Chứng khoán phố Wall bị phạt 175 triệu đồng

Chứng khoán phố Wall bị phạt 175 triệu đồng do vi phạm quy định về quản lý chứng khoán của khách hàng.

Mới đây, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán với Công ty Chứng khoán phố Wall (WSS).
Theo quyết định, Chứng khoán phố Wall bị phạt 175 triệu đồng do vi phạm quy định về quản lý chứng khoán của khách hàng.
Hồi tháng 1/2022, Chứng khoán phố Wall vừa bị phạt 85 triệu đồng do vi phạm quy định về hạn mức cho vay giao dịch ký quỹ (vay margin).
Cụ thể, số lượng chứng khoán cho vay chứng khoán giao dịch ký quỹ đối với mã chứng khoán FID tại các thời điểm ngày 01/01/2020, 31/03/2020, 30/06/2020, 31/12/2020, 31/03/2021 và 30/6/2021 vượt 5% tổng số chứng khoán niêm yết của một tổ chức niêm yết.
Chung khoan pho Wall bi phat 175 trieu dong
 WSS bị phạt do vi phạm về quản lý khách hàng.
Trước đó, vào năm 2018, Công ty cũng đã bị UBCKNN xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt 200 triệu đồng do có hành vi cung cấp dịch vụ tài chính khi chưa có ý kiến bằng văn bản của UBCKNN hoặc chưa có quy định hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, trong năm 2016, WSS đã ký 06 hợp đồng thỏa thuận giao dịch chứng khoán niêm yết có điều kiện giữa 3 bên là WSS, Công ty cổ phần Vàng Phố Wall và nhà đầu tư có tài khoản giao dịch chứng khoán mở tại WSS với mục đích hỗ trợ vốn kinh doanh chứng khoán niêm yết.
Được biết, Chứng khoán Phố Wall được thành lập theo Giấy phép số 86/UBCK-GP do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 20/12/2007. Vốn điều lệ theo đăng ký là 503 tỷ đồng với các cổ đông gồm: Công ty CP Cáp và Vật liệu viễn thông (SACOM), Tổng Công ty Đức Giang và một số cổ đông cá nhân khác
Ngành nghề kinh doanh của WSS gồm: Môi giới chứng khoán, Tự doanh chứng khoán, Tư vấn đầu tư chứng khoán và Lưu ký chứng khoán. Ngày 30/01/2008, WSS được chính thức công nhận là thành viên của SGDCK Hà Nội.
Về kết quả kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2022, WSS ghi nhận doanh thu đạt gần 40 tỷ đồng, tăng 51,2% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế của WSS ghi nhận đạt 28,6 tỷ đồng, tăng 60,6%.

Vi phạm giao dịch chứng khoán tại các nước bị phạt ra sao?

Các quy định về giao dịch chứng khoán liên quan đến người nội bộ ở các quốc gia rất khác nhau.

Giao dịch nội gián là gì và thế nào thì bất hợp pháp?
Các giao dịch chứng khoán của người nắm được thông tin nội bộ công ty mà các nhà đầu tư khác không biết và được hưởng lợi từ giao dịch này gọi là giao dịch nội gián.

Người Việt ‘lao’ vào chứng khoán… Tiền đâu nhiều thế?

Song song với việc người dân rút tiền tiết kiệm ra khỏi ngân hàng thì số lượng nhà đầu tư F0 trên thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh.

Hàng nghìn người đua nhau mở tài khoản mới, tăng bơm tiền làm bùng nổ thị trường chứng khoán.
Người dân không mặn mà gửi tiền ngân hàng vì lãi suất thấp
Theo số liệu mới công bố của Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của người dân tại các ngân hàng đã giảm hai tháng liên tiếp trong bối cảnh lãi suất huy động duy trì ở mức rất thấp.
Từ tháng 3/2021 đến nay, tiền gửi của người dân tăng trưởng èo uột, không có tháng nào tăng trên 0,5%, thậm chí là có nhiều tháng sụt giảm. Đây là diễn biến chưa từng thấy ở những năm trước đây.
Từ cuối quý 3/2021, tổng tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đạt hơn 10,55 triệu tỷ đồng, tăng hơn 530.000 tỷ so với đầu năm, tương đương tăng 5,3%. Mức tăng trưởng này chủ yếu nhờ khách hàng doanh nghiệp khi tiền gửi của nhóm khách hàng này tăng hơn 380.000 tỷ, tương đương tăng 7,8%. Trong khi đó, tiền gửi của khách hàng cá nhân tăng yếu, chỉ tăng thêm hơn 150.000 tỷ, tương đương tăng 2,9%.
Đáng chú ý, tiền gửi của cá nhân đã giảm hai tháng liên tiếp tháng 8, tháng 9/2021. Tiền gửi này trong tháng 9 sụt giảm tới gần 1.500 tỷ đồng xuống còn hơn 5.291 triệu tỷ đồng. Trước đó, trong tháng 8, tiền gửi của cá nhân cũng đã giảm gần 1.000 tỷ đồng.
Nguoi Viet ‘lao’ vao chung khoan… Tien dau nhieu the?
 
Theo giới chuyên môn, việc tiền gửi cá nhân sụt giảm mạnh trong hai tháng này có thể do đúng vào thời điểm làn sóng COVID-19 bùng phát mạnh. Khó khăn chung của nền kinh tế khiến cho thu nhập của nhiều người bị ảnh hưởng, đồng thời giãn cách xã hội cũng khiến khách hàng khó đến ngân hàng để gửi tiết kiệm. Nhiều người có tiền nhàn rỗi cũng không còn mặn mà gửi ngân hàng vì lãi suất quá thấp.
Tại buổi họp báo gần đây, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhìn nhận, nếu huy động với lãi suất quá thấp thì người dân sẽ không gửi tiền ngân hàng, chuyển sang mua nhà, đầu tư chứng khoán. Và điều này có thể dẫn đến bất ổn cho nền kinh tế.
“Các ngân hàng chủ yếu vay từ người dân để cho vay trở lại nền kinh tế. Do đó, các tổ chức tín dụng phải duy trì được nguồn vốn đầu vào, ổn định lãi suất, đảm bảo lợi ích người gửi tiền mới có thể huy động”, Phó Thống đốc nhấn mạnh.
Song song với việc người dân rút tiền tiết kiệm ra khỏi ngân hàng thì số lượng nhà đầu tư F0 (người tham gia lần đầu) trên thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh. Nhiều người đua nhau mở tài khoản mới, bơm tiền, làm bùng nổ thị trường chứng khoán.
Sự gia nhập ồ ạt của nhà đầu tư F0… bùng nổ thị trường chứng khoán
Thông tin từ Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) cho biết số lượng tài khoản chứng khoán đến ngày 31/12 đã tăng lên 4.310.211 tài khoản. Xô đổ kỷ lục vừa thiết lập khi lần đầu số tài khoản mở mới trong tháng 11 vượt mức 200.000 tài khoản, đã có 226.886 tài khoản được mở mới tháng cuối năm.
Động lực lớn nhất vẫn đến từ nhóm cá nhân trong nước. Số lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới tháng 12 đạt 226.390 tài khoản, tăng hơn 2,29% so với tháng 11. Đây cũng là tháng thứ 10 liên tiếp số lượng tài khoản cá nhân trong nước mở mới duy trì trên 100.000 đơn vị. Trong 11 tháng năm 2021, cá nhân mở mới gần 1,54 triệu tài khoản, gấp hơn 3,88 lần so với cả năm 2020.
Trong khi số lượng tài khoản các các cá nhân trong nước tiếp tục tăng và xác lâp các kỷ lục mới, số lượng mở mới của tổ chức trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài không quá nổi bật. Các tổ chức trong nước mở thêm 190 tài khoản trong tháng 12, nâng tổng số tài khoản trên sàn chứng khoán lên con số 12.977.
Thị trường đón thêm gần 300 tài khoản nhà đầu tư cá nhân nước ngoài và 8 tài khoản tổ chức nước ngoài, đều khiêm tốn hơn tháng liền trước. Tổng số tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài tại thời điểm 30/11 đạt 39.600 tài khoản.
Nguoi Viet ‘lao’ vao chung khoan… Tien dau nhieu the?-Hinh-2
 
Thị trường chứng khoán không chỉ hấp thụ dòng vốn tiết kiệm mà còn thể hiện trên dư nợ cho vay của các công ty chứng khoán. Tính đến hết quý 3/2021, có đến 60 công ty chứng khoán hàng đầu có dư nợ cho vay đạt gần 154.000 tỷ đồng, cao kỷ lục trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Khép lại phiên cuối năm (31/12/2021), chỉ số VN-Index tăng 12,31 điểm (tương đương 0,83%) lên mức 1.498,28 điểm, mức kết năm cao nhất từ trước đến nay, với thanh khoản ở mức 31.000 tỷ đồng. So với đầu năm 2021, VN-Index tăng hơn 35% và lọt top 7 chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất trên thế giới.
Số lượng tài khoản ngày càng gia tăng, ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Chứng khoán KIS Việt Nam cho rằng đây là thông tin tích cực.
“Thứ nhất tỷ lệ nhà đầu tư đang có tài khoản, đã đầu tư chứng khoán trên tổng dân số Việt Nam tạm tính khoảng 4-5%, so với tỷ lệ ở các quốc gia lân cận vẫn là thấp (10-20%). Ở các nước phát triển đã dao động 30-50%/tổng dân số. Tôi tin xu hướng này còn tiếp diễn trong thời gian tới vì đây là kênh đầu tư chính thống, được pháp luật bảo vệ, thông tin minh bạch…
Với nhà đầu tư mở mới chắc chắn dòng tiền đổ vào thị trường còn lớn. Như đã đề cập, thống kê sơ bộ có khoảng 90.000 tỷ đồng tiền mặt đang nằm sẵn trong các công ty chứng khoán.
Với lượng mở mới tiếp tục trong những tháng cuối năm thì lượng tiền đổ vào thị trường sẽ khoảng vài chục nghìn tỷ. Với dòng tiền hoàn toàn mới và tích cực là điều tốt cho thị trường chứng khoán, cho những nhà đầu tư đang tham gia trên thị trường” - ông Phương cho hay.
Chứng khoán “nóng sốt”, liệu có tốt?
Nhiều chuyên gia nhắc đến dòng vốn này như là chất xúc tác đưa nhiều người tiếp cận với thị trường chứng khoán hơn. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã và đang được tiếp sức bằng dòng vốn “rẻ” to lớn chưa từng thấy trong lịch sử, hấp thụ hết lượng bán ròng của khối ngoại. Điều này là yếu tố chính giúp duy trì đà tăng nhất quán của thị trường từ đầu năm đến nay.
Trong thời gian gần đây dòng tiền trên thị trường đổ dồn vào các cổ phiếu nhỏ có xu hướng đầu cơ rất nhiều. Thực tế cho thấy diễn biến của dòng vốn trong thời gian tới sẽ tương đối khó lường khi rủi ro về lạm phát, bong bóng tài sản và nợ.
Về vấn đề này, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cũng cảnh báo rằng, trong khi các ngành sản xuất kinh doanh trì trệ, thì việc thị trường chứng khoán, bất động sản “sốt nóng” là tín hiệu không tốt. Trong khi, gốc của nền kinh tế là sản xuất kinh doanh, cho nên dòng tiền đổ vào các lĩnh vực này quá lớn sẽ làm giảm nguồn lực để phát triển kinh tế nói chung.
Bài học từ các cuộc khủng hoảng tài chính trước đây, đến nay trong cơn suy thoái vì dịch bệnh, nhiều người không khỏi nghi ngại nguy cơ bong bóng tài sản một lần nữa xuất hiện. Điều khó khăn trong lúc này là diễn biến dịch còn phức tạp, bất định và mọi dự báo chỉ nằm trên lý thuyết, nếu không có sự điều tiết thận trọng có thể gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung.

Tin mới