Chứng khoán ngày 5/9: PAN, LTG và CTG được khuyến nghị thế nào?

(Vietnamdaily) - Các công ty chứng khoán đã đưa ra những khuyến nghị gì cho cổ phiếu PAN, LTG và CTG trong phiên ngày 5/9?

PAN: Triển vọng tăng trưởng mạnh vào nửa cuối năm 

Chứng khoán SSI: Bất chấp sự sụt giảm trong nửa đầu năm 2023, tập đoàn vẫn giữ kế hoạch doanh thu và LNST lần lượt là 15,2 nghìn tỷ đồng (+11% svck) và 840 tỷ đồng (tăng 6% svck), với kỳ vọng vào những chuyển biến tốt của thị trường (Vụ mùa Đông Xuân dự kiến tốt hơn, Mảng thủy sản phục hồi và chi phí hoạt động kinh doanh thấp hơn)

Lũy kế nửa đầu năm 2023, Tập đoàn PAN ghi nhận doanh thu và NPATMI lần lượt là 5,3 nghìn tỷ đồng (giảm 14% svck) và 105 tỷ đồng (giảm 40% svck). Nếu loại trừ khoản lợi nhuận đột biến từ bán tài sản trong Q1/2023 của công ty con Bibica thì NPATMI chỉ giảm 21% svck. Xét theo mảng kinh doanh, mảng thủy sản có mức giảm nhiều nhất do nền kinh tế suy giảm cùng với mức nền cao của nửa đầu năm 2022. Mảng nông nghiệp có giá vốn hàng bán cao hơn và sức mua mảng giống cây trồng yếu, trong khi gạo đóng gói, thuốc BVTV và thuốc khử trùng có tăng trưởng.

Với các yếu tố thuận lợi như vậy, chúng tôi kỳ vọng kết quả kinh doanh của Tập đoàn sẽ phục hồi từ Q3/2023, trong đó NSC, VFG và FMC sẽ tiếp tục đóng góp chính vào tăng trưởng. Trong năm 2023, chúng tôi ước tính doanh thu thuần và LNST hợp nhất lần lượt là 14,4 nghìn tỷ đồng (tăng 6% svck) và 842 tỷ đồng (tăng 6% svck hay tăng 23% svck nếu loại trừ khoản lợi nhuận bất thường của 2022), cao hơn một chút so với kế hoạch lợi nhuận của công ty.

Chúng tôi cũng đưa ra dự báo doanh thu thuần và NPATMI trong năm 2024 lần lượt là 15,5 nghìn tỷ đồng (tăng 8% svck) và 486 tỷ đồng (tăng 24% svck), dựa trên giả định tăng trưởng cao ở NSC và FMC. Ở mức giá hiện tại là 21.300 đồng, cổ phiếu đang giao dịch với P/E dự phóng năm 2023 và 2024 lần lượt là 12x và 10x và P/B là 0,9x và 0,8x, thấp hơn mức P/E và P/B trung bình 5 năm.

LTG (Khuyến nghị Mua): Nông nghiệp bền vững, tương lai vững bền

Chứng khoán Mirae Asset: Tập đoàn Lộc Trời gồm 23 công ty con và 1 công ty liên kết, chuyên về sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (đạt tỷ lệ 37% trong doanh thu năm 2022) cùng với sản xuất và kinh doanh lương thực và gạo (chiếm tỷ lệ 54%). Ngoài ra, tập đoàn còn hoạt động trong các lĩnh vực khác như hạt giống cây trồng, bao bì, xây dựng và nhiều lĩnh vực khác.

6 tháng đầu năm 2023, doanh thu và lợi nhuận ròng thuộc cổ đông công ty mẹ ở mức 6.232 và 345 tỷ đồng, tăng 4,5% và 151,1% so với cùng kỳ: 1) Mảng lương thực gạo đóng góp chính với doanh thu 2.544 tỷ đồng, tăng 24,5% cùng kỳ; 2) Đối lập, các mảng thuốc bảo vệ thực vật và hạt giống cây trồng ghi nhận doanh thu giảm 23% và 10%YoY; 3) Biên lợi nhuận gộp giảm từ 15,7% xuống còn 13,0%. Hoạt động lương thực gạo kỳ vọng sẽ tiếp tục đóng góp chính cho hoạt động LTG trong nửa cuối năm 2023 nhờ đà tăng chung của giá gạo thế giới.

LTG là doanh nghiệp có nền tảng vững chắc, có khả năng chi trả cổ tức tiền mặt đều đặn qua nhiều năm. Trong nửa đầu năm 2023, LTG tăng cường việc vay nợ ngắn hạn để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, lãi suất vay vốn ở mức khá thấp, và đặc biệt là việc LTG nhận được các khoản vay tín chấp. Điều này cho thấy mức độ tin tưởng các ngân hàng dành cho LTG.

Năm 2023, dự báo doanh thu và lãi ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 13.654 tỷ và 451 tỷ đồng, tăng 16,8% và 9,3% YoY: 1) Doanh thu mảng lương thực & gạo kỳ vọng đạt 8.802 tỷ đồng, tăng 36,9% YOY; 2) Biên lợi nhuận gộp giảm từ 18,4% xuống 15,2%; 3) Chi phí bán hàng giảm 28,5%, còn 629 tỷ đồng; 4) Doanh thu tài chính và chi phí tài chính tăng 26,0% và 27,7%.

EPS forward 2023 ước đạt 5.594 đ/cp, tương ứng P/E forward 2023 ở mức 6,8 lần. Chúng tôi đánh giá TÍCH CỰC dành cho LTG nhờ: 1) Mảng lương thực gạo kỳ vọng duy trì sức tăng trưởng nhờ sự thiếu hụt nguồn cung trên thế giới; 2) Giá bán kỳ vọng khả quan; 3) Sự trở lại ở mảng thuốc bảo vệ thực vật sau khi chấm dứt phân phối sản phẩm từ Syngenta.

Chung khoan ngay 5/9: PAN, LTG va CTG duoc khuyen nghi the nao?
 

CTG (Khuyến nghị Mua): Tăng trưởng lợi nhuận kỳ vọng tăng tốc trong 3 năm tới

Chứng khoán VietCap: Chúng tôi nâng giá mục tiêu (TP) cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (CTG) thêm 11,0% lên 40.300 đồng/cổ phiếu và duy trì khuyến nghị MUA.

TP cao hơn của chúng tôi chủ yếu là do (1) mức tăng tổng 6,1% trong dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2027 (tăng 3,9%/4,7%/2,9%/9,4%/7,7% lần lượt trong năm 2023/2024/2025/2026/2027), (2) mức tăng trong dự báo P/B mục tiêu của CTG từ 1,2 lần lên 1,3 lần và (3) mức giảm trong giả định đối với chi phí vốn chủ sở hữu của CTG do cập nhật hệ số beta.

LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2027 cao hơn của chúng tôi đến từ (1) mức tăng 2,4% của tổng dự báo thu nhập từ lãi (NII), (2) mức tăng 2,6% của tổng thu nhập phí ròng (NFI) (bao gồm cả lãi từ ngoại hối) và (3) mức tăng 21,1% của tổng thu nhập ròng khác do giả định tỷ lệ thu hồi nợ cao hơn của chúng tôi, bị ảnh hưởng một phần bởi mức tăng lần lượt là 3,9% và 6,0% trong tổng chi phí từ HĐKD và tổng chi phí dự phòng.

Chúng tôi duy trì quan điểm thận trọng khi dự báo tăng trưởng tín dụng cho CTG trong 5 năm tới do hạn chế về vốn của ngân hàng. Giả định trung bình của chúng tôi về tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2023-2027 là 10,6%.

Chúng tôi điều chỉnh tăng LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 thêm 3,9% lên 19,8 nghìn tỷ đồng (+17,9% YoY) chủ yếu do NII và NOII tăng 2,6% và 12,9%, bị ảnh hưởng một phần bởi mức tăng lần lượt 4,9% và 5,9% của chi phí từ HĐKD và chi phí dự phòng.

Yếu tố hỗ trợ: Chi phí dự phòng thấp hơn dự kiến.

Rủi ro: (1) Tỷ lệ hình thành nợ xấu cao hơn dự kiến; (2) các gói hỗ trợ khách hàng nhiều hơn dự kiến.

Sau chậm thanh toán 1.100 tỷ trái phiếu, Signo Land lỗ tiếp 84 tỷ 6 tháng

(Vietnamdaily) - CTCP Signo Land công bố tình hình tài chính 6 tháng đầu năm 2023 khi tiếp tục thua lỗ 84 tỷ đồng, nhẹ hơn mức lỗ gần 163 tỷ đồng của cùng kỳ.

Trước đó, năm 2022 với con số lỗ khủng tới gần 163 tỷ đồng, trong khi năm trước vẫn có lãi gần 17 triệu đồng. 

Do liên tục kinh doanh thua lỗ nên tại thời điểm cuối tháng 6/2023, Signo Land đang có lỗ luỹ kế 242 tỷ đồng khiến vốn chủ sở hữu âm nặng 222 tỷ đồng.

Vì sao Tập đoàn công nghiệp VN1 bị thu hồi giấy phép khai thác mỏ đá?

Công ty cổ phần Tập đoàn công nghiệp VN1 bị thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản tại phường Đậu Liêu (TX Hồng Lĩnh) và xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), được thành lập vào năm 2004.

Doanh nghiệp này có địa chỉ tại số 56B, đường Nguyễn Đổng Chi, phường Nam Hồng, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Người đại diện theo pháp luật có tên Trần Quốc Hương. Công ty này đăng ký kinh doanh chính là xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác.
Ngoài những thông tin trên, các thông tin khác liên quan đến doanh nghiệp này hầu như không được báo chí nhắc đến.