Chứng khoán ngày 4/11: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 4/11.

Khuyến nghị mua SAB với giá mục tiêu 233.000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): VCSC đã tham gia cuộc họp nhà đầu tư của (SAB) vào ngày 02/11/2022. Những ghi nhận chính từ cuộc họp nhìn chung phù hợp với kỳ vọng về việc lợi nhuận của SAB sẽ tăng trưởng mạnh vào năm 2022, được hỗ trợ bởi sản lượng bán phục hồi mạnh và khả năng sinh lời cải thiện.

Sản lượng bán tăng trưởng mạnh, được hỗ trợ bởi uy tín thương hiệu cải thiện. Ban lãnh đạo dự kiến sản lượng sẽ tăng trưởng 2 chữ số trong cả năm 2022 và tăng trưởng khoảng 6%-9% trong năm 2023.

Nhu cầu bia vẫn tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm 2022 dù áp lực lạm phát. Ngoài ra, uy tín thương hiệu của SAB đã được cải thiện và trở nên hấp dẫn hơn đối với thế hệ trẻ với sự xuất hiện của 1 thương hiệu mới, mới mẻ và sáng tạo.

Việc ra mắt sản phẩm Bia Sài Gòn Coffee - một sản phẩm theo mùa vào tháng 8 - thể hiện năng lực R&D của SAB và đã giúp nâng cao danh tiếng thương hiệu chung của công ty. Ban lãnh đạo tin rằng sản lượng bán sẽ ổn định trong quý 4/2022 do (1) đà tăng trưởng trong 3 quý cuối năm sẽ tiếp tục trong quý 4 và (2) Tết Nguyên đán sớm sẽ thúc đẩy hoạt động dự trữ trong tháng 12.

Trong bối cảnh chi phí đầu vào biến động, lợi nhuận sẽ được hỗ trợ bởi các biện pháp hedging, tối ưu hóa sản xuất, thay đổi cơ cấu doanh số và điều chỉnh giá bán.

 SAB thường sử dụng chiến lược hedging để cố định chi phí nguyên vật liệu trước thời hạn từ 6 đến 9 tháng; do đó, giá nguyên liệu đầu vào tăng đã ảnh hưởng biên lợi nhuận gộp của công ty trong quý 3/2022. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng ở mức thấp trong quý 3/2022 do SAB tiếp tục tăng hiệu suất sản xuất. Ban lãnh đạo tin rằng hiệu suất hoạt độn còn nhìu dư địa để cải thiện - đặc biệt là trong việc tối ưu hóa việc sử dụng hơi nước, nước và lúa mạch.

Ngoài ra, chiến lược thâm nhập sâu hơn của SAB trong phân khúc cao cấp đã giúp cải thiện lợi nhuận của SAB. Cuối cùng, sức mạnh định giá mạnh mẽ đã cho phép SAB tăng giá bán trung bình (ASP) thêm 3 lần so với năm trước - lần điều chỉnh gần nhất là một con số vào tháng 10.

Chi tiêu cho quảng cáo & khuyến mãi (A&P) có thể sẽ tăng khi cạnh tranh gia tăng. Khi chi phí A&P/doanh thu tăng, SAB có thể củng cố thị phần và nâng cao sức mạnh thương hiệu khi các đối thủ cạnh tranh cũng tăng chi tiêu cho A&P.

Trong quý 3/2022, SAB tập trung quảng cáo thương hiệu Lạc Việt và Saigon Chill thông qua các chiến dịch marketing và lễ hội âm nhạc. Ban lãnh đạo tin rằng chi tiêu A&P cho những sự kiện này đem lại hiệu quả chi phí.

Chung khoan ngay 4/11: Co phieu nao duoc khuyen nghi?
 CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 4/11?

Khuyến nghị mua IDC với giá mục tiêu 93.200 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Tổng CT IDICO (IDC) công bố KQKD quý 3/2022 khả quan với lợi nhuận tăng 128% YoY đạt 2,1 nghìn tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS tăng 151% YoY đạt 422 tỷ đồng chủ yếu nhờ ghi nhận doanh thu mảng KCN tích cực.

Theo ban lãnh đạo, IDC đã ký các hợp đồng và biên bản ghi nhớ (MOU) cho việc cho thuê thêm đất KCN với diện tích 37,9 ha trong quý 3/2022 (tương đương 129,7 ha trong 9 tháng đầu năm 2022 và hoàn thành 81% dự báo cả năm).

Trong quý 3/2022, chúng tôi ước tính IDC đã ghi nhận doanh thu đối với doanh thu chưa được thực hiện từ KCN Mỹ Xuân B1 (đã được lắp đầy 100%, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) trị giá 470 tỷ đồng (chiếm khoảng 46% doanh thu mảng KCN trong quý) sau khi hoàn tất các thủ tục ghi nhận đối với KCN này.

IDC hiện sở hữu 51% cổ phần tại KCN này với doanh thu chưa ghi nhận còn lại trị giá 645 tỷ đồng tính đến cuối quý 3/2022. Ngoài ra, IDC cũng thực hiện phương pháp ghi nhận một lần đối với một số hợp đồng bán đất KCN trong quý 3/2022 so với chỉ áp dụng phương thức ghi nhận phân bổ trong quý 3/2021.

Trong 9T 2022, doanh thu của IDC tăng 119% YoY đạt 7 nghìn tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS tăng 364% đạt 2,1 nghìn tỷ đồng nhờ ghi nhận doanh thu mảng KCN tích cực và lần lượt hoàn thành 91% và 99% dự báo cả năm.

 KQKD này vượt kỳ vọng hiện tại, mà VCSC cho rằng chủ yếu do (1) ghi nhận doanh thu đối với doanh thu chưa thực hiện từ KCN Mỹ Xuân B1 mà chúng tôi chưa đưa vào trong mô hình dự báo, và (2) ghi nhận doanh thu bán đất KCN một lần cao hơn dự kiến.

Khuyến nghị mua GMD với giá mục tiêu 63.300 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Gemadept (GMD) công bố KQKD quý 3/2022 với doanh tăng 36% YoY đạt 992 tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS tăng 93% YoY đạt 244 tỷ đồng. Lợi nhuận trong quý 3/2022 tăng trưởng ổn định được dẫn dắt bởi các mảng kinh doanh cốt lõi của GMD và thu nhập ròng từ các công ty liên kết.

So với quý 2/2022, doanh thu của GMD tăng 1,4% QoQ trong khi LNST sau lợi ích CĐTS giảm 15% QoQ trong quý 3/2022, chủ yếu do lợi nhuận thấp từ mảng vận hành cảng biển khi sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu trong quý giảm. VCSC lưu ý rằng GMD chưa công bố thông tin cụ thể về sản lượng hàng hóa của mảng vận hành cảng biển.

Trong 9 tháng đầu năm 2022 (9T 2022), doanh thu của GMD tăng 31% YoY đạt 2,9 nghìn tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS tăng 94% YoY đạt 806 tỷ đồng, chủ yếu được thúc đẩy bởi lợi nhuận từ HĐKD tăng 68% YoY và thu nhập ròng từ các công ty liên kết tăng 109% YoY.

Doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS 9T 2022 lần lượt hoàn thành 78% và 90% dự báo cả năm chủ yếu do (1) lợi nhuận từ HĐKD tốt hơn dự kiến và (2) lãi ròng khác đạt 17 tỷ đồng trong 9T 2022 so với dự báo thận trọng năm 2022 là lỗ ròng khác từ mảng cao su trị giá 55 tỷ đồng.

Chứng khoán ngày 3/11: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 3/11.

Khuyến nghị mua PLX với giá mục tiêu 50.200 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX) công bố KQKD quý 3 với LNST sau lợi ích CĐTS đạt 98 tỷ đồng - tăng khiêm tốn so với mức cơ sở thấp 76 tỷ đồng trong quý 3/2021 khi hoạt động tiêu thụ xăng dầu giảm do các biện pháp giãn cách xã hội tại Việt Nam. Ngoài ra, KQKD quý 3 cũng bao gồm việc hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho 900 tỷ đồng.

Bất ngờ những con số lỗ hàng trăm đến nghìn tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Bức tranh lãi lỗ quý 3/2022 ghi nhận những con số đầy bất ngờ như Vinhome nổi lên với số tiền lãi... bất chấp, trong khi Hòa Phát khiến nhà đầu tư lao đao với mức lỗ gần 1,8 nghìn tỷ đồng.

Tính đến ngày 3/11, toàn thị trường ghi nhận 21 đơn vị có lãi quý 3/2022 trên 1.000 tỷ đồng, trong đó nổi trội nhất chính là Vinhome (VHM) với mức khủng tới 14.494 tỷ đồng, tăng gần 30% so cùng kỳ. Đây là mức lãi lớn nhất từ trước tới nay tính theo quý của Vinhome.

Tổng doanh thu thuần hợp nhất ghi nhận trong quý 3/2022 của Vinhome là 17,805 tỷ đồng, chủ yếu nhờ bắt đầu bàn giao 1,300 căn bất động sản thấp tầng tại đại dự án Vinhomes Ocean Park 2 - The Empire.

Còn tổng doanh thu thuần hợp nhất quy đổi, bao gồm doanh thu từ các hoạt động của Vinhomes, các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) và chuyển nhượng bất động sản được ghi nhận vào thu nhập tài chính lên tới 30,719 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ.