ cũng đầu tư vào việc cải thiện trải nghiệm người dùng trên website của công ty cùng với chiến dịch marketing số nhằm hướng đến nhóm khách hàng mục tiêu hiệu quả hơn.

Chứng khoán ngày 26/10: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 26/10.

Khuyến nghị mua DGC với giá mục tiêu 118.000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC) công bố kế hoạch kinh doanh quý 4/2022 với các mục tiêu chính sau: Doanh thu: 3,3 nghìn tỷ đồng (-5% YoY và -11% QoQ – tương ứng 78% dự báo), LNST: 1,1 nghìn tỷ đồng (-21% YoY & -27% QoQ – tương ứng 59% dự báo).

Cận cảnh khu 'đất vàng' hơn 30.000 m2 tại TP HCM vừa bị kiến nghị thu hồi

(Vietnamdaily) - Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) đã làm trái chỉ đạo, chuyển nhượng hơn 31.000 m2 đất vàng tại 152 Trần Phú (quận 5, TP HCM) mà không xin phép Thủ tướng.

Ngày 20/10, Thanh tra Chính phủ thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản, thoái vốn và tái cơ cấu tại Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.

Đáng chú ý, theo kết luận, trong đầu tư xây dựng, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam có dấu hiệu sai phạm khi góp vốn dự án tại 152 Trần Phú, TP HCM.