Chứng khoán phiên 15/11: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

(Vietnamdaily) - Các công ty chứng khoán đã đưa ra khuyến nghị cho cổ phiếu nào trong phiên ngày 15/11?
 

Khuyến nghị mua PVS

Chứng khoán FPT (FPS): Quan sát biến động tăng trung hạn của PVS từ tháng 05/2023 đến nay, đường EMA(20) có vai trò hỗ trợ các pha biến động ngắn hạn, đường EMA(60) đóng vai trò hỗ trợ cho các nhịp hiệu chỉnh quá đà của cổ phiếu.

Điểm nhấn đồ thị được ghi nhận khi sự hiện diện của nến Bullish Marubozu phiên 08/11/2023 tín hiệu này đã giúp đường giá cổ phiếu đóng cửa trở lại trên đường trung bình động 20 phiên. Theo đó đường giá PVS phủ nhận áp lực bán ngắn quanh EMA(20) và báo hiệu khả năng kết thúc nhịp hiệu chỉnh kéo dài từ vùng đỉnh tháng 10/2023 đến nay.

Chỉ báo xu hướng MACD ghi nhận trạng thái thu hẹp biến động với signal, để ngỏ khả năng sớm phát đi tín hiệu giao cắt báo mua trong 1 – 2 phiên kế tiếp. RSI phục hồi trở lại trên mức trung tính 50 và mở ra dư địa hướng đến ngưỡng quá mua 70.

FPTS khuyến nghị mua PVS cho kịch bản tăng giá kế tiếp được xác định quanh vùng giá 42.300 đồng tương ứng 100% biên độ của pha tăng liền trước. Stoploss khi giá về 35.000 đồng, tương ứng ngưỡng cận dưới vùng hỗ trợ động EMA(60) của cổ phiếu.

Chung khoan phien 15/11: Co phieu nao duoc khuyen nghi?
 Chú ý cổ phiếu nào phiên 15/11?

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu POW

CTCK BIDV (BSC):  BSC khuyến nghị mua đối với cổ phiếu POW của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP với giá mục tiêu 14.500 đồng/CP (upside 26% so với giá đóng cửa ngày 10/11/2023) dựa trên phương pháp EV/EBITDA với EV/EBITDA mục tiêu 2024F là 4.9x.

Luận điểm đầu tư: Định giá hấp dẫn POW đang giao dịch với mức chiết khấu 40% so với EV/EBITDA trung bình 5Y và P/B 2024F = 0,8x. Với EV/EBITDA mục tiêu 2024F = 4,9x, giá mục tiêu năm 2024F là 14.500 đồng/CP (tăng +26%);

Bên cạnh đó, lợi nhuận POW phục hồi mạnh mẽ với dự báo năm 2024 (tăng 54% so với năm trước) nhờ: các nhà máy lớn không có lịch đại tu và Vũng Áng 1 trở lại hoạt động ổn định.

Rủi ro: (1) Rủi ro hoạt động do gặp sự cố; (2) Tỷ giá USD/VND tăng mạnh hơn ước tính và (3) Nhu cầu điện thấp hơn ước tính do rủi ro kinh tế chậm lại.

PVDrilling (PVD): Giá mục tiêu 30.100 đồng/cp

Chứng khoán Mirae Asset: Triển vọng kinh doanh năm 2024 được dự báo tiếp tục khởi sắc. Năm 2024 cũng được dự báo sẽ là 1 năm sôi động của khâu thượng nguồn ngành dầu khí.

Ngoài siêu dự án Lô B – Ô Môn, nhiều kế hoạch khoan dài hạn có thể được triển khai như mỏ Tê Giác Trắng (226 ngày), Cá Ngừ Vàng (313 ngày), Block 05-1b... PVEP cũng có kế hoạch thuê giàn Jack-up 400-ft để phục vụ cho chương trình khoan tại mỏ Đại Hùng – GD3 từ giữa tháng 7/2024...

Giá cho thuê giàn khoan tự nâng tại khu vực Đông Nam Á hiện ở mức 110.000 – 130.000 USD/ngày và được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì mức cao trong năm 2024 khi nhu cầu thuê giàn khoan tại khu vực Trung đông đang ở mức cao. S&P Global dự báo nhu cầu sẽ dần quay về mức bình thường trong năm 2025.

Đây là yếu tố quan trọng hỗ trợ hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2024 – 2025. Việc ký được các hợp đồng cho thuê giàn với mức giá vượt trên 100.000 USD/ ngày sẽ giúp PVD ghi nhận những mưc lợi nhuận đột phá trong tương lai.

PVD hiện đang giao dịch quanh mức P/B 1 lần, đây cũng là mức P/B của công ty giai đoạn Quý 4/2015. Kỳ vọng lợi đang trên đà tăng trưởng, thị giá của PVD có thể hướng đến mức 1,2 lần, tương ứng với mức giá 30.100 đồng/cp.

Chứng khoán ngày 14/11: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 14/11.

Khuyến nghị mua CTR với giá mục tiêu 89.800 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): CTR đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ 10 tháng đầu năm 2022 (10T 2022) với doanh thu tăng 27% YoY và LNTT tăng mạnh 25% YoY đạt lần lượt 7,8 nghìn tỷ đồng và 460,7 tỷ đồng.

Chứng khoán phiên 14/11: Có nên mua BID?

(Vietnamdaily) - Các công ty chứng khoán đã đưa ra khuyến nghị cho cổ phiếu nào trong phiên ngày 14/11?

BID (BIDV) giá mục tiêu 51.900 đồng/cổ phiếu

Chứng khoán SSI: Chất lượng thu nhập quý 3/2023 tốt với NIM tương đối ổn định (-2 bps so với quý trước), tỷ lệ hình thành nợ xấu giảm (0,95%, so với 2% trong quý 3) và các khoản thu ngoài lãi tăng trưởng tốt (tăng 18% so với cùng kỳ).

Trong kỳ, BID đã xóa khoảng 3.500 tỷ đồng nợ xấu và trích lập thêm 5.900 tỷ đồng chi phí dự phòng. Nhờ đó, tỷ lệ nợ xấu ổn định (1,6%), nợ nhóm 2 giảm và tỷ lệ bao phủ nợ xấu cải thiện lên 158% (so với 152% cuối quý 2).